Các thành tố cấu tạo nên thành ngữ có quan hệ chủ-vị

Một phần của tài liệu So sánh cấu trúc - ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày - Thái ở Việt Nam (Trang 47)

D. Phân biệt thành ngữ với ca dao và dân ca

a.Các thành tố cấu tạo nên thành ngữ có quan hệ chủ-vị

Mối quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ trong thành ngữ là mối quan hệ hai chiều giữa một thành tố mang tên con vật và một thành tố chỉ hoạt động trạng thái của liên quan đến con vật đó. Chúng dựa vào nhau mà phái sinh nghĩa bóng trong thành ngữ nên không thể mất đi một trong hai yếu tố đó được. Khái quát hóa trong mô hình này có sơ đồ [33,301]:

* Thành ngữ có kết cấu C-V, C-V

Đây là dạng kết cấu kép của thành ngữ đối xứng trong tiếng Việt và tiếng Tày- Nùng. Trong đó C luôn luôn là con vật hoặc yếu tố liên quan đến con vật. Và những con vật xuất hiện trong thành ngữ này đều có từ 2 con trở lên kết hợp với nhau theo những mối quan hệ nhất định nào đó, có chung những đặc điểm, thuộc tính của chúng để sóng kết nên thành ngữ.

Số lượng thành ngữ thuộc kết cấu C-V,C-V chiếm số lượng tương đối lớn trong thành ngữ Việt với 39 thành ngữ và chiếm 14,3% thành ngữ đối xứng. Nhưng trong thành ngữ Tày-Nùng, thì kết cấu này chiếm số lượng không nhiều, chỉ có 2 thành ngữ chiếm 3,2%:

Ví dụ:

ThN Việt: Chim sa / cá nhảy C V C V

Diều tha / quạ mổ... C V C V

ThN Tày-Nùng: Mu bố gòa / ma bố khốp (lợn không vờn, chó không cắn) C V C V

Mèo bấu quà ma bấu khoat (mèo không bấu, chó không cào)

C V C V

Cả hai thành ngữ Tày-Nùng thì V đều là phủ định động từ chỉ một hành động đặc trưng của con vật (lợn thì vờn; chó thì cắn, bấu; mèo thì cào). Trong khi đó cả 39 thành ngữ Việt thì không có một đơn vị nào mà V ở dạng phủ định cả.

* Thành ngữ có kết cấu C-V-B, C-V-B

Đây là kết cấu chiếm số lượng nhiều nhất trong thành ngữ Tày-Nùng với 20 thành ngữ chiếm 32,3% thành ngữ đối xứng và có 26 thành ngữ chiếm 9,6% thành ngữ

C V

C : chủ ngữ V : vị ngữ

đối xứng trong tiếng Việt. ở kết cấu này, mỗi vế trong thành ngữ có các yếu tố quan hệ với nhau theo kết cấu ngữ pháp C-V-B:

Ví dụ:

ThN Tày-Nùng: Nựa mì kha / pja mì pín (thịt có chân, cá có vây) C V B C V B

Khinh lao ngược / phươc lao slưa (gừng sợ thuồng luồng, khoai sợ hổ)...

C V B C V B

ThN Việt: Cóc đi guốc, khỉ đeo hoa

C V B C V B

Chó ăn đá / gà ăn sỏi...

C V B C V B

*. Yếu tố phụ trong kết cấu của thành ngữ

Nhìn chung, yếu tố phụ trong thành ngữ phụ thuộc vào nòng cốt của toàn thành ngữ và có tác dụng mở rộng yếu tố chính của thành ngữ, để bổ sung những chi tiết cần thiết cho nòng cốt thành ngữ. Yếu tố phụ trong thành ngữ có thể là trạng ngữ, đề ngữ,... Trong thành ngữ đối xứng Việt có 5 trường hợp thuộc dạng này và 12 thành ngữ Tày- Nùng.

- Thành ngữ có kết cấu C-V-Tr

Trong kết cấu này, trạng ngữ là một yếu tố phụ bổ sung và làm rõ nghĩa cho kết cấu C-V. Vị trí của trạng ngữ trong thành ngữ là không thống nhất nhau:

Ví dụ:

ThN Tày-Nùng:

Mò pây vài, vài pây pẳng (trâu đi đằng này, bò đi đằng kia) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vải lảm lẳng giáng khoen kho (trâu buộc trong chuồng, gươm đeo trên mắc)

- Thành ngữ có đề ngữ đứng đầu câu theo kết cấu Đ, C-V

Đây cũng là một dạng đặc biệt có trong thành ngữ đối xứng hai vế với nhau trong một đơn vị. Đề ngữ ở đây nhằm nêu lên một sự vật, đối tượng cần nói đến với tư cách là chủ đề của đơn vị thành ngữ chứa nó:

Ví dụ:

ThN Việt: Thân ốc ốc đeo, thân rều, rều bám

Đ C V Đ C V

Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào

Đ C V Đ C V

Một phần của tài liệu So sánh cấu trúc - ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày - Thái ở Việt Nam (Trang 47)