Giao tiếp giữa bác sĩ với người bệnh (NB) có đặc thù nghề nghiệp riêng, khác với các môi trường giao tiếp khác. Do đó, quá trình giao tiếp, trò chuyện của bác sĩ với bệnh nhân chủ yếu xoay quanh vấn đề chữa trị, phục hồi... của người bệnh.
Trong phần này, chúng tôi muốn bàn đến những nội dung mà các bác sĩ trao đổi, bàn bạc với người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh. Nội dung giao tiếp đóng vai trò quan trọng, có liên quan đến diễn biến cũng như tính chất công việc trong khi giao tiếp. Trước hết, với mục đích giao tiếp, để hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh, bác sĩ thường trao đổi với người bệnh xung quanh triệu chứng của bệnh và cách phòng chữa bệnh. Nhằm tạo niềm tin cho người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh, đây là một yếu tố quan trọng, biểu hiện ở việc bác sĩ khích lệ động viên NB yên tâm chữa bệnh.
Kết quả nghiên cứu về nội dung giao tiếp giữa bác sĩ với người bệnh được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Nội dung giao tiếp của bác sĩ với bệnh nhân trong quá trình khám chữa bệnh
TT Nội dung giao tiếp ĐTB SD
1. Những vấn đề xoay quanh triệu chứng của bệnh nhân 3.98 0.11
2. Cách phòng chống bệnh tật 3.94 0.23
3. Những chế độ điều trị mà bệnh nhân phải thực hiện 3.98 0.11 4. Những quy định mà bệnh nhân phải chấp hành 3.68 0.55 5. Động viên khích lệ bệnh nhân tin tưởng yên tâm điều trị 3.87 0.33
6. Kết quả điều trị 3.90 0.29
7. Các chi phí phát sinh khi nằm viện 3.20 0.74
Bảng số liệu cho thấy, những nội dung được các bác sĩ trao đổi với người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh khá phong phú và đa dạng. Được đề cập nhiều nhất là những thông tin liên quan trực tiếp đến chuyên môn và mục đích thăm khám của bác sĩ, cụ thể: có mức độ lựa chọn cao nhất là “những vấn đề xoay quanh triệu chứng của bệnh nhân” (ĐTB=3.98) và “những chế độ điều trị mà bệnh nhân phải thực hiện” (ĐTB=3.98). Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc thù công việc, nghĩa là việc trao đổi giữa bác sĩ và người bệnh về bệnh tình của họ là nội dung chủ yếu nhất. Bên cạnh đó, mức độ lựa chọn cao thứ hai là “trao đổi với bệnh nhân về cách phòng chống bệnh tật” (ĐTB=3.94), kết quả điều trị (ĐTB=3.90). Còn những vấn đề mà BS ít đề cập đến trong quá trình khám và chữa bệnh cho bệnh nhân với điểm trung bình thấp là “chuyện thời sự văn hóa, xã hội” (ĐTB=2.41). Mặc dù nội dung này thường không liên quan đến công việc khám chữa bệnh, tuy nhiên điều này cũng tạo bầu không khí thoải mái, cởi mở giữa bác sĩ với người bệnh.
Có thể nói, những nội dung giao tiếp giữa bác sĩ và người bệnh đều hướng đến cách thức điều trị bệnh cho người bệnh và cũng thông qua cách trao đổi với người bệnh hàng ngày, các bác sĩ nhanh chóng nắm bắt được tình hình tiến triển của người bệnh khi nằm điều trị tại chuyên khoa của mình. Hiệu quả khám chữa bệnh phụ thuộc rất nhiều vào việc chấp hành phác đồ điều trị của người bệnh. Để có được điều này thì rất cần sự hướng dẫn, nhắc nhở, kiểm tra kịp thời của người bác sĩ. Do đó đây cũng chính là nội dung giao tiếp mà bác sĩ thường hay đề cập đến. Tuy nhiên, do tính chất công việc cũng như thời điểm tiến hành giao tiếp có những đặc thù riêng nên mức độ của các chủ đề giao tiếp được các BS đưa ra là không đồng đều nhau.
Để hiểu rõ hơn điều này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu ý kiến của bác sĩ: “Thực tế khi chúng tôi đi buồng, nội dung cần trao đổi nhiều nhất vẫn là bệnh tình của người bệnh, cần phải hỏi về tiến triển của bệnh, xem bệnh nhân còn đau nhiều hay ít, tiến triển như thế nào, hỏi xem tình trạng sức
khỏe của của họ ra sao sau khi phẫu thuật, hoặc cần hỏi bệnh nhân về tình hình nằm điều trị tại đây như thế nào. Nói chung chúng tôi phải hỏi người bệnh rất nhiều để phần nào đó ở họ thấy được sự quan tâm chăm sóc của bác sĩ đối với họ và thông qua đó chúng tôi cũng biết được thể trạng của người bệnh tiến triển nhanh hay chậm (BS. Nguyễn Thanh H chuyên khoa Hô hấp).
Như vậy, có thể khẳng định một lần nữa là các chủ đề giao tiếp của bác