Đặc điểm thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng

Một phần của tài liệu So sánh cấu trúc - ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày - Thái ở Việt Nam (Trang 45)

D. Phân biệt thành ngữ với ca dao và dân ca

A.Đặc điểm thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng

Ngay trong phần tiêu chí phân loại thành ngữ của luận văn, chúng tôi đã dựa vào phép so sánh và phép ẩn dụ hóa để chia vốn thành ngữ thành thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ hóa. Trong thành ngữ nói chúng thì tính hình tượng của thành ngữ được thể hiện rõ nét nhất. Bởi các thành ngữ rất giàu sắc thái tu từ, là lối nói ví von so sánh mượn hình ảnh nhẹ nhàng, hóm hỉnh trong cuộc sống thường ngày khiến người nói cũng như người nghe thấy được khả năng gợi hình, gợi cảm và có tác dụng rất mạnh mẽ trong những cuộc giao tiếp.

Tính hình tượng của thành ngữ được thể hiện ở bốn hình thức tu từ chính là: hình thức ẩn dụ, hình thức hoán dụ, hình thức tỉ dụ và hình thức ngoa dụ. Đây là bốn tính chất cơ bản trong thành ngữ, tạo nên nét sắc thái riêng biệt, tác động tới cấu trúc của thành ngữ. Theo Hoàng Văn Hành chia ra: thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng và thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng. Thừa hưởng những kết quả của người trước và những nghiên cứu của bản thân, chúng tôi đưa ra những tiêu chí và phân loại loạt thành ngữ này theo mô hình cấu trúc cho phù hợp với mục tiêu của luận văn.

0.391.2 91.2 8.1 90.2 5.9 1.9 0 20 40 60 80 100 A nh- B Nh- B A B ThN ViÖt ThN Tay-Nung

Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng là thành ngữ nói chung, phản ánh rất rõ những đặc tính tu từ của thành ngữ. Chúng cũng là những cụm từ cố định, có kết cấu bền vững và tương đối chặt chẽ, mỗi một đơn vị trong thành ngữ rất giàu sắc thái tu từ.

Đặc điểm nổi trội để nhận biết về mặt cấu trúc của thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng là tính đối xứng giữa các bộ phận và các yếu tố tạo nên thành ngữ.

Ví dụ:

ThN Việt: Mắt cá / dạ lươn

Bới đầu cá / vạch đầu tôm Chó khô /mèo lạc...

ThN Tày-Nùng: Khai vài / rự cáy (bán trâu mua gà) Rộm mò / rộm mạ (gạt bò gạt ngựa)...

Phần lớn các thành ngữ đối xứng đều gồm bốn, sáu và tám yếu tố tạo thành hai vế đối xứng với nhau. Quan hệ đối xứng giữa hai vế của thành ngữ đối xứng được thiết lập nhờ vào những thuộc tính nhất định về ngữ nghĩa, ngữ pháp giữa các yếu tố được đưa vào trong hai vế đó. Phép đối xứng đó được xây dựng dựa trên cả hai bình diện: đối ý và đối lời. Đối ý là bình diện đối xứng giữa hai vế của thành ngữ với nhau về ý. Và nghĩa của thành ngữ đối xứng được xác lập chính là nhờ vào bình diện đối ý này.

Quan hệ đối xứng về ý có được và thể hiện ra được là nhờ có các quan hệ đối xứng giữa các yếu tố trong hai vế của thành ngữ. Quan hệ này được gọi là quan hệ đối lời.

Các đặc trưng về thuộc tính tương đồng ngữ pháp, ngữ nghĩa được thể hiện như sau:

Trong quan hệ đối lời, nội dung ngữ nghĩa của các yếu tố đối xứng nhau trong hai vế, ở phần lớn các thành ngữ phản ánh những đặc trưng thuộc cùng một phạm trù ngữ nghĩa. Tức là chúng đều có đặc trưng chung là biểu thị những sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quá trình, thuộc cùng một tiểu nhóm hay tiểu phạm trù, có cùng một phạm trù ngữ nghĩa, có cùng một bậc quan hệ, loại giống nhau.

Các yếu tố đối xứng nhau phải thuộc cùng một phạm trù từ loại, tức có cùng một: - Thuộc tính ngữ pháp.

- Phạm trù ngữ nghĩa - Phạm trù từ loại

Dựa vào những tiêu chí đó, qua phân tích và thống kê, thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt có 272 đơn vị, chiếm 25,5% và 62 đơn vị chiếm 23,3% thành ngữ Tày-Nùng.

