Phong cách giao tiếp được biểu hiện ở 3 loại: Phong cách giao tiếp dân chủ; phong cách giao tiếp độc đoán; phong cách giao tiếp tự do. Mỗi loại phong cách lại có những biểu hiện riêng, cụ thể. Tìm hiểu về đặc điểm giao tiếp của bác sĩ, chúng tôi cũng dựa trên 3 phong cách giao tiếp trên.
Lấy ý kiến từ 72 ý kiến của BS tại Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu và một số khoa lâm sàng ở bệnh viện Bạch Mai và 9 NB đang điều trị tại bệnh viện đánh giá về mức độ biểu hiện các loại phong cách giao tiếp khác nhau của BS đối với NB (xem phụ lục ) theo thang điểm: Thường xuyên 4 điểm, thỉnh thoảng 3 điểm, rất ít 2 điểm, không bao giờ 1 điểm. Kết quả cho thấy:
Bảng 12: Biểu hiện phong cách giao tiếp của BS với NB (qua ý kiến đánh giá của BS và NB).
Các PCGT Biểu hiện của từng phong cách giao tiếp
Đánh giá của BS Đánh giá của BN ĐTB SD ĐTB SD A (Phong cách giao tiếp dân chủ)
1.Quan tâm, coi trọng, thông cảm
với hoàn cảnh của bệnh nhân 3.93 0.25 4.00 0.00
2.Luôn lắng nghe nguyện vọng, ý
kiến của bệnh nhân 3.91 0.27 4.00 0.00
3.Tôn trọng nhân cách của bệnh
nhân, gần gũi, cởi mở 2.51 0.91 4.00 0.00
4.Giải quyết kịp thời những nguyện
vọng chính đáng của bệnh nhân 3.88 0.31 3.47 0.50
B (Phong cách giao tiếp độc đoán)
5.Mục đích giao tiếp thường xuất
phát từ công việc 3.94 0.23 2.02 0.82
6.Nghiêm khắc, cứng rắn, thiếu mề
dẻo trong giao tiếp 3.75 0.46 2.50 0.87
7.Thường có những quyết định
riêng sau khi trao đổi với bệnh nhân 3.09 0.79 1.97 1.13 8.Cách đánh giá và hành vi ứng xử mang tính 1 chiều 3.05 0.90 1.40 1.04 C (Phong cách giao tiếp tự do)
9.Trong giao tiếp không làm chủ
được cảm xúc 2.40 0.88 1.40 1.04
10. Khi hoàn cảnh giao tiếp thay đổi
thì ứng xử cũng thay đổi 2.27 0.95 1.13 0.34
11. Mang tính tự phát, dễ dàng thay
đổi mục đích nội dung, đối tượng giao tiếp
1.97 0.87 1.27 0.69
12. Dễ dãi thường coi nhẹ các quy định tối thiểu về quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân
Để thực hiện được nhiệm vụ, khám chữa bệnh người BS không những phải có tính nhân đạo, sự tôn trọng nhân cách người bệnh, có năng lực chuyên môn, mà còn phải thể hiện được dự kiên quyết, quyết đoán dám chịu trách nhiệm. Nghĩa là các BS phải có những phong cách giao tiếp hợp lý.
Có sự thống nhất cao trong đánh giá của BS (chủ thể giao tiếp) và của NB (đối tượng giao tiếp) về biểu hiện các kiểu phong cách giao tiếp của BS với NB.
Đặc biệt ở phong cách giao tiếp dân chủ, cả 2 nhóm khách thể nghiên cứu đều có số điểm trung bình tương đương nhau. Ở phong cách giao tiếp độc đoán thì tỷ lệ điểm trung bình của 2 nhóm khách thể nghiên cứu khá là chênh lệch nhau, điểm trung bình của BS tự đánh giá luôn cao hơn những gì mà NB quan sát thấy được ở BS.
Qua những số liệu ta nhận thấy các đặc điểm phong cách giao tiếp dân chủ thường được các BS biểu hiện nhiều nhất. Điểm đánh giá trung bình của các đặc điểm phong cách này đều cao từ 2.51 điểm – 3.93 điểm .
Phong cách giao tiếp độc đoán điểm trung bình của BS đều cao hơn điểm trung bình của NB quan sát được cái biểu hiện đó. Tuy có sự chênh lệch nhau giãu 2 nhóm đánh giá về đặc điểm này nhưng nó lại có sự thống nhất giữa 2 nhóm khách thể nghiên cứu.
Các đặc điểm của phong cách giao tiếp tự do ít được các BS thể hiện nhất, vị trí đều được 2 nhóm thể hiện không có sự chênh lệch nhiều.
Như vậy có thể đánh giá chung là các BS tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu và một số khoa Lâm sàng tại bệnh viện Bạch Mai giao tiếp với NB theo phong cách dân chủ. Nhưng có 1 số BS giao tiếp với NB theo phong cách giao tiếp độc đoán hoặc phong cách giao tiếp tự do.
