Chủ yếu thành ngữ loại này có tính hình tượng cao thể hiện ở hình thức ẩn dụ và sử dụng hình thức so sánh trực tiếp để đạt được giá trị liên tưởng trong tư duy của cả người vận dụng lẫn người tiếp nhận. Trong các thành ngữ dạng này, người Việt cũng như người Tày-Nùng đã vận dụng những thành ngữ động vật mang tính so sánh rất kín đáo mà lại cụ thể: Rung cây dọa khỉ, Chia đàn sẻ nghé, Cáy on khang (gà khoe đuôi),
Dự cáy khai vài (mua gà bán trâu),...).
Khi vận dụng những thành ngữ ẩn dụ này để trao đổi, chính là mỗi một dân tộc đã sử dụng ý nghĩa gián tiếp của chúng để ám chỉ những tình trạng, tình thế, hiện tượng, trạng thái tương đồng với ý nghĩa gián tiếp đó. Hay nói cách khác, thông qua hình tượng cụ thể của những thành ngữ này, điều muốn diễn giải dài dòng lại được thể hiện một cách ngắn gọn, sinh động, súc tích và rất đầy đủ. Để làm được điều đó, cần có một sự liên tưởng, khả năng tư duy hình tượng rất phóng phú và nhạy bén của mỗi dân tộc.
Cụ thể về các trạng thái, tình thế của con người qua thành ngữ có yếu tố chỉ động vật, chúng tôi xin thống kê bảng sau:
TT Tình trạng tình thế Thành ngữ Việt Thành ngữ Tày-Nùng
1. Tình thế tự do của con
người Chim trời cá bể Píoi sưa mừa pù (thả hổ về rừng) 2. Tình thế bị giam hãm Cá chậu chim lồng
3. Tình thế gặp tai họa,
thất thế Tránh hùm mắc hổ Luống thât slí pjến pền ngù (rồng thất thế biến thành rắn)
4. Tình thế bị bỏ rơi Bướm chán ong chường
5. Tình thế được mời mọc
săn đón Bướm lả ong lơi Mật mèng mà tom bjooc bươn xuân
(ong bướm đến hút nhụy hoa xuân) 6. Tình thế cô đơn lẻ loi Đơn thương độc mã
7. Tình thế đua đòi ăn chơi, sa ngã bởi những điều không đáng
Mật ngọt chết ruồi Slưa thai pá ót (Hổ chết rừng ót-
chết đuối đĩa đèn)
8. Sự tiếc nuối Pja lot pja cải (cá sổng cá to)
9. Tình thế nguy hiểm,
hiểm nghèo Chim trên lửa, cá dưới ao
Ni slưa chập ma nuầy (trốn hổ gặp
chó sói) 10. Việc làm vô bổ của con
người Muỗi đốt chân voi slon lin pin mạy (dạy khỉ leo cây) Nhìn chung các con vật ở đây thường là những con vật gần gũi trong cuộc sống người Việt: chim, cá, ong, muỗi,... còn với người Tày-Nùng lại là những con vật trong rừng mà người dân đi nương làm rẫy, lấy củi, săn thú bắt gặp: hổ, rắn, chó sói,... Nên có thể nói, đặc trưng văn hóa là kết quả tổng thể của những đặc điểm địa lý, địa hình, khí hậu, mỗi vùng tạo nên - đặc trưng địa văn hóa của khu vực tạo nên nét khu biệt trong việc mượn hình ảnh con vật phản ánh những khía cạnh khác nhau của con người ở mỗi dân tộc. Nên dân tộc này lấy con vật này làm biểu trưng cho hiện tượng, sự vật, tính chất nào đó của con người, xã hội. Trong khi đó, dân tộc khác lại lấy con vật khác làm biểu trưng cho đặc tính của con người, xã hội đó.
3.1.2. Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật phản ánh cuộc sống của con người người
A. Về món ăn ngon
Với mỗi dân tộc, khi nói về món ăn ngon, người ta thường lấy tiêu chí thức ăn từ động vật để nói tới. Vì vậy cả ở thành ngữ Việt và Tày-Nùng món ăn ngon thường
ThN Việt: Nem công chả phượng Đầu cá trôi môi cá mè Cơm gà cá gỏi...