B. Cấu trúc thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng có yếu tố chỉ động vât trong tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng

ở đây, chúng tôi dựa vào cách phân loại của ngữ pháp truyền thống để phân loại cấu trúc thành ngữ. Các thành tố trong thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng có yếu tố chỉ động vật có thể có một trong ba kiểu quan hệ ngữ pháp phổ biến sau [15; 9-10]:

Quan hệ giữa chủ ngữ với vị ngữ, gọi tắt là quan hệ chủ-vị. Đây là mối quan hệ giữa từ chỉ đối tượng được nói đến với từ nêu đặc trưng mà người ta muốn nói lên về cái đối tượng đã nêu.

Quan hệ giữa thành tố chính với thành tố phụ về ngữ pháp, gọi là quan hệ chính phụ. Đây là quan hệ giữa hai từ, trong đó một từ giữ vai trò thành tố chính về ngữ pháp, từ kia giữ vai trò phụ thuộc vào thành tố chính về mặt ngữ pháp.

Quan hệ giữa hai yếu tố bình đẳng với nhau về ngữ pháp gọi là quan hệ bình đẳng hay quan hệ đẳng lập. Tức là mối quan hệ giữa các từ cùng giữ một chức vụ ngữ pháp như nhau trong câu.

Từ những tiêu chí xác định trên, trong loạt thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng có yếu tố chỉ động vật giữa tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng, gồm một số cấu trúc sau.

a.Các thành tố cấu tạo nên thành ngữ có quan hệ chủ-vị

Mối quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ trong thành ngữ là mối quan hệ hai chiều giữa một thành tố mang tên con vật và một thành tố chỉ hoạt động trạng thái của liên quan đến con vật đó. Chúng dựa vào nhau mà phái sinh nghĩa bóng trong thành ngữ nên không thể mất đi một trong hai yếu tố đó được. Khái quát hóa trong mô hình này có sơ đồ [33,301]:

* Thành ngữ có kết cấu C-V, C-V

Đây là dạng kết cấu kép của thành ngữ đối xứng trong tiếng Việt và tiếng Tày- Nùng. Trong đó C luôn luôn là con vật hoặc yếu tố liên quan đến con vật. Và những con vật xuất hiện trong thành ngữ này đều có từ 2 con trở lên kết hợp với nhau theo những mối quan hệ nhất định nào đó, có chung những đặc điểm, thuộc tính của chúng để sóng kết nên thành ngữ.

Số lượng thành ngữ thuộc kết cấu C-V,C-V chiếm số lượng tương đối lớn trong thành ngữ Việt với 39 thành ngữ và chiếm 14,3% thành ngữ đối xứng. Nhưng trong thành ngữ Tày-Nùng, thì kết cấu này chiếm số lượng không nhiều, chỉ có 2 thành ngữ chiếm 3,2%:

Ví dụ:

ThN Việt: Chim sa / cá nhảy C V C V

Diều tha / quạ mổ... C V C V

ThN Tày-Nùng: Mu bố gòa / ma bố khốp (lợn không vờn, chó không cắn) C V C V (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mèo bấu quà ma bấu khoat (mèo không bấu, chó không cào)

C V C V

Cả hai thành ngữ Tày-Nùng thì V đều là phủ định động từ chỉ một hành động đặc trưng của con vật (lợn thì vờn; chó thì cắn, bấu; mèo thì cào). Trong khi đó cả 39 thành ngữ Việt thì không có một đơn vị nào mà V ở dạng phủ định cả.

* Thành ngữ có kết cấu C-V-B, C-V-B

Đây là kết cấu chiếm số lượng nhiều nhất trong thành ngữ Tày-Nùng với 20 thành ngữ chiếm 32,3% thành ngữ đối xứng và có 26 thành ngữ chiếm 9,6% thành ngữ

C V

C : chủ ngữ V : vị ngữ

đối xứng trong tiếng Việt. ở kết cấu này, mỗi vế trong thành ngữ có các yếu tố quan hệ với nhau theo kết cấu ngữ pháp C-V-B:

Ví dụ:

ThN Tày-Nùng: Nựa mì kha / pja mì pín (thịt có chân, cá có vây) C V B C V B

Khinh lao ngược / phươc lao slưa (gừng sợ thuồng luồng, khoai sợ hổ)...

C V B C V B

ThN Việt: Cóc đi guốc, khỉ đeo hoa

C V B C V B

Chó ăn đá / gà ăn sỏi...

C V B C V B

*. Yếu tố phụ trong kết cấu của thành ngữ

Nhìn chung, yếu tố phụ trong thành ngữ phụ thuộc vào nòng cốt của toàn thành ngữ và có tác dụng mở rộng yếu tố chính của thành ngữ, để bổ sung những chi tiết cần thiết cho nòng cốt thành ngữ. Yếu tố phụ trong thành ngữ có thể là trạng ngữ, đề ngữ,... Trong thành ngữ đối xứng Việt có 5 trường hợp thuộc dạng này và 12 thành ngữ Tày- Nùng.