Phong cách giao tiếp của BS với NB được biểu hiện ở cả 3 loại: Phong cách giao tiếp độc đoán; phong cách giao tiếp dân chủ; phong cách giao tiếp tự do. Trong đó phong cách giao tiếp dân chủ là được bộc lộ nhiều nhất.
Những biểu hiện giao tiếp tích cực thuộc về phong cách giao tiếp
Nghiên cứu những biểu hiện giao tiếp tích cực thuộc về phong cách giao tiếp, chúng tôi dựa vào ý kiến đánh giá, nhận xét của BS (chủ thể giao tiếp) và NG (đối tượng giao tiếp) về những phẩm chất cần có của BS trong giao tiếp với NB. Trên cơ sở đó xây dựng một hệ thống những phẩm chất quan trọng nhất, thể hiện một phong cách giao tiếp đặc thù của người BS giúp họ giao tiếp tích cực hơn với NB.
Lấy ý kiến tự đánh giá của BS và NB về mức độ cần thiết của các phẩm chất giao tiếp (xem phụ lục1.1 và 1.2 câu 15, câu 11) đánh giá ở 4 mức độ: Rất cần 4 điểm; cần 3 điểm; ít cần 2 điểm; không cần 1 điểm. Kết quả thu được là:
Bảng 13: Đánh giá mức độ cần thiết các phẩm chất giao tiếp của BS với NB. Stt Phẩm chất Bác sĩ Ngƣời bệnh ĐTB SD ĐTB SD 1 Tôn trọng 3.81 0.42 3.79 0.40 2 Hợp tác, quan tâm 3.66 0.47 3.31 0.63 3 Kiềm chế, bình tĩnh 3.69 0.46 3.22 0.42 4 Vị tha 3.40 0.62 3.11 0.75 5 Nghiêm khắc 3.29 0.63 2.02 0.15 6 Đồng cảm có thiện ý 3.38 0.61 3.84 0.42
7 Cương quyết, quyết đoán 3.38 0.59 2.22 0.42
8 Công bằng 3.47 0.50 3.34 0.52 9 Cứng rắn 3.12 0.73 2.25 0.43 10 Thẳng thắn 3.31 0.57 3.09 0.70 11 Trung thực 3.41 0.62 3.63 0.48 12 Khiêm tốn, giản dị 3.41 0.66 3.97 0.15 13 Tin tưởng 3.47 0.58 3.65 0.47 14 Chủ động, nhiệt tình 3.36 0.63 3.75 0.43
15 Mềm dẻo, linh hoạt 3.51 0.60 3.36 0.48
16 Lịch sự, tế nhị 3.55 0.55 3.54 0.50
Qua bảng số liệu cho thấy, hầu hết các phẩm chất này đều được các BS đánh giá ở mức cần hoặc rất cần. Và điểm trung đều từ 3.0 điểm trở lên. Trong đó 5 phẩm chất được BS đánh giá cao có điểm trung bình cao nhất là: Tôn trọng (ĐTB= 3.81điểm); Kiềm chế, bình tĩnh (ĐTB = 3.69 điểm); Hợp tác, quan tâm (ĐTB = 3.66 điểm); Lịch sự, tế nhị (ĐTB = 3.55 điểm); Mềm dẻo, linh hoạt (ĐTB = 3.51 điểm).
Đánh giá từ phía bệnh nhân, hầu hết NB đều đánh giá ở mức cần và rất cần chỉ trừ có 1 số nguyên tắc mà ta thấy trong bảng xếp thấp hơn các nguyên tắc khác đó là: Nghiêm khắc (ĐTB = 2.02 điểm); Cương quyết, quyết đoán (ĐTB = 2.22 điểm); Cứng rắn (ĐTB = 2.25 điểm). Còn lại là đều có điểm trung bình từ 3.0 trở lên và 5 phẩm chất mà NB đánh giá cao về BS có điểm trung bình cao nhất là: Tôn trọng (ĐTB = 3.79 điểm); Khiêm tốn, giản dị (ĐTB = 3.97 điểm); Chủ động, nhiệt tình (ĐTB = 3.75 điểm); Lịch sự, tế nhị (ĐTB = 3.54 điểm); Tin tưởng (ĐTB = 3.65 điểm).
Nhìn chung đánh giá của BS về mức độ cần thiết các phẩm chất giao tiếp cao hơn nhóm NB. Điểm trung bình của từng phẩm chất cao hơn từ (0.10 đến 0.35). điều này cho thấy các BS tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu và một số khoa Lâm sàng tại bệnh viện Bạch Mai thể hiện những phẩm chất giao tiếp này cao hơn sự đánh giá của NB.
