D. Phân biệt thành ngữ với ca dao và dân ca
A. Mối quan hệ giữa văn hóa-ngôn ngữ và tư duy
Văn hóa là một khái niệm rộng, nó phụ thuộc vào từng mục đích nghiên cứu của chuyên ngành cần quan tâm đến nó. Nhưng nhìn chung văn hóa được định nghĩa là một
hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Như vậy, văn hóa bao gồm hai nguyên tố là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần được một cộng đồng người tích lũy và bất kỳ một nền văn hóa nào cũng là một thể thống nhất giữa cái có tính nhân loại và cái có tính đặc thù dân tộc. Đó chính là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng làm nên tính đa dạng trong thống nhất “.. cái riêng chỉ tồn tại tong mối liên hệ đưa đến cái chung. Cái riêng chỉ tồn tại trong cái chung, thông qua cái chung. Bất cứ cái riêng nào cũng là cái chung. Bất cứ cái riêng nào cũng là một bộ phận, một khía cạnh, hay một bản chất của cái chung...” [V.I. Lênin].
Còn “ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất để truyền đạt và bảo quản thông tin” [V.B.Kasevich] [29,12] hay theo Lê nin “ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Như vậy, đến lượt mình, ngôn ngữ có chức năng làm trung tâm đó là chức năng giao tiếp. Chức năng này của ngôn ngữ đều được mọi người thừa nhận. Ngoài ra, ngôn ngữ còn có một chức năng khác nữa là “Ngôn ngữ là ý thức thực sự,... thực tế” [Hệ tư tưởng Đức, tổng tập, xuất bản lần 2, tập 3, tr.29, Marx và Engels]. Tức là ngôn ngữ như hiện thực trực tiếp của tư tưởng - chức năng phản ánh tư duy. Thế giới khách quan bên ngoài con người, được phán ánh vào tư duy dưới hình thức ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ mà các hoạt động tư duy của con người được truyền đạt cho các cá nhân và tập thể khác trong xã hội. Các kinh nghiệm, tâm tư , tình cảm được mọi người biết đến, đánh giá, học tập, trao đổi là kết quả phản ánh hoạt động của tư duy được truyền tải nhờ ngôn ngữ, ngôn ngữ chính là “cái công cụ cho phép “rót” các kết quả của hoạt động tư duy cá nhân vào các “khuôn” giá trị chung” [V.B. Kasevic] [29,13]
Trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ - tư duy và văn hóa thì ngôn ngữ đóng vai trò là phương tiện liên hệ, kế thừa và phát triển của văn hóa. Còn văn hóa lại chính là thước đo tư duy, trình độ của một dân tộc. Vì vậy, chúng có mối quan hệ qua lại, khăng khít và tác động với nhau tạo ra một quần thể thống nhất là văn hóa - ngôn ngữ và tư duy. Ngôn ngữ là một trong những thành tố đặc trưng nhất của bất cứ nền văn hóa nào. Nó phản ánh tính đặc thù văn hóa của mỗi nơi và chính trong ngôn ngữ, văn hóa dân tộc được lưu giữ lại rõ ràng nhất.