- Thành ngữ có kết cấu C-V-Tr

Trong kết cấu này, trạng ngữ là một yếu tố phụ bổ sung và làm rõ nghĩa cho kết cấu C-V. Vị trí của trạng ngữ trong thành ngữ là không thống nhất nhau:

Ví dụ:

ThN Tày-Nùng:

Mò pây vài, vài pây pẳng (trâu đi đằng này, bò đi đằng kia)

Vải lảm lẳng giáng khoen kho (trâu buộc trong chuồng, gươm đeo trên mắc)

- Thành ngữ có đề ngữ đứng đầu câu theo kết cấu Đ, C-V

Đây cũng là một dạng đặc biệt có trong thành ngữ đối xứng hai vế với nhau trong một đơn vị. Đề ngữ ở đây nhằm nêu lên một sự vật, đối tượng cần nói đến với tư cách là chủ đề của đơn vị thành ngữ chứa nó:

Ví dụ:

ThN Việt: Thân ốc ốc đeo, thân rều, rều bám

Đ C V Đ C V

Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đ C V Đ C V

* Thành ngữ có kết cấu cụm danh từ

Dạng kết cấu này có quan hệ chính phụ giữa thành tố chính với thành tố phụ và thành tố chính là danh từ. Vì đây là loại thành ngữ đối xứng nên kết cấu này xét theo quan hệ đối xứng giữa hai vế trong một thành ngữ. Chúng tôi thống kê được 100 thành ngữ Việt chiếm 36,8% và 18 thành ngữ Tày-Nùng chiếm 28,6% thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng.

Ví dụ:

ThN Việt: Lòng chim / dạ cá Đầu rồng / đuôi tôm Đầu hươu / mõm nai

ThN Tày-Nùng: Xáy pất / xáy cáy (trứng vịt trứng gà) Công đeng / công cắm (công đen công tím) Xáy cáy / xáy pất (trứng gà trứng vịt)

Trong kết cấu cụm danh từ, có một số kết hợp sau giữa phần chính và phần phụ: - Phần chính và phần phụ đều là danh từ:

Ví dụ:

ThN Việt: Chồng loan / vợ phượng Mắt lăng / mày vược...

ThN Tày-Nùng: Côc chược vài / pjai phả lủa (gốc thừng trâu ngọn bàn mai)... - Phần chính là danh từ hoặc danh từ ghép còn phần phụ là tính từ:

Ví dụ:

ThN Việt: Mật ít / ruồi nhiều Rau già / cá ươn... ThN Tày-Nùng: Chèn mạ nọi / chèn an lai (tiền ngựa ít, tiền yên nhiều)..

- Có trạng ngữ đứng trước các yếu tố của cụm danh từ, chỉ xuất hiện duy nhất ở một thành ngữ Việt:

Trưa gỏi cá cháy / tối canh cá chày

* Thành ngữ có kết cấu cụm động từ

Cũng như thành ngữ có kết cấu cụm danh từ, ở thành ngữ có kết cấu cụm động từ có quan hệ chính phụ giữa thành tố chính với thành tố phụ và thành tố chính là động từ. Chúng tôi thống kê được 101 thành ngữ Việt chiếm 37,1% và 9 thành ngữ Tày- Nùng chiếm 14,5% trong thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng. Tất cả đều là những thành ngữ đối xứng hai vế với nhau và nhìn chung thành tố phụ thường là bổ ngữ cho thành tố

Ví dụ:

ThN Việt: Thắt cổ mèo / treo cổ chó

Thả con săn sắt / bắt con cá sộp Vắng chúa nhà / tan con nghé

ThN Tày-Nùng: Dự cáy / khai vài (mua trâu bán gà)

Ni slấc / chập slưa (trốn giặc gặp hổ)

Mặn cốp / mặn khuyết (thích ếch thích nhái)

* Thành ngữ có kết cấu cụm tính từ

Đây cũng là kết cấu có quan hệ chính phụ giữa thành tố chính với thành tố phụ và thành tố chính là tính từ. Trong thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt, có duy nhất 1 thành ngữ thuộc kết cấu này và có cũng có duy nhất 1 thành ngữ Tày- Nùng là ở kết cấu cụm tính từ đối xứng 2 vế với nhau trong thành ngữ:

Đục nước / béo cò

Bông hang chỏn / lỏn hang nu (sồm đuôi sóc, trụi đuôi chuột)

Dạng kết cấu này, thành tố chính là tính từ làm trung tâm: đục, béo, bông: sồm và lỏn: trụi; còn lại thành tố phụ là danh từ ghép chỉ bộ phận của con vật: nước, cò,

hang chỏn: đuôi sóc, hang nu: đuôi chuột. Chúng được đối xứng 2 vế hài hòa với nhau

theo những đặc điểm nhận diện của thành ngữ đối xứng.