ThN Tày-Nùng: Khẩu chẳm pja khẩu ma bấu mì náo (cơm chấm cá cơm chó chẳng còn)
Van bố qá nựa pêt, chêp bố quá pả nả (ngon không hơn thịt
vịt, thân thiết không hơn chị em)
Tuy nhiên, qua số lượng thành ngữ Tày-Nùng nói về món ăn ngon không được nhiều, chỉ thấy có 4 thành ngữ Tày-Nùng nói về món ăn ngon mà con vật được đưa ra là: vịt, cá, gà. chúng tôi thấy có vẻ ăn uống với người Tày-Nùng đơn giản hơn so với người Việt. Trong khi đó cũng nói về món ăn ngon, thành ngữ Việt có khá nhiều các con vật được đưa vào: gà, cá trôi, cá mè, công, phượng,... Trong đó có một thành ngữ Việt, trong đó việc ăn uống món ăn từ động vật không được coi trong mà điều cốt yếu lại là những món ăn từ thực vật: Thịt cá là hoa, tương cà là gia bảo.
B. Về sự giàu có sang trọng
Trong xã hội luôn có sự đối lập giữa nghèo hèn và sang trọng. Những hiện thực tất yếu đó đã đi vào thành ngữ với những hình ảnh ẩn dụ lấy con vật để phản ánh cuộc sống của con người. Sự giàu sang đó được thể hiện bởi những con vật nuôi nhiều, phổ biến trong cuộc sống. Việt Nam là đất nước lấy nông nghiệp là chủ đạo, cả ở đồng bằng và rừng núi, con người lấy trồng trọt và chăn nuôi làm nguồn sống chính. Vì vậy, bên cạnh những cây lương thực thì gia súc, gia cầm cũng là những con vật hay được sử dụng trong thành ngữ để miêu tả sự giàu có của con người. Có lẽ, duy nhất ở loạt thành ngữ nói về sự giàu có giữa người Việt và người Tày-Nùng có chung quan niệm khi lấy hình ảnh con cá, con trâu làm biểu tượng cho sự sung túc, khá giả của họ.
Ví dụ:
ThN Việt: Cơm trắng cá ngon (sống sung sướng)
Ruộng sâu trâu nái
ThN Tày-Nùng: Khẩu têm cai vài têm lảng (thóc đầy hiên, trâu đầy chuồng)
Thôm pya nà khẩu (ao cá ruộng lúa - Sự giàu có nhà cửa
khang trang)
Cảnh nghèo hèn thì ở đâu và ở thời đại nào cũng có. Đặc biệt, thành ngữ là sản phẩm của nhân dân thì cuộc sống nghèo hèn được phản ánh khá đậm nét với sự liên tưởng đến các con vật khác nhau của người Việt và người Tày-Nùng.
Ví dụ:
ThN Việt: Nợ như tổ đỉa (nợ nhiều, nợ chồng chất, nghèo xác xơ)
Chó cắn áo rách (đã khó khăn, cùng cực lại gặp khó khăn hơn)
ThN Tày-Nùng: Tâư lảng bố tua cáy íp nài, chang rườmbố xắc vài khẩu cóoc
(dưới gầm sàng không có 1 con gà nhặt đờm rãi, trong nha không có lấy một vốc thóc - sự túng thiếu nghèo đói)
Rườn bố mì hón tôm vổm ca (nhà không có một hòn đất để ném quạ
- quá nghèo khổ)...
3.1.3. Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật phản ánh kinh nghiệm sống
Khi nói đến kinh nghiệm sống thì chúng ta thường nghĩ đến đó là tục ngữ, nhưng thực tế, thành ngữ cũng là những đúc kết từ kinh nghiệm sống của mỗi dân tộc. Nhưng kinh nghiệm sống của thành ngữ dừng ở khái niệm, còn tục ngữ dừng ở triết lý, nhân sinh quan. Nếu không rút từ kinh nghiệm sống thì người Việt làm sao có thành ngữ: Bám như đỉa, ăn như gấu ăn trăng,... đó chính là rút ra từ những kinh nghiệm sau nhiều lần người nông dân đi cày ruộng bị đỉa bám rất chặt, gỡ ra rất khó (từ đó mới có thành ngữ Bám như đỉa); hay hình ảnh nguyệt thực mà mọi người được nhìn, đó là mặt trăng bị tối một phần hoặc toàn phần trong một lúc vì đi vào vùng bóng tối của trái đất [38,695]. Từ những quan sát đó mà người Việt mới có thành ngữ: ăn như gấu ăn
trăng... Hay trong thành ngữ Tày-Nùng cũng tương tự như vậy: Đông bặng bửa bươn
slau (đông như bướm tháng ba - từ quan sát của người Tày-Nùng đi rừng vào tháng ba, mùa xuân tiết trời ấm áp, độ ẩm cao, thích hợp cho các loài côn trùng - bướm, sinh nở),
Ma ngăn mết pì nọng (chó dữ mất anh em - chó dữ quá không ai dám đến chơi)...
Tuy nhiên, kinh nghiệm của mỗi dân tộc vào trong thành ngữ là khác nhau khi lấy hình ảnh con vật làm giá trị biểu trưng cho vấn đề mà người ta muốn nói tới. Vì ở người Việt, kinh nghiệm của họ xoay quanh cuộc sống gia đình qua quan sát các con vật: chó, mèo, gà,.. đi ruộng: đỉa, rắn,... thì người Tày-Nùng lại có những kinh nghiệm của mình qua quan sát các con vật nuôi của họ: dê, gà, trâu,... đi nương vào rừng làm rẫy, lên núi lấy củi săn bắn thì có các con vật: hổ, khỉ, cáo, rết...
Vì vậy, thành ngữ có yếu tố chỉ động vật nói về kinh nghiệm sống của mỗi dân tộc qua liên tưởng các con vật là không giống nhau và loại thành ngữ này có hai nghĩa:
Một nghĩa cụ thể và một nghĩa khái quát, hay nói cách khác một nghĩa cụ thể và một nghĩa liên tưởng và cũng có thể gọi nghĩa khái quát là nghĩa biểu trưng [53]:
Ví dụ:
ThN Việt: Hàm chó vó ngựa
Trâu đeo mõ chó leo thang...
ThN Tày-Nùng: Côc cặn chược vài, pjai cặn phả lủa (gốc bằng thừng trâu, ngọn bằng bàn mai)
Chạng cải khỉ cải (voi to phân to)
Lình phẩu hoi (khỉ chực ốc)...
3.2. Biểu trưng ngữ nghĩa qua thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt và nhóm ngôn ngữ Tày-thái (trên cứ liệu thành ngữ Tày-Nùng) Việt và nhóm ngôn ngữ Tày-thái (trên cứ liệu thành ngữ Tày-Nùng)
3.2.1. Tần số và phân nhóm các con vật trong thành ngữ
A. Tần số các con vật xuất hiện trong thành ngữ
Như chúng ta đều biết, do đặc điểm khác biệt về vị trí địa lý giữa người Kinh và nhóm người Tày-Nùng nên nó đã ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa, lối ứng xử mọi mặt trong cuộc sống tạo nên nét văn hóa thống nhất nhưng không đồng nhất trong một đất nước dẫn đến vùng địa văn hóa mỗi nơi là khác nhau. Cộng thêm với những yếu tố khác về lịch sử, truyền thống, phong tục,.. tạo nên nét đặc thù riêng từng vùng dân tộc. Đi sâu vào thành ngữ chỉ động vật, những yếu tố đó cũng tác động mạnh mẽ đến thành ngữ mỗi dân tộc. Điều này trước tiên được nhìn nhận qua tần số các con vật xuất hiện trong thành ngữ Việt và Tày-Nùng.
