Phạm vi giao tiếp, thời điểm và mục đích giao tiếp của bác sĩ vớ

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm giao tiếp của bác sĩ với bệnh nhân trong quá trình khám, chữa bệnh tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu và một số khoa Lâm sàng tại Bệnh viện (Trang 49)

dạng, trong đó những chủ đề liên quan đến chuyên môn về y học thường được các BS đề cập nhiều nhất.

3.1.2. Phạm vi giao tiếp, thời điểm và mục đích giao tiếp của bác sĩ với người bệnh với người bệnh

a. Về phạm vi giao tiếp

Nghiên cứu phạm vi giao tiếp với người bệnh của 72 bác sĩ trên 3 mức độ: rộng – có quan hệ giao tiếp rộng rãi với tất cả các BN; trung bình - quan hệ giao tiếp với những BN mình phụ trách; hẹp – chỉ quan hệ giao tiếp với những BN nếu thấy cần thiết (phụ lục 5.1), kết quả cho thấy:

Bảng 2: Phạm vi giao tiếp của bác sĩ với bệnh nhân

Stt Nội dung

Thâm niên công tác Tổng (%) > 5 năm (%) Từ 5 - 10 năm (%) < 10 năm (%)

1. Giao tiếp rộng rãi với tất

cả các bệnh nhân 16.6 16.6 22.2 55.4

2. Giao tiếp với một số bệnh

nhân mình phụ trách 15.2 12.5 9.7 37.4

3. Chỉ giao tiếp với bệnh

Bảng số liệu cho thấy, nhìn chung Bác sĩ tại Trung tâm YHHN&UB và một số khoa Lâm sàng tại Bệnh viện Bạch Mai có phạm vi giao tiếp tương đối rộng. Cụ thể: 55.4% giao tiếp rộng rãi với tất cả người bệnh. Bởi có rất nhiều người bệnh đến thăm khám và họ cũng có nhu cầu muốn được trao đổi hoặc tư vấn thêm những thông tin liên quan đến sức khỏe. Do đó bên cạnh những công việc chuyên môn, các bác sĩ cũng có phạm vi giao tiếp tương đối rộng. Bên cạnh đó, do tính chất chuyên môn, nên các bác sĩ cần phải tập trung vào đối tượng người bệnh mà mình trực tiếp phụ trách, vì vậy có 37.4% bác sĩ “giao tiếp với một số bệnh nhân mình phụ trách”, và đây cũng là điều hết sức dễ hiểu. Chỉ có 7.2% bác sĩ có quan hệ giao tiếp ở phạm vi hẹp đối với các người bệnh.

So sánh trong từng nhóm khách thể, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ này có sự khác nhau nhất định. Nhóm bác sĩ công tác từ 10 năm trở lên có quan hệ giao tiếp rộng rãi với người bệnh hơn 2 nhóm bác sĩ còn lại (<10 năm là 22.2%; >5 năm: 16.6%; từ 5 – 10 năm: 16.6%). Như vậy có thể lý giải rằng, với thời gian làm việc lâu hơn, các BS có nhiều kiến thức chuyên môn, nhiều kiến thức về đời sống xã hội, và đặc biệt kinh nghiệm ứng xử với người bệnh trong quá trình thăm khám và điều trị nhiều hơn. Do đó, nhóm bác sĩ này dễ dàng nắm bắt tâm lý người bệnh và cũng được bệnh nhân mong muốn gặp và trao đổi nhiều hơn. Thực tế qua khảo sát tại bệnh viện Bạch Mai chúng tôi được biết, nhu cầu của người bệnh mong muốn được thăm khám bởi các bác sĩ có kinh nghiệm thường cao hơn, nhất là bác sĩ có chức danh, học hàm cao như Tiến sĩ, Phó giáo sư, Giáo sư: “chúng tôi đến đây khám và chữa bệnh, chúng tôi thấy yên tâm hơn khi biết bác sĩ đang khám và điều trị cho mình là người có học hàm học vị cao và có tay nghề lâu năm” (Bệnh nhân Văn Thị Như Tr. Viện Tim mạch). Có thể nói đây cũng là tâm lý hết sức dễ hiểu của người bệnh.

Như vậy, trong giao tiếp với người bệnh, chính những kinh nghiệm trong nghề nghiệp của các bác sĩ đã giúp cho họ tự tin hơn trong khám chữa

bệnh và giao tiếp với người bệnh. Sự khác biệt này có thể được lý giải bởi một lý do khác nữa đó là: phạm vi giao tiếp của các bác sĩ phụ thuộc vào cương vị công tác hiện tại của họ. Đa số các bác sĩ có kinh nghiệm từ 10 năm trở lên, hiện tại, đang giữ các cương vị chủ chốt trong khoa, bệnh viện. Chính vì điều này nên chức trách, trách nhiệm của họ ở tầm cao hơn, tầm bao quát người bệnh phải rộng hơn, vì vậy, họ có mối quan hệ giao tiếp rộng hơn so với các nhóm bác sĩ khác.

Ngược lại, chúng tôi chỉ thấy có 2.8% các bác sĩ trên 10 năm kinh nghiệm và 0.3% các BS dưới 5 năm kinh nghiệm công tác có quan hệ giao tiếp với người bệnh ở phạm vi hẹp. Trên thực tế, những BS có kinh nghiệm lâm sàng dưới 5 năm thường được giao phụ trách từng phòng bệnh. Họ có trách nhiệm khám chữa bệnh, chịu trách nhiệm về chuyên môn và về kết quả điều trị đối với bệnh nhân thuộc phòng mình phụ trách. Sự giao tiếp của nhóm BS này vì thế được giới hạn trong một nhóm người bệnh cụ thể. Cơ hội để họ tiếp xúc rộng rãi với người bệnh ở các phòng khác, chuyên khoa khác là ít hơn rất nhiều so với những BS đã công tác từ 10 năm trở lên. Tuy nhiên, chính bởi điều đó, các BS thuộc nhóm này lại có thời gian giao tiếp thường xuyên với người bệnh do mình phụ trách, điều này cũng giúp chất lượng khám chữa bệnh của họ ngày càng tốt hơn.

Biểu đồ 1: So sánh phạm vi giao tiếp về kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ

Chúng ta thấy rằng, với các bác sĩ dưới 5 năm kinh nghiệm lâm sàng, quá trình học hỏi, bổ sung kiến thức cũng như kinh nghiệm y học là hết sức cần thiết và là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của người BS. Vậy nên, qua giao tiếp với bệnh nhân, họ dần trở nên tự tin hơn. Để làm được điều đó, nhóm bác sĩ này luôn cố gắng, tích cực mở rộng các mối quan hệ giao tiếp với các người bệnh. Ngoài ra, cũng cần phải nói rằng, phần lớn các BS có tuổi nghề còn thấp là các BS trẻ. Họ, với sức mạnh, lòng nhiệt thành và ý chí tiến thủ, vươn lên trong học tập, trong công việc, luôn là những người có ý thức rõ ràng về trách nhiệm của bản thân trong nghề nghiệp và về hiệu quả của quá trình giao tiếp giữa BS và người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh tại bệnh viện. Đây là lớp người góp phần nâng cao uy tín của bệnh viện và tạo niềm tin không nhỏ cho người bệnh khi đến khám chữa bệnh.

Tóm lại, các BS có tuổi nghề khác nhau, quan hệ giao tiếp sẽ khác nhau. Chúng tôi nhận thấy tuổi nghề càng cao thì phạm vi giao tiếp càng rộng, tuổi nghề càng thấp thì phạm vi giao tiếp với người bệnh thường là thu hẹp lại. Phạm vi giao tiếp của các BS là đồng đều nhau, đa số có quan hệ giao tiếp

với người bệnh ở phạm vi rộng và trung bình. Như vậy, có thể đánh giá chung phạm vi giao tiếp của các bác sĩ ở mức độ rộng.

Bên cạnh đó, điều này có liên quan đến thời gian công tác chuyên môn của họ. Tuổi nghề càng thấp thì phạm vi giao tiếp với người bệnh càng rộng. Tuổi nghề càng cao thì có phạm vi giao tiếp không đồng đều so với các bác sĩ có tuổi kinh nghiệm lâm sàng thấp. Các bác sĩ càng công tác lâu năm, cương vị công tác càng cao, chức trách càng lớn thì phạm vi giao tiếp với người bệnh càng phong phú hơn. Các bác sĩ có ít năm công tác, họ chỉ giới hạn với những người bệnh mình phụ trách vì vậy phạm vi giao tiếp với người bệnh trong bệnh viện không rộng như những bác sĩ có kinh nghiệm lâm sàng lâu năm. Do đó có thể nói rằng phạm vi giao tiếp của bác sĩ với người bệnh xuất phát từ những yêu cầu cả khách quan và chủ quan.

b. Thời điểm giao tiếp của bác sĩ với người bệnh

Tính chất công việc cùng với những yêu cầu chuyên môn của người bác sĩ đã dẫn tới những đặc trưng riêng về thời điểm giao tiếp của họ với người bệnh. Đánh giá giao tiếp của 72 bác sĩ với người bệnh trong những thời điểm khác nhau (Phụ lục 1.1 câu 9)theo các mức độ: thường xuyên=4 điểm; thỉnh thoảng=3 điểm; rất ít=2 điểm; không bao giờ=1 điểm). Chúng tôi khảo sát các BS giao tiếp với NB ở những thời điểm khác nhau: lúc thăm khám; lúc cho thuốc; lúc điều trị; trước và sau giờ thăm khám cho thuốc và điều trị; lúc nghỉ ngơi tự do; ngoài giờ hành chính đối với BS trực. Cụ thể bằng bảng số liệu sau đây:

Bảng 3: Thời điểm giao tiếp của bác sĩ với ngƣời bệnh

Mức độ giao tiếp

Thời điểm giao tiếp

Thƣờng xuyên (%) Thỉnh thoảng (%) Rất ít (%) Không bao giờ (%)

Lúc thăm khám và cho thuốc, điều trị 98.6 1.4 0.0 0.0

Trước và sau giờ thăm khám và điều trị 37.5 55.5 6.9 0.0

Lúc bệnh nhân nghỉ ngơi 4.2 56.9 30.5 8.3

Ngoài giờ hành chính 16.7 50.0 37.5 8.3

Có tới 98.6% các BS giao tiếp với thường xuyên với người bệnh vào thời điểm thăm khám và cho thuốc, điều trị. Còn các thời điểm khác nhau thì tỷ lệ này ở mức trung bình và thấp (37.5%; 4.2%; 16.7%).

Bên cạnh đó, chiếm một tỷ lệ tương đối lớn BS lựa chọn mức độ thỉnh thoảng giao tiếp với các người bệnh ở các thời điểm: lúc bệnh nhân nghỉ ngơi (56.9%); Trước và sau giờ thăm khám và điều trị (55.5%); ngoài giờ hành chính (50%). Điều này cũng rất quan trọng, giúp bác sĩ có thể nắm bắt thêm về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trong quá trình điều trị, như: tình trạng ăn uống, việc uống thuốc đúng giờ, tiến triển bệnh... Đồng thời, cũng giúp củng cố thêm mối quan hệ 2 chiều giữa bệnh nhân và bác sĩ: người bệnh có cơ hội được trao đổi với bác sĩ, được nói ra những mong muốn nguyện vọng của bản thân liên quan đến bệnh tình sức khỏe...

Ngoài ra chúng tôi thấy có 37.5% các BS rất ít giao tiếp với bệnh nhân ngoài giờ hành chính và có 30.5% rất ít giao tiếp với NB lúc họ nghỉ ngơi. Bởi đây cũng là thời gian bác sĩ cần nghỉ ngơi sau những giờ làm việc khá căng thẳng.

Nhìn chung kết quả cho thấy: giao tiếp của BS với NB là xuất phát chính từ tính chất công việc. Mức độ giao tiếp của họ gắn liền với những thời

điểm phải làm việc trực tiếp với NB. Các BS thường xuyên giao tiếp với NB vào thời điểm khám và chữa bệnh. Còn những thời điểm ít phải làm việc trực tiếp với NB, họ chỉ giao tiếp với NB trong những trường hợp cần thiết. BS Nguyễn Thị H (khoa Nội tiết đái tháo đường) chia sẻ “Thực sự một ngày chúng tôi tiếp xúc hàng trăm người bệnh trên một ngày nên cũng rất mệt mỏi. Chính vì thế mà chúng tôi chỉ tiếp xúc với người bệnh chủ yếu là khi chúng tôi đi thăm khám và điều trị trong giờ hành chính, còn khi người bệnh nghỉ ngơi hay hết giờ hành chính thì thường chúng tôi cũng phải tranh thủ nghỉ ngơi để lấy lại sức”.

Nhìn chung thời điểm giao tiếp của các bác sĩ với người bệnh thường gắn liền với công việc chuyên môn. Việc giao tiếp của bác sĩ với người bệnh nhằm mục đích việc khám, chữa bệnh. Thời gian còn lại các bác sĩ tập trung cho công việc chuyên môn của họ. Và trên thực tế, bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai làm việc khá vất vả. Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy, hàng ngày họ phải tiếp xúc, trao đổi với rất nhiều người bệnh, nhu cầu người bệnh đến thăm khám tại bệnh viện tuyến trung ương ngày một lớn. Hiện nay, có những chuyên khoa quá tải lớn như tại Trung tâm YHHN&UB là 232%; khoa Cấp cứu là 243%; Viện tim mạch số lượng quá tải là 174%... Thậm chí, có bác sĩ phải thăm khám đến hơn 100 người bệnh trong một ngày (Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế năm 2011). Nên rõ ràng công việc của bác sĩ tại bệnh viện Bạch Mai khá vất vả; đòi hỏi phải có sức khỏe để làm việc hiệu quả.

Kết quả đánh giá giữa các nhóm bác sĩ về mức độ giao tiếp có sự chênh lệch nhau là không đáng kể. Tuy nhiên một điều dễ nhận thấy là: mức độ giao tiếp của các bác sĩ có xu hướng tăng theo tuổi nghề nghiệp của họ, bác sĩ càng có kinh nghiệm lâm sàng lâu thì mức độ giao tiếp với người bệnh càng cao hơn. Có thể giải thích điều này như sau:

- Cương vị, chức trách của các bác sĩ có tuổi nghề cao đòi hỏi họ phải thường xuyên tiếp xúc, trao đổi với người bệnh.

- Thời gian làm việc là một trong những yếu tố gắn bó thêm mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân.

- Thường các bác sĩ có thâm niên công tác càng cao thì cuộc sống và sự nghiệp càng ổn định, lòng yêu nghề được củng cố vì vậy họ dành nhiều thời gian, tâm sức với người bệnh hơn.

Điều này, một lần nữa, khẳng định thêm tính chính xác của các số liệu ở mục a, phần 3.1.2.

Khi so sánh về mức độ giao tiếp trong cùng thời điểm của bác sĩ với người bệnh theo giới, kết quả cho thấy:

Bảng 4. So sánh thời điểm giao tiếp theo giới

Thời điểm giao tiếp Giới ĐTB SD

Lúc thăm khám và điều trị Nam 3.96 0.18

Nữ 4.00 0.00

Trước và sau giờ thăm khám điều trị Nam 3.30 0.65

Nữ 3.33 0.57

Lúc bệnh nhân nghỉ ngơi Nam 2.63 0.71

Nữ 2.50 0.7

Ngoài giờ hành chính Nam 2.73 0.98

Nữ 2.54 0.77

Khi so sánh về mức độ giao tiếp trong cùng thời điểm với người bệnh theo giới, chúng tôi nhận thấy: nhìn chung có sự tương đương nhau giữa 2 khách thể, có những thời điểm có sự khác nhau nhưng không đáng kể. Cụ thể điểm trung bình cao nhất ở cả bác sĩ nam và bác sĩ nữ có mức độ giao tiếp thường xuyên với người bệnh trong lúc khám và điều trị (ĐTB =4.00 điểm BS Nữ; ĐTB=3.96 điểm BS Nam). Ở thời điểm “Trước và sau giờ thăm khám” mức độ này tương đương như nhau (ĐTB=3.30 điểm BS Nam và 3.33 điểm BS Nữ). Tuy nhiên, ở 2 thời điểm khác mức độ giao tiếp của bác sĩ với người bệnh thấp hơn, gần với mức độ thỉnh thoảng (phù hợp với thời gian nghỉ ngơi

của người bệnh), nhưng chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt tương đối rõ rệt. Lúc bệnh nhân nghỉ ngơi: mức độ giao tiếp của bác sĩ nam (ĐTB=2.63điểm) cao hơn bác sĩ nữ (ĐTB=2.50 điểm) và “Ngoài giờ hành chính”: mức độ giao tiếp của bác sĩ nam (ĐTB=2.73 điểm) cũng cao hơn bác sĩ nữ (ĐTB=2.54 điểm). Điều này cũng dễ hiểu, vì các bác sĩ nữ, ở họ luôn có những vai trò khác nhau cùng một lúc, họ vừa đảm nhận các công việc chuyện môn tại cơ quan và vừa phải đảm nhận công việc gánh vác to lớn ở nhà như buổi trưa tranh thủ đi đón con, đưa con đi học, nấu nướng... Chính vì thế phần lớn các bác sĩ nữ tại bệnh viện Bạch Mai thường về nhà vào buổi trưa.

c. Về mục đích giao tiếp

Như đã phân tích ở nội dung trên, quá trình giao tiếp của bác sĩ không những giúp họ tạo mối quan hệ thân thiết với bệnh nhân mà còn để nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh. Cùng với sự quan sát về mặt lâm sàng (những biểu hiện trên cơ thể người bệnh như: sắc mặt, ánh mắt...), người bác sĩ rất cần hỏi thêm bệnh nhân để thu thập thông tin nhằm phát hiện ra đúng bệnh. Để hiểu rõ hơn về điều này, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi cho bác sĩ “Trong quá trình khám và điều trị bệnh, anh/chị giao tiếp với bệnh nhân với mục đích gì?”. Kết quả thu được như sau:

Bảng 5: Mục đích giao tiếp của bác sĩ với bệnh nhân

Mục đích giao tiếp của bác sĩ ĐTB SD

Nắm rõ hơn bệnh sử của bệnh nhân 2.97 0.16

Chẩn đoán bệnh nhanh hơn 2.93 0.25

Đưa ra phác đồ điều trị hợp lý hơn 2.97 0.16

Tạo nên sự tin tưởng yên tâm của bệnh nhân 2.91 0.27

Tạo không khí đầm ấm giữa bác sĩ và bệnh nhân 2.72 0.48

Kết quả điều trị nhanh hơn 2.76 0.42

Như vậy, kết quả điểm trung bình của các mệnh đề thu được tương đối cao, tương đương với mức độ từ “tương đối đúng” đến “hoàn toàn đúng” mà

chúng tôi đưa ra. Trong đó cao nhất là mệnh đề “Nắm rõ hơn bệnh sử của bệnh nhân” (ĐTB=2.97 điểm) và mệnh đề “Đưa ra phác đồ điều trị hợp lý hơn” (ĐTB=2.97 điểm). Có thể nói, đây là mục đích quan trọng nhất của quá trình thăm khám và điều trị của bác sĩ. Bởi để thu thập những thông tin về

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm giao tiếp của bác sĩ với bệnh nhân trong quá trình khám, chữa bệnh tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu và một số khoa Lâm sàng tại Bệnh viện (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)