c. Các thành tố cấu tạo nên thành ngữ có quan hệ đẳng lập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dạng cấu trúc này chúng tôi chỉ thấy xuất hiện duy nhất 2 thành ngữ Việt chiếm 0,75%, ngoài ra không thấy có ở thành ngữ Tày-Nùng. Mỗi thành ngữ có 4 tiếng cấu tạo nên, mỗi tiếng là tên gọi một con vật và chúng đều giữ quan hệ bình đẳng với nhau trong thành ngữ:

Long li quy phượng Cà kê dê ngỗng

Mối quan hệ giữa các đơn vị danh từ chỉ con vật này có thể theo trật tự logic nội tại của nó mà người dùng quen “miệng” nói ra có vần điệu, sau lâu dần thành thành ngữ mà thôi. Vì vậy không thể đảo trật tự của 2 thành ngữ này được như một số dạng thành ngữ khác vẫn có thể sử dụng.

Tóm lại

Nhìn chung, các mô hình cấu trúc chính, điển hình theo phân loại của ngữ pháp truyền thống đều xuất hiện trong thành ngữ Việt lẫn Tày-Nùng. Tuy nhiên, cũng có

một số cấu trúc chỉ có ở thành ngữ Việt mà không có trong thành ngữ Tày-Nùng, nhưng những kết cấu này có số lượng rất ít, chỉ khoảng vài thành ngữ mà thôi. Và ngược lại cũng có kết cấu lại chỉ xuất hiện trong thành ngữ Tày-Nùng mà không thấy có trong thành ngữ Việt (kết cấu cụm tính từ).

Số lượng thành ngữ trong mỗi kết cấu là không đều nhau giữa thành ngữ Việt và Tày-Nùng. Như kết cấu C-V có số lượng khá nhiều trong thành ngữ Việt, nhưng lại có rất ít trong thành ngữ Tày-Nùng, ngược lại với kết cấu C-V-B thì thành ngữ Tày- Nùng lại chiếm số lượng lớn hơn so với thành ngữ Việt. Độ chênh về tỉ lệ thành ngữ trong mỗi dạng kết cấu này cũng phản ánh một phần nào cách vận dụng thành ngữ trong ngôn ngữ của mỗi dân tộc là không đều nhau.

Do đặc điểm chung của thành ngữ đối xứng, nên phần trung tâm của loạt thành ngữ này thường là thể từ (danh từ, động từ, tính từ), các phần phụ của chúng cũng ngắn gọn và súc tích bổ sung và làm rõ nghĩa cho phần trung tâm của thành ngữ.

2.2.3. Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng

A. Đặc điểm thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng

Ngoài những tiêu chí để nhận biết về thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng đã nêu trên thì những thành ngữ còn lại thuộc thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng. Tức là loại trừ những thành ngữ có từ so sánh và lược bớt từ so sánh ở một số trường hợp đặc biệt trong thành ngữ so sánh; những thành ngữ có sự đối xứng hài hòa về ngữ pháp và ngữ nghĩa trong thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng thì còn lại là những thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng. Chúng có một số tiêu chí nhận diện sau:

Về mặt cấu trúc, chúng không có tính đối xứng với nhau giữa hai vế trong một thành ngữ.

Về ngữ nghĩa, chúng được tạo nghĩa theo con đường ẩn dụ hoá.

Nhìn chung, ở thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng này ta thấy chúng có sự khác biệt với hai dạng trên khi xét ở mặt cấu trúc, đó là chúng có cấu trúc theo cấu trúc ngữ pháp bình thường.

Khi đưa ra những tiêu chí này để nhận diện, tưởng chừng như đơn giản, nhưng thật ra lại rất phức tạp bởi ngay trong tự thân về khái niệm thành ngữ cũng như các khuynh hướng phân loại đã gây nhiều tranh cãi và không đồng nhất giữa các nhà

nghiên cứu. Vì vậy, để tránh những thảo luận xoay quanh vấn đề lý thuyết và việc phân loại thành ngữ, chúng tôi thừa hưởng và tiếp nối những thành quả của người đi trước để làm nổi bật lên những nét cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ Tày-Nùng mà lấy thành ngữ Việt làm căn cứ. Từ đó thấy được những nét văn hóa tương đồng và khác biệt giữa dân tộc Kinh và dân tộc Tày-Nùng cùng sinh sống trong một quốc gia.

Với những lý do trên, với những thành ngữ không thuộc thành ngữ so sánh và

Một phần của tài liệu So sánh cấu trúc - ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày - Thái ở Việt Nam (Trang 45)