Về hình dáng con người

Một phần của tài liệu So sánh cấu trúc - ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày - Thái ở Việt Nam (Trang 59)

D. Phân biệt thành ngữ với ca dao và dân ca

A. Về hình dáng con người

Hình dáng là nói đến dáng vẻ bề ngoài của con người như: da, mắt, mũi, mặt, hình dáng,... Hình dáng thường được nói đến nhiều trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, nó dường như là một phần không thể thiếu được khi nhìn nhận, đánh giá vẻ bề ngoài của một người nào đó. Như trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã tả nàng Kiều với vẻ đẹp “Chim sa cá lặn”: “Làn thu thủy, nét xuân sơn. Mây thua nước tóc tuyết nhường

màu da...”. Hay Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều sử dụng nghệ thuật ước lệ

trong ngôn từ để nói đến vẻ đẹp người con gái trong chốn cung cấm: “áng đào kiểm

đâm bông não chúng. Khóe thu ba rợn sóng khuynh thành...”. Vẻ đẹp của con người

được so sánh với chuẩn mực là thiên nhiên qua những hình ảnh cây cối, mây, nước,... Vì vậy khi vào đến thành ngữ, hình thức của con người được các tác giả dân gian so sánh, liên tưởng tới các con vật sẽ không còn là những vẻ đẹp mỹ miều mà thường mang đặc tính, hình ảnh xấu có ý chê bai và lên án.

Thành ngữ Việt Thành ngữ Tày-Nùng Về mặt - Đầu dơi mặt chuột (có hình

thức xấu xí, hình thù quái dị)

- Mặt đỏ như gà chọi (mặt đỏ

gay như da gà chọi)...

- Nả đăm pện nả ca (mặt đen như

mặt quạ - xấu xí, đen đủi)

- Nả rì pện nả mạ bấu lòong (mặt

dài như mặt ngựa không hàm...

Về mắt - Mắt đỏ như mắt cá chày

- Mắt to như mắt ốc nhồi...

- Tha nả ma (mắt mặt chó)...

Những con vật được liên tưởng tới là: dơi, chuột, chó, ngựa, quạ,... với những cử chỉ, hình dáng mang đặc trưng của loài vật: sống chui lủi, xấu xí, ghê sợ với nhiều người.

Ta thấy, những con vật được đưa ra ở đây giữa người Việt (Kinh) và người Tày- Nùng là không giống nhau. Nếu như trong tâm thức người Kinh, nói về mặt mũi xấu xí, thì họ liên tưởng ngay đến: gà, dơi, chuột ... với những đặc điểm xấu điển hình dễ nhận dạng nhất mà trong quá trình tiếp xúc họ đã quan sát và lưu giữ được. Trong khi đó, cũng nói về khuôn mặt, đôi mắt, miệng,... của con người, thì cư dân vùng sinh thái thung lũng - Tày-Nùng [23] lại lấy những con vật quen thuộc trong sinh hoạt của họ có những đặc trưng của loài vật sống trong vùng sinh thái này như: quạ, ngựa, ốc nhồi,...

Do đặc tính của văn minh Việt Nam là văn hóa lúa nước nên tính thực vật in dấu ấn đậm nét trong đời sống hàng ngày của con người [64,35] được thể hiện bằng những hình ảnh cây cối, hoa lá, sông nước,... với sự ưu ái, lãng mạn, đẹp đẽ, làm quy chuẩn cho vẻ đẹp con người. Còn các con vật trong tâm thức người Việt thường mang những hình ảnh thật, xấu xí và bẩn thỉu. Nên về hình thức con người qua các con vật trong thành ngữ có yếu tố chỉ động vật chủ yếu thấy nói về hình thức xấu nhiều hơn so với hình thức đẹp. Chúng được đặc tả so sánh những bộ phận rất cụ thể: mắt, mũi, mặt, cổ,... hay những tính chất cũng rất rõ ràng như: béo, cao, gầy,... bằng những biện pháp so sánh với những bộ phận, tính chất của từng con vật mà mỗi dân tộc liên tưởng đến. Cụ thể, thành ngữ Tày-Nùng nói về hình thức xấu của con người có 17 thành ngữ chiếm 6,5%, còn thành ngữ Việt chiếm 4,78%. Gồm có 9 bộ phận cơ thể liên quan tới các con vật như:

Hình thức Các con vật trong thành ngữ Việt

Các con vật trong thành ngữ Tày-Nùng

Mắt cú, dơi, cá chày, ốc nhồi,

lợn, ếch, rắn ráo trâu, chó, khỉ,

Mồm/miệng cá ngão quạ

Mặt gà, khỉ, ngỗng, hổ phù,

ong, quạ, ... ngựa, quạ, dũi, đười ươi, ong, mèo, gà

Da cóc, lươn

Cổ cò, ngỗng

Đầu dơi,

Dáng người (béo,

gầy...) cá rô đực, trâu, ve, hạc, sếu, bò

chão chàng

Hình thức chung cú, ma mút cú

Đặc biệt, qua thống kê chúng tôi thấy cả người Việt và người Tày-Nùng đều lấy con quạ ra để liên tưởng đến hình thức của con người. Tuy nhiên, sự liên tưởng này cũng không giống nhau: người Việt thì lấy con quạ để biểu trưng cho nước da đen: Đen

như quạ còn người Tày-Nùng lại dùng hình ảnh con quạ để biểu trưng cho khuôn mặt:

Nả đặm pện nả ca (mặt đen như mặt quạ). Như vậy, mặc dù cùng một con vật, nhưng

tùy từng dân tộc mà có lối ứng xử và vận dụng khác nhau về hình thức con người. Trong khi đó, mượn hình ảnh con vật để liên tưởng đến hình thức đẹp của con người lại rất ít, chiếm 0.66% thành ngữ Việt và 0.3% thành ngữ Tày-Nùng. Đây thường là những con vật được dân tộc ưu ái và nó có những phẩm chất cũng như bề ngoài chiếm ưu thế về những đặc thù tốt như: Mày ngài mắt phượng, Da trắng như

trứng gà bóc, chim sa cá lặn,... Nộc dây nhòong khôn, cần đây nhòong slửa (chim đẹp

vì lông người đẹp vì áo). Điều này cho thấy, khi mỗi dân tộc mượn con vật để đại diện về hình thức đẹp của con người là những loại vật quý và đẹp như: rồng, chim, chim công, chim phượng,... theo quan niệm chung của nhiều dân tộc (quan niệm người phương Đông) trong đó có cả người Việt và Tày-Nùng.

Một phần của tài liệu So sánh cấu trúc - ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày - Thái ở Việt Nam (Trang 59)