Về nhận thức, trí tuệ của con người

Một phần của tài liệu So sánh cấu trúc - ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày - Thái ở Việt Nam (Trang 67)

D. Về hoạt động con người

E. Về nhận thức, trí tuệ của con người

Trí thông minh của con vật đã được dân gian kể qua nhiều câu chuyện ngụ ngôn, chuyện cười,... Và trong thành ngữ, những con vật đưa vào để so sánh với trí tuệ của con người như: chó, vịt, bò, gà, trâu, dê,... đều xuất hiện trong thành ngữ Việt và Tày-Nùng như:

Thành ngữ Việt Thành ngữ Tày-Nùng

Dốt như bò (rất dốt, không biết gì)

Nước đổ đầu vịt Ngu như chó...

Vài tỉnh nào (trâu nghe nhạc khí ~ đàn gảy

tai trâu)

Viết bặng cáy khuế (chữ như gà bới)

Hỉa năm xaứ hua pét (đổ nước đầu vịt)

Những đặc điểm về trí tuệ ở thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt và Tày-Nùng được biểu hiện khá trừu tượng và mang đậm tính hình tượng. Hầu như các thành ngữ phản ánh trí tuệ của con người được thể hiện qua hình thức ẩn dụ so sánh kín đáo: Đàn gảy tai trâu, ếch ngồi đáy giếng,... Ma lằn khỉ lứng (chó lăn phân con lửng - mu muội, mù quáng), Mèng thai pat nặm thương (con ruồi chết bát nước đường - chết tham lam không tính toán),....

Con vật biểu trưng cho nhận thức trí tuệ của con người chủ yếu là những con vật nuôi của người Việt: chó, bò, lợn,... liên tưởng ngay đến tăm tối, ngu dốt, bẩn thỉu; Còn người Tày-Nùng lại liên tưởng đến: gà, trâu, vịt, dê... cũng là những con vật nuôi trong gia đình mang những đặc tính về sự ngu dốt, bẩn thỉu, tăm tối của các loài vật này.

Như vậy, mặc dù cùng là những loài vật nuôi nhưng vận dụng vào thành ngữ thì mỗi dân tộc có cái nhìn và cảm nhận về chúng khác nhau tạo nên nét văn hóa riêng của mỗi vùng thống nhất nhưng không đồng nhất.

Một phần của tài liệu So sánh cấu trúc - ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày - Thái ở Việt Nam (Trang 67)