Do không tính đến chi phí vốn, nhiều doanh nghiệp dường như có lãi ngay cả khi họ làm tiêu hao tài sản của cổ đông. Nhưng thực tế doanh nghiệp lại hoạt động trong thua lỗ, trừ khi họ thu hồi được một lợi nhuận cao hơn chi phí vốn. Doanh nghiệp có thể trả thuế và báo cáo lợi nhuận trong bảng báo cáo thu nhập, nhưng vẫn hủy hoại giá trị cổ phiếu nếu đạt được mức thấp hơn chi phí vốn. Và nhiều doanh nghiệp dường như có lãi đang làm như vậy. Bằng cách đưa mọi chi phí vốn vào tính toán, bao gồm cả chi phí vốn chủ sở hữu, lợi tức gia tăng sẽ tính giá trị tiền tệ mà một doanh nghiệp hay một phòng ban tạo ra hay tiêu diệt vào bất kỳ một kỳ tính toán nào.
Lợi tức gia tăng vừa là công cụ thẩm định các dự án mới vừa là công cụ để đánh giá và hiệu suất hoạt động của cấp quản lý. Khi dùng EVA làm công cụ thẩm định, chúng ta hỏi:” Dự án này có làm tăng lợi tức không?”. Bằng cách dự báo tác động của một dự án mới hay một vụ đầu tư mới đối với thu nhập hoạt động thuần sau thuế, và trừ đi chi phí sử dụng vốn, ta có thể xác định được lợi tức gia tăng hay giá trị bị mất đi. Lợi tức gia tăng khuyến khích các nhà quản lý nhìn lại việc sử dụng vốn trong bộ phận của họ và hỏi: “Việc sử dụng số vốn đó có thu hồi lại được ít nhất là toàn bộ chi phí hay không?”. Họ bắt đầu xem xét kỹ những tài sản mà mọi người thường nghĩ là hàng hóa miễn phí: bộ truyền tải, máy móc, nhà xưởng, dây chuyền lắp ráp… Và họ sẽ nhận ra rằng công ty sẽ luân chuyển những tài sản đó tốt hơn và đầu tư lại tiền thu được váo các hoạt động có tỷ lệ sinh lời cao hơn.
Thước đo EVA thành công trong việc chỉ ra được giá trị thực sự tạo ra cho cổ đông và qua đó nhà đầu tư cũng đánh giá được giá trị thực sự của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Với mục tiêu theo đuổi là tối đa hóa giá trị cổ đông thì việc nghiên cứu vận dụng EVA trong việc đánh giá thành quả là hết sức cần thiết và có ý nghĩa.
EVA giúp các nhà đầu tư xác định được các doanh nghiệp có khả năng tạo ra giá trị hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Nếu các yếu tố khác đều tương tự nhau, doanh nghiệp nào có EVA cao hơn thường là sẽ tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Nếu các yếu tố khác đều tương tự nhau, doan nghiệp nào có EVA cao hơn thường là sẽ tốt hơn so với các doanh nghiệp có EVA thấp hơn, hay tệ hơn là EVA âm. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Stern Stewart, thì EVA có thể là một nhân tố có khả năng ảnh hưởng cao đến sự thay đổi giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Nếu EVA đang khả quan nhưng kỳ vọng trong tương lai EVA có thể thấp hơn thì đó không hề là một tín hiệu tốt cho nhà đầu tư.
Ngược lại, nếu một doanh nghiệp thậm chí đang có EVA âm nhưng được kỳ vọng là EVA sẽ được tăng lên một mức rất khả quan thì đó lại là một tín hiệu tốt thúc đẩy nhà đầu tư mua vào cổ phiếu của doanh nghiệp ấy. Các nghiên cứu gần đây cũng rất cố gắng để tìm mối quan hệ trực tiếp giữa EVA và biến động giá cổ phiếu. Tuy nhiên cho đến nay, các nghiên cứu cũng chưa thống nhất với một kết luận nào. Thế nhưng chi phí sử dụng vốn vẫn nên được nhà đầu tư quan tâm thỏa đáng, nhà đầu tư
hãy cẩn thận hơn khi nhìn vào các chỉ số thu nhập ròng hay chỉ số EPS trên các bảng bao cáo thu nhập.
Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán còn rất non trẻ, số lượng nhà đầu tư có kiến thức về tài chính để phân tích về doanh nghiệp còn rất hạn chế, phần lớn chúng ta đều rất tin tưởng vào các chỉ số về thu nhập, chỉ số EPS. Thế nhưng thật sự chúng vẫn có những hạn chế. Thông qua các phân tích trên từ mô hình EVA đã cung cấp cho các nhà đầu tư Việt Nam thêm một công cụ đơn giản để đánh giá doanh nghiệp niêm yết một cách đáng tin cậy, hỗ trợ cho việc ra quyết định mua – bán cổ phiếu một cách thông minh nhất.