Về tính cách, tính nết con người

Một phần của tài liệu So sánh cấu trúc - ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày - Thái ở Việt Nam (Trang 61)

D. Phân biệt thành ngữ với ca dao và dân ca

B. Về tính cách, tính nết con người

Với lối tư duy chung của người Việt Nam ưa sống theo nguyên tắc trọng tình cảm, hướng nội, hướng đến vẻ đẹp bên trong con người Cái nết đánh chết cái đẹp nên tính nết của con người luôn được quan tâm và chú trọng. Cộng với không gian sinh hoạt làng xóm (người Kinh) và bản mường (người Tày-Nùng) dẫn đến tính hay để ý, rèm pha nhau. Cho nên tính cách, tính nết của con người được mọi người quan tâm và được tập trung miêu tả khá rõ nét, tỉ mỉ.

ThN Việt: Hỗn như gấu (chỉ những đứa trẻ hỗn láo, ăn nói không đúng mực đối với người lớn tuổi)

Nhát như cáy (hết sức nhút nhát, hơi một tí là tỏ ra e thẹn hoặc sợ

sệt)

ThN Tày-Nùng: Ghề bặng mi gầu (ác dữ như gấu cái đang nuôi con - chỉ người đàn bà ác dữ không bình thường)

He cổ cáy thướn (nhát như gà rừng)

Quan sát những ví dụ trên ta thấy, cùng lấy hình ảnh con gấu, nhưng mỗi dân tộc lại biểu thị khác nhau. Con gấu trong thành ngữ Việt chỉ tính cách hỗn láo của trẻ con với người lớn, nhưng vào đến thành ngữ Tày-Nùng thì con gấu lại là loài thú hung dữ biểu thị cho người đàn bà ác. Hay cũng nói đến tính cách nhút nhát của con người, người Việt lấy hình ảnh con cáy, thỏ đế,... để biểu trưng cho tính cách đó, trong khi đó người Tày-Nùng lại lấy hình ảnh con gà rừng để chỉ tính nhút nhát của con người.

Nhìn chung, cũng giống như loạt thành ngữ nói về hình thức của con người, thành ngữ về tính cách của con người cũng chủ yếu nói về những tính cách xấu, những thói hư tật xấu của con người ở cả hai dân tộc bằng những hình ảnh con vật tiêu biểu cho mỗi vùng văn hóa khác nhau. Những tính cách đó, được các dân tộc đưa vào thành ngữ của mình qua liên tưởng các con vật khá đa dạng và phong phú:

- Tính ích kỷ, tham lam thì liên tưởng tới con giếc, con rô, con chó...: Tham con

giếc tiếc con rô,... trong thành ngữ Việt; Cúa pậu lẻ khỉ ma cúa rà lẻ ngà ngóoc (của

người thì cứt chó, của mình thì lạt buộc) trong thành ngữ Tày-Nùng.

- Tính tị nạnh, thích bới móc chuyện của người khác thì lại lấy sâu, bọ, trâu,...

để liên tưởng: Vạch lá tìm sâu, Bới bèo ra bọ, Cốc cặn chược vài, pjai căn phả lủa

(gốc bằng thừng trâu, ngọn bằng bàn mai - có bé xé ra to)...

- Tính bảo thủ, ngoan cố lại có chó, cà cuống,... làm con vật biểu trưng của mỗi

dân tộc: Chó đen giữ mực, Cà cuống chết đến đít còn cay, Ma kin xáy lòi kin váy (chó ăn trứng vẫn cứ ăn trứng),...

- Người có tâm địa độc ác, xấu xa thì có hình ảnh con rắn, gấu,...: Khẩu phật

tâm xà, Ghề bặn mi gầu (ác dữ như gấu bố mẹ - chỉ người đàn bà có tính ác dữ không

bình thường),...

- Còn tính nhút nhát có con cáy, thỏ,... trong thành ngữ Việt: Nhát như cáy, Gan

thỏ đế..; sử dụng hình thứcẩn dụ qua hình ảnh con hổ trong thành ngữ Tày-Nùng: Gàm

- Tính đua đòi, hợm hình qua biểu trưng con chó, con gà,...: Chó mặc váy lĩnh,

Cáy on khang (gà khoe đuôi)...

- Và tính chậm chạp, lề mề thì lấy con vật biểu trưng là rùa, sên trong thành ngữ Việt: Chậm như rùa, Chậm như sên,... và qua liên tưởng ẩn dụ về con ngựa trong thành ngữ Tày-Nùng: Khửn quân chắng slân đăng mạ (xuất quân mới xỏ sẹo ngựa ~ nước đến chân mới nhảy),...

Qua những tính cách tiêu biểu có trong thành ngữ, chúng tôi thấy, người Việt mượn hình ảnh các con vật: chó, cá, sâu bọ,... còn người Tày-Nùng lại lấy: chó, gấu, hổ, gà, ba ba,... Những con vật này lại mang đặc trưng của vùng địa lý, đó là vùng đồng bằng sông nước và vùng sinh thái thung lũng - trùng hợp với khu địa văn hóa của người Kinh và người Tày-Nùng:

Loài vật vùng đồng bằng, sông nước - người Việt: Trâu, giếc, rô, sâu, bọ, rùa,...

Loài vật vùng thung lũng, núi - người Tày-Nùng: Gấu, ba ba, trâu, hổ, cáo,...

Trong đó có những con vật giao thoa giữa hai môi trường sinh thái đều được người Việt và người Tày-Nùng đưa vào trong thành ngữ của mình: Trâu, chó, gà...

Với những đặc tính này, chúng ta thấy được tư duy nhìn nhận con vật phản ánh trong thành ngữ giữa người Việt và Tày-Nùng là khác nhau. Nếu như khi đem con vật biểu trưng cho tính cách của con người thì người Việt dẫn loạt con vật sống trong vùng đồng bằng sông nước trong khi đó người Tày-Nùng lại đưa ra những con vật sống trong vùng sinh thái thung lũng để miêu tả tính cách của con người.

Một phần của tài liệu So sánh cấu trúc - ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày - Thái ở Việt Nam (Trang 61)