Có sự thống nhất chung của 2 nhóm khách thể nghiên cứu về đánh giá biểu hiện của các phẩm chất, qua bảng đánh giá ta cũng nhận thấy cũng có thể do NB chưa hiểu hết được các phẩm chất này của BS nên họ mới chỉ đánh giá ở mức độ khá.
Tóm lại: Tất cả các phẩm chất giao tiếp trên đều cần thiết đối với BS trong quá trình giao tiếp với NB tuy mức độ có khác nhau.
Kết quả đánh giá của BS và NB về các phẩm chất này có sự thống nhất liên quan chặt chẽ với nhau.
Từ những nghiên cứu biểu hiện giao tiếp tích cực trong phong cách giao tiếp của BS với NB có thể rút ra nhận xét như sau:
Quá trình khám chữa bệnh đòi hỏi các BS cần có những biểu hiện kỹ năng giao tiếp phù hợp với từng quá trình.
+ Những yêu cầu về biểu hiện các kỹ năng giao tiếp quan trọng nhất với BS trong quá trình khám bệnh là:
1, Thể hiện tác phong thận trọng, nghiêm túc, mẫu mực trước NB. 2, Luôn chú ý ăn mặc gọn gàng, sách sẽ nơi khám bệnh.
3, Chủ động tạo nét mặt, ánh mắt niềm nở, có thiện ý với người bệnh. 4, Biết tránh những lời nói hành vi, cử chỉ gây ra sự lo lắng của NB. 5, Biết tạo ra không khí thân mật, gần gửi với NB.
+ Những yêu cầu về biểu hiện các kĩ năng giao tiếp quan trọng nhất trong quá trình điều trị bệnh là:
1, Có khả năng hiểu rõ bệnh sử, tiến trình điều trị của từng NB trước khi đi buồng.
2, Thể hiện sự suy nghĩ và cân nhắc kỹ để đưa ra những lời khuyên hợp lý cho NB.
3, Không biểu hiện quát tháo xúc phạm NB. 4, Biết động viện khích lệ NB kiên trì chữa bệnh
5, Biết an ủi đúng lúc, có khả năng làm giảm bớt sự đau khổ, nỗi lo âu vì bệnh của NB.
- Đánh giá về phong cách giao tiếp tích cực của BS qua 17 phẩm chất giao tiếp như đã nghiên cứu, trong đó có 5 phẩm chất quan trọng nhất là:
1, Tôn trọng
2, Tận tình, chu đáo 3, Quan tâm đồng cảm 4, Kiên trì, thận trọng 5, Lịch sự tế nhị
Giao tiếp tích cực với NB, người thầy thuốc phải có một quá trình giao tiếp đó diễn ra theo một chu trình khám, chữa bệnh, tiến hành đồng thời cùng với các bước của khám bệnh, chữa bệnh thực hiện trong sự tác động qua lại với người bệnh.
Tóm lại:
Qua phân tích kết quả nghiên cứu một số đặc điểm giao tiếp của BS với NB tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu và một số khoa lâm sàng tại bệnh viện Bạch Mai trong quá trình khám chữa bệnh như sau:
Đặc thù nghề nghiệp của BS được biểu hiện rõ ở nội dung giao tiếp của họ với NB. Các chủ đề giao tiếp của BS là rất phong phú, trong đó những chủ đề về chuyên môn được đề cập nhiều nhất.
Phạm vi giao tiếp của BS không đồng đều, có liên quan tới tuổi nghề của họ.
Thời điểm giao tiếp với người bệnh của các BS gắn chạt với thời điểm thực hiện những công việc chuyên môn. Các BS ít giao tiếp với NB vào những lúc không đòi hỏi làm việc trực tiếp với NB.
Nghiên cứu khả năng giao tiếp của các BS cho thấy, ở họ khả năng giao tiếp chung chỉ đạt ở mức trung bình khá. Còn những kĩ năng, kĩ xảo đặc thù, cần thiết trong quá trình giao tiếp với người bệnh thì đã đạt ở mức khá. Những kĩ năng, kĩ xảo này có liên quan chặt chẽ với tuổi nghề, kinh nghiệm của BS.
Phong cách giao tiếp của các BS với NB được biểu hiện ở 3 loại: phong cách giao tiếp dân chủ; phong cách giao tiếp độc đoán; phong cách giao tiếp tự do. Trong phong cách giao tiếp dân chủ được các BS biểu hiện nhiều nhất.
Giao tiếp tích cực của BS được biểu hiện qua các kĩ năng và phẩm chất giao tiếp của họ. Trong khi nghiên cứu hệ thống các kĩ năng giao tiếp và phẩm chất giao tiếp tích cực của BS, đã chỉ ra những kĩ năng cần thiết nhất trong quá trình khám chữa bệnh, những phẩm chất giao tiếp cần thiết nhất trong quá trình giao tiếp với BN.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