0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Đặc điểm giao tiếp của bác sĩ với người bệnh trong quá trình

Một phần của tài liệu MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA BÁC SĨ VỚI BỆNH NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH KHÁM, CHỮA BỆNH TẠI TRUNG TÂM Y HỌC HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU VÀ MỘT SỐ KHOA LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN (Trang 36 -36 )

1.3.2.3. Đặc điểm giao tiếp của bác sĩ với người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh khám chữa bệnh

Có thể nói giao tiếp của bác sĩ là không thể thiếu được trong quá trình khám chữa bệnh. Vì vậy, trong nghiên cứu giao tiếp giữa bác sĩ với người bệnh, cần thiết phải khai thác những khía cạnh liên quan một số đặc điểm giao tiếp có ảnh hưởng tới kết quả khám chữa bệnh. Vì vậy hướng nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào:

a. Nội dung phạm vi và thời điểm giao tiếp

Nội dung giao tiếp là muốn nói đến những vấn đề mà các bác sĩ đưa ra trao đổi bàn bạc với người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh. Nội dung giao tiếp có liên quan đến đặc điểm đối tượng giao tiếp, diễn biến cũng như tính chất công việc trong khi giao tiếp. Vì vậy, những chủ đề mà được các bác sĩ đưa ra là rất phong phú và nhiều mặt.

- Trước hết giao tiếp để hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh nên bác sĩ thường trao đổi với người bệnh xung quanh triệu chứng của bệnh và cách phòng chữa bệnh.

- Tạo niềm tin cho người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh là một nội dung giao tiếp của bác sĩ, biểu hiện ở việc khích lệ động viên NB yên tâm chữa bệnh.

- Hiệu quả khám chữa bệnh phụ thuộc rất nhiều vào việc chấp hành chế độ chuyên môn của người bệnh. Điều trị này có được nhờ sự hướng dẫn, nhắc nhở, kiểm tra của người bác sĩ. Vì vậy những chế độ phải thực hiện, những quy định phải chấp hành trong quá trình khám chữa bệnh là nội dung giao tiếp mà người bác sĩ thường hay đề cập đến.

- Bác sĩ cũng là con người của đời thường, hòa nhập với xã hội. Mọi vấn đề của cuộc sống đều tác động đến họ. Vì vậy các vấn đề như: chuyện thời sự, văn hóa xã hội, thể thao, gia đình…cũng đi vào nội dung giao tiếp của họ.

Nghiên cứu về phạm vi giao tiếp là muốn tìm hiểu về giới hạn giao tiếp của bác sĩ với người bệnh rộng hay hẹp? có đặc điểm gì nổi bật?.

Nghiên cứu về thời điểm giao tiếp là muốn xác định khoảng thời gian nào thường diễn ra giao tiếp của bác sĩ với người bệnh, thời điểm giao tiếp có liên quan đến công việc của họ hay không? Mức độ giao tiếp có khác nhau trong những thời điểm khác nhau hay không?

b. Kỹ năng giao tiếp của bác sĩ.

Khi bàn về kỹ năng giao tiếp thì ta nhận thấy đa số các tác giả đề cập đến những khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, phương thức, phương pháp…) để giải quyết một nhiệm vụ mới [30, 109]. Thực chất của kỹ năng giao tiếp là sự phối hợp rất phức tạp các thao tác, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt…cùng với ngôn ngữ của chủ thể và được thực hiện trong quá trình giao tiếp và để đạt tới mục đích giao tiếp.

Từ những quan niệm này tôi cho rằng kỹ năng giao tiếp của bác sĩ với nguời bệnh là khả năng giao tiếp nhận thức đầy đủ những đặc điểm tâm lý người bệnh và của bản thân mình, đồng thời vận dụng kiến thức để giải quyết nhiệm vụ của giao tiếp, nhằm tới mục đích khám chữa bệnh.

Tuy nhiên giao tiếp của bác sĩ với người bệnh là nhằm mục đích khám, chữa bệnh những dấu ấn nghề nghiệp đã để lại trong những đặc điểm của kỹ năng giao tiếp. Vì vậy khi nghiên cứu kỹ năng giao tiếp của bác sĩ, chúng ta cần tìm thấy những kỹ năng giao tiếp cụ thể, cần thiết đối với họ, không những giúp họ giao tiếp tốt với người bệnh mà còn để nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh. Xuất phát từ thực hiện giao tiếp của bác sĩ với người bệnh trong quá trình khám, chữa bệnh, giao tiếp là để nhằm mục đích nhanh chóng hiểu người bệnh và phát hiện ra đúng bệnh. giao tiếp của bác sĩ không phải

chỉ để nhận thức, trao đổi thông tin với người bệnh mà còn phải có tác động chữa bệnh. Hơn nữa cuộc giao tiếp này lại diễn ra trong thời gian ngắn. Vì vậy tôi chia kỹ năng giao tiếp của bác sĩ với người bệnh thành các nhóm sau:

- Nhóm kỹ năng điều khiển đối tượng giao tiếp. Là kỹ năng biết cách thu hút đối tượng giao tiếp, biết chủ động đề xuất các vấn đề giao tiếp theo mục đích của người bác sĩ, biết tạo ra cảm xúc tích cực, những trạng thái hưng phấn cho người bệnh trong quá trình giao tiếp.

- Nhóm kỹ năng nhận thức của bác sĩ trong giao tiếp với người bệnh. Đây là khả năng bác sĩ dựa vào những cử chỉ, điệu bộ ngôn ngữ nét mặt bộc lộ ra bên ngoài của đối tượng giao tiếp để nhận thức đúng về bệnh tật của người bệnh.

- Kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp. Trong giao tiếp của bác sĩ với người bệnh thì phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên và có xen kẽ nhau. Nội dung lời nói tác động vào ý thức, còn ngữ điệu của nó thì tác động mạnh mẽ đến tình cảm. Người bác sĩ giao tiếp giỏi là người biết sử dụng phối hợp các phương tiện giao tiếp với liều lượng và cách thức thích hợp trong tình huống giao tiếp, làm giảm những cảm xúc tiêu cực, tăng những cảm xúc tích cực cho người bệnh.

- Kỹ năng điều khiển bản thân chủ thể giao tiếp. các bác sĩ làm chủ được bản thân, biết tự kiềm chế diễn biến tâm lý của mình và các phương pháp giao tiếp sao cho phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng mình giao tiếp, để đạt được mục đích giao tiếp.

- Nhóm các kỹ năng giao tiếp độc đáo của bác sĩ nhằm mục đích chữa bệnh. Bằng cách chủ động đưa ra những lời nói, những hành vi, cử chỉ…thích hợp, bác sĩ tác động vào nhận thức, tình cảm ý chí của người bệnh, nhằm tạo cho người bệnh niềm tin vượt qua mọi khó khăn quyết tâm chữa bệnh. Đây là nhóm những kỹ năng đặc thù, mang tính nghề nghiệp như một liệu pháp tâm lý mà các bác sĩ cần phải luyện thường xuyên.

Như vậy việc nghiên cứu kỹ năng giao tiếp của các bác sĩ là nhằm đánh giá khả năng giao tiếp nói chung và khả năng giao tiếp với người bệnh nói riêng của họ. Thấy được sự chi phối bởi hoạt động nghề nghiệp, yêu cầu chuyên môn tới sự hình thành các kĩ năng giao tiếp ở bác sĩ.

c.Phong cách giao tiếp của bác sĩ.

Theo A.Cubanova và M. Rakhmatulina, phong cách là toàn bộ những hệ thống phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng hành động tương đối ổn định, bền vững của mỗi cá nhân, chúng quy định sự khác biệt của mỗi cá nhân, giúp cá nhân thích nghi với môi trường sống thay đổi để tồn tại và phát triển [16, 16].

Như vậy, ta thấy phong cách thuộc về con người hay một nhóm người, thể hiện nét đặc trưng riêng trong hành động, được thực hiện bởi các cơ chế tâm lý, nhằm đạt kết quả cao trong hoạt động.

Phong cách giao tiếp của bác sĩ với bệnh nhân được biểu hiện ở 3 loại sau:

Phong cách giao tiếp dân chủ: Người bác sĩ có loại phong cách này luôn luôn quan tâm, coi trọng, thông cảm với mọi đặc điểm, hoàn cảnh của người bệnh; luôn lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người bệnh; gần gũi,thân mật với họ; luôn giải quyết hợp lý hợp tình những đề nghị chính đáng của người bệnh. Tạo mọi điều kiện để khám chữa bệnh cho người bệnh được thuận lợi.

Phong cách giao tiếp độc đoán: Ở loại phong cách này, bác sĩ thường xuất phát từ nội dung công việc, tỏ ra nghiêm khắc, thậm chí là thiếu tính mềm dẻo trong giao tiếp với người bệnh. Sau giao tiếp bác sĩ thường có những quyết định riêng chỉ dựa trên ý kiến của mình, cách đánh giá và hành vi ứng xử của họ chỉ mang tính một chiều.

Phong cách giao tiếp tự do: các BS có loại phong cách này thường dễ dãi coi nhẹ những quy định tối thiểu về quan hệ giữa bác sĩ với người

bệnh. Dễ dàng thay đổi mục đích thậm chí cả nội dung đối tượng giao tiếp, họ không làm chủ được cảm xúc, cách ứng xử luôn thay đổi.

Phong cách giao tiếp của bác sĩ với người bệnh không những chịu ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân bác sĩ, mà còn xuất phát từ những yêu cầu, những quy định chuyên môn; những chuẩn mực đạo đức của người bác sĩ và những đặc điểm của đối tượng giao tiếp. Phong cách giao tiếp của bác sĩ có những đặc điểm riêng biệt, khác với phong cách giao tiếp của các chủ thể hoạt động khác. Những đặc điểm riêng này được thể hiện rõ trong các phẩm chất giao tiếp của họ.

Đặc điểm giao tiếp của bác sĩ cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc. Tuy có một số nhà tâm lý học, xã hội học, tâm lý y học…có đề cập đến vấn đề này, song chủ yếu mới dừng lại ở việc xem xét các khía cạnh tâm lý của mối quan hệ giữa bác sĩ và người bệnh. Trong thực tế thì đây lại là vấn đề được xã hội ngày càng quan tâm.

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về phạm trù giao tiếp giữa bác sĩ với người bệnh. Trong nghiên cứu của mình tôi đã sử dụng khái niệm công cụ sau đây: Đặc điểm giao tiếp của bác sĩ với người bệnh là sự tiếp xúc tâm lý giữa chủ thể giao tiếp với đối tượng giao tiếp, trong đó bác sĩ nhận thức, trao đổi thông tin, thể hiện thái độ cảm xúc, ảnh hưởng và tác động đến người bệnh nhằm nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Đặc điểm giao tiếp của bác sĩ đối với người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh có nhiều đặc điểm riêng biệt cần nghiên cứu. Song do mục đích của đề tài nghiên cứu nhằm khai thác những khía cạnh tâm lý liên quan đến đặc điểm giao tiếp của bác sĩ với bệnh nhân có ảnh hưởng đến kết quả khám và chữa bệnh, nên chúng tôi tập trung vào nghiên cứu nội dung, phạm vi, thời điểm giao tiếp, đặc điểm về kỹ năng; kỹ xảo; và phong cách giao tiếp của bác sĩ với người bệnh. Chúng tôi coi giao tiếp giữa bác sĩ với người bệnh là một biểu hiện của nhu cầu người bác sĩ muốn nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

CHƢƠNG II

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA BÁC SĨ VỚI BỆNH NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH KHÁM, CHỮA BỆNH TẠI TRUNG TÂM Y HỌC HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU VÀ MỘT SỐ KHOA LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN (Trang 36 -36 )

×