Qua thống kê với 266 thành ngữ Tày-Nùng và hơn 1067 thành ngữ Việt, chúng tôi có bảng các con vật và tần số xuất hiện của chúng trong thành ngữ sau:
a. Con vật và tần số xuất hiện trong thành ngữ Việt
TT Các con vật tần số
1. đười ươi, báo, bìm bịp, ba ba, bọ chó, bồ nông, cá nóc, cá ngão, cá sộp, cá sấu, cá trôi, chim cắt, chèo bẻo, chích chòe, diệc, chim ri, tu hú, ốc nhồi, gà rừng, giun, hà bá, li, ma mút, mực, nai, ngan, nhặng, oanh, ong bầu, ong vò vẽ, rết, sâu đo, sóc, sò, thờn bơn, thú, thuồng luồng, tinh, tò vò, xà, yến
1
2. ó, bọ, cá chày, cá chép, cá chuối, cá mại, cá trắm, cá vàng, diều/ diều hâu. khướu, vẹt/ kéc, dã tràng, giếc, lăng, mọt, rái cá, rắn ráo, sên, thằn lằn, trai, vờ, vược, vích
3. cá trê, chấy, chim chích, chim nhạn, chim sẻ, sếu, gấu, hến, lừa, nòng nọc, rùa/ quy, sư tử
3 4. đom đóm, cá mè, cá săn sắt, cốc, dê, muỗi, nhái/ ngóe, nhộng,
rận, sứa
4 5. châu chấu, cuốc, giòi/dòi, nhện, sáo, sâu, vạc 5
6. cá rô, cáy, cà cuống 6
7. bướm/ ngài/ điệp, hạc, chuồn chuồn, dơi, lươn, ngỗng, rươi, thỏ, vượn
7
8. công, chạch, khỉ, sói/ lang, ve 8
9. loan, tằm 9 10. cáo 10 11. ếch/ ếch ương, ruồi 11 12. đỉa 12 13. ốc 13 14. hươu, ong 14
15. phượng/ phụng, quạ/ ác, kiến 16
16. lợn, heo, rắn 17
17. tôm/ tép 18
18. vịt/ vịt bầu 19
19. rồng/long 20
20. cóc, cú/ cú vọ 21
21. cua/ cua đá/ cua gạch/ cua lột 26
22. cò 32 23. bò 35 24. chim/điểu 42 25. chuột/thử, ngựa/ mã 45 26. voi/ vâm 49 27. hổ/ hổ/ cọp 52
28. miêu/ mèo/ miu/ mưu 55
29. trâu/ ngưu/ nghé 63
30. cá/ ngư 75
31. gà/ gà chọi/ gà nòi/kê 93
b. Con vật và tần số xuất hiện trong thành ngữ Tày-Nùng
TT Các con vật Tần số
1. ba ba, bướm, cá bống, cá chuối, cáy, côn trùng, cóc, chão, chàng, chó sói, chim sẻ, chim trĩ, cú, cua, diều hâu, én, gà lôi, gà rừng, gấu, hươu, lươn, lang sói, lửng, nòng nọc, ếch ương, ri, rùa, rết, sâu đá, sâu quảng, sóc, sói, tôm, tằm, tê tê,
vắt, ve
1
2. đười ươi, công, cà cuống, dũi/rũi, kiến, ngỗng, nghé, nhái/ nhái bén, niễng , ong, rồng, ruồi, thuồng luồng, tò vò
2 3. cắt, chấy, voi 3 4. bọ chó, cáo, rái cá, rắn 4 5. ốc, lợn 6 6. chim 7 7. dê, mèo 8 8. chuột, vịt 9 9. quạ 10 10. bò, ếch 12 11. khỉ 13 12. hổ 15 13. ngựa 18 14. cá 19 15. gà 28 16. trâu/nghé 37 17. chó 40
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy, tổng số con vật có trong cả thành ngữ Việt lẫn Tày-Nùng là 263 con vật với tần số xuất hiện là 1688 lần, trong đó có 189 con vật xuất hiện trong thành ngữ Việt với tần số xuất hiện là 1348 lần và 74 con vật xuất hiện trong thành ngữ Tày-Nùng với tần số xuất hiện là 340 lần.
Về tần số xuất hiện, ở thành ngữ Việt, con chó xuất hiện nhiều nhất với 114 lần chiếm 10,7%: Chạy như chó phải pháo, Chó ngáp phải ruồi, Chó đá vẫy đuôi... Và thành ngữ Tày-Nùng cũng là con chó xuất thiện nhiều nhất với 40 lần chiếm 11,8%:
Ma héo háu bố lình (chó sủa gầy không thiêng), Ma háu hai (chó sủa trăng).... Sau đó
là gà với 85 lần chiếm 6,3% trong thành ngữ Việt: Như gà mắc tóc, Học như gà đá
vách, Chữ như gà bới,... Còn trâu xuất hiện 37 lần, đứng thứ 2 chiếm 10,9% tần số xuất
lai vài liểu (cỏ nhiều trâu phá), Khai vài rự cáy (bán trâu mua gà)... tủng (đứt đuôi nòng nọc),...)...
Trong 10 con vật có tần số xuất hiện cao nhất thì có đến 6 con vật quen thuộc có ở cả thành ngữ Việt lẫn Tày-Nùng: chó, gà, cá, trâu, ngựa, bò. Đây cũng là những con vật gần gũi với người dân, là những vật nuôi chủ yếu trong gia đình. Chúng có ảnh hưởng lớn đến đời sống của các dân tộc này và cũng thấy được vài trò của nông nghiệp rất quan trọng trong quan hệ sản xuất của hai cộng đồng dân cư này. Đó chính là nền văn hóa nông nghiệp - lúa nước.
Có 41 con vật chỉ xuất hiện 1 lần trong thành ngữ Việt: Chèo bẻo đánh quạ, Có
của khôn như con mại, không của thì dại như con vích, Tu hú sẵn tổ mà đẻ,... còn lại là
xuất hiện với tần số từ 2 lần nhưng không liên tiếp. Còn thành ngữ Tày-Nùng, chúng tôi thấy 36 con vật xuất hiện 1 lần như: Héo bặng cốp coong (gầy như chão chàng),
Nọong nàng thang én (cô nang đuôi én),... Điều này thấy rằng, số lượng con vật xuất
hiện trong thành ngữ Việt và Tày-Nùng khá phong phú, đa dạng với nhiều chủng loại động vật từ vật nuôi gà, chó, lợn, ngan ngỗng,... đến các loài chim quý hiếm, động vật trong rừng cũng xuất hiện trong thành ngữ như hổ, chim trĩ, công, báo, gấu,...
Điều hiển nhiên là bất kỳ một thành ngữ nào đều có ít nhất một con vật xuất hiện : Chó đen quen ngõ, Cướp cơm chịm, Chim chích vào rừng, Đông bặng bửa bươn slau (đông như bướm tháng ba), Phình lình khả ma thấu (xong việc giết chó săn), Lản
bặng hên (nhát như cáy),... Nhưng bên cạnh đó cũng có thành ngữ có tới 4 con vật
trong một đơn vị thành ngữ và từng đơn vị cấu tạo nên thành ngữ đó đều là một con vật. Trong thành ngữ Việt có 2 thành ngữ :
Cà / kê / dê / ngỗng (1)
và Long / ly / quy / phụng (2)
Điều đặc biệt ở hai thành ngữ này là sự đối xứng về những con vật. Thành ngữ (1) cả bốn yếu tố là bốn con vật rất dân dã, đời thường đều được đưa vào trong thành ngữ, nó phản ánh đúng đặc điểm, tính chất “bình dân” của những con vật này “cách nói cách viết rông dài, lộn xộn, lằng hắng thiếu sự mạch lạc, trong sáng và cô đúc” [73, 80]. Còn thành ngữ (2) thì những con vật được đưa vào lại là những con vật quý hiếm, những con vật giả tưởng trong “bộ tứ linh” của người Việt với hàm ý “chỉ những người hùng, có chí hướng tốt đẹp” [74,385]. Xét về mặt hình thức thì ở hai thành ngữ này chỉ