Hoàng Tiến Tựu đã dựa vào nội dung phán đoán và hình thức ngữ pháp để cho rằng, tục ngữ có cấu trúc một vế, cấu trúc hai vế, cấu trúc cân đối, cấu trúc lệch và cấu trúc nhiều vế [49;tr.121], trong đó dạng cấu trúc hai vế là dạng phổ biến nhất. Nguyễn Thái Hòa [29, tr.25] đã chia tục ngữ theo quan hệ cú pháp, không dừng lại ở hình thức mà thường khái quát từ nội dung rồi đưa ra ba kiểu quan hệ cú pháp và 14 khuôn hình tục ngữ. Đó là kiểu câu có quan hệ hạn định trực tiếp, kiểu cấu có quan hệ so sánh, quan hệ qua lại, phối thuộc mà biểu hiện phổ biến nhất là kiểu câu có quan hệ sóng đôi. Như vậy, các tác giả đã dựa vào các tiêu chí khác nhau để phân loại cấu trúc tục ngữ. Do đó, các hình thức kết cấu tục ngữ Việt cũng hết sức phong phú với nhiều kiểu câu, nhiều khuôn hình, nhiều dạng thức.
Dựa vào kết cấu mệnh đề trong tục ngữ tiếng Việt, người ta tiến hành phân chia tục ngữ tiếng Việt thành các kiểu sau đây:
2.1.1.1. Kết cấu tục ngữ một mệnh đề.
Đây là kiểu tục ngữ tồn tại dưới hình thức một câu tối giản. Đó là một phán đoán hoặc một phát ngôn, có nội dung khẳng định. Kiểu cấu trúc gọi là cấu trúc một vế hay kết cấu tục ngữ một mệnh đề và thường có độ dài từ 4 - 6 âm tiết.
Cấu trúc một vế của tục ngữ thường gồm những phán đoán có ý nghĩa bổ trợ cho nhau khi nhận xét về sự giống nhau và khác nhau của nhiều sự vật, hiện tượng hoặc là những nhận thức về sự phát triển của một sự vật, thông qua các kiểu quan hệ so sánh không ngang bằng có tính chất lựa chọn hoặc tương phản bằng một hệ thống quan hệ từ: hơn, khác nào, còn hơn, sao bằng,
thà...còn hơn,... Ví dụ: Chết trẻ còn hơn lấy lẽ; Gái phải làm lẽ thà chết trẻ còn hơn…
Cũng có khi cấu trúc một vế trong quan hệ so sánh ngang bằng bằng một hệ thống quan hệ từ: là, bằng, như, cũng như, giống như,... Ví dụ: Vợ hiền như đũa có đô; Trai có vợ như giỏ có hom
Đôi khi câu tục ngữ cấu trúc một vế mang ý nghĩa so sánh mà không cần xuất hiện từ so sánh ngang bậc.Ví dụ: Người ta là hoa đất; Gió thổi là
chổi trời.
2.1.1.2.Kết cấu tục ngữ hai mệnh đề
Phần lớn tục ngữ tiếng Việt thường có kết cấu hai vế. Hai mệnh đề trong kiểu tục ngữ này thường rất cân đối nhau về số lượng các âm tiết. Kiểu cấu trúc tục ngữ có hai vế như vậy thường có số âm tiết bằng nhau tạo nên tính đối xứng cả về hình thức lẫn nội dung ngữ nghĩa. Loại này có cấu trúc chủ yếu dựa vào hai vế so sánh ( còn gọi là cấu trúc so sánh).Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản với thành ngữ so sánh là tục ngữ có cấu trúc so sánh thường có nghĩa tường minh chứ không có kiểu so sánh dưới dạng ẩn dụ hay hoán dụ như trong thành ngữ tiếng Việt. Ví dụ: Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống;
Đông chết se, hè chết lụt; Đẹp vàng son, ngon mật mỡ.
Tính cân đối trong tục ngữ so sánh tạo cũng tạo lên nhịp điệu hài hòa trong mỗi vế câu. Nhiều câu tục ngữ có hình thức kết cấu đối xứng về thanh điệu ( như: bằng- trắc, bằng- trắc, bằng- trắc), tạo nên nhịp điệu trong câu rất cân đối, dễ nghe, dễ nhớ.Ví dụ: Hay ở, dở đi; Ăn lấy chắc, mặc lấy bền…
thơm; Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm; Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy
Kiểu tục ngữ hai vế còn có cấu trúc sóng đôi bộ phận, nghĩa là cả hai về có kết cấu giống nhau nhưng chức năng ngữ pháp và ý nghĩa của mỗi vế thì khác nhau thông qua các từ liên kết chặt chẽ kiểu: " nào...ấy"; " đâu... đấy","
bao nhiêu...bấy nhiêu",..Ví dụ: Ăn cây nào, rào cây ấy;Vui đâu, chầu đấy; Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy; Làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu.
Chức năng liên kết cú pháp của kết cấu tục ngữ sóng đôi thường có một bộ phận được láy lại để phù hợp với kết cấu trước nó. Nói cách khác, cấu trúc sóng đôi bộ phận có một từ hay cụm từ giống hoặc khác nhau về chức năng. Ví dụ: Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở ; Một người làm quan, cả họ được
cậy; Muốn ăn hét phải đào giun, muốn ăn cơm phải làm ruộng
Về số âm tiết, kết cấu tục ngữ hai vế thường có số lượng âm tiết bằng nhau.Vídụ: Đực cụp, cái xòe( 2- 2 âm tiết ); Một tiền gà, ba tiến thóc( 3- 3 âm tiết); Tháng bảy mưa gãy cành trám, tháng tám nắng rám trải bưởi (6- 6 âm tiết)
Bên cạnh kiểu cấu trúc tục ngữ có hai vế bằng nhau về số lượng âm tiết, kiểu kết cấu tục ngữ hai mệnh đề cũng còn tồn tại loại hai vế không bằng nhau về số lượng âm tiết.Ví dụ: Ăn thì mau chân, việc cần thì đủng đỉnh ( 4/ 5 âm tiết ); Giàu cơm ba bữa, khó cũng đỏ lửa ba lần (4 / 6 âm tiết) Cắt dây
bầu dây bí, ai nỡ cắt dây chị dây em " (5/ 7 âm tiết ). Tuy nhiên, kiểu tục ngữ
hai vế có số lượng âm tiết không cân đối giữa hai vế thường này khó nhớ, nên chúng có số lượng không nhiều.
2.1.1.3.Kết cấu tục ngữ ba mệnh đề
Kết cấu tục ngữ gồm 3 mệnh đề có số lượng đứng thứ hai sau kiểu tục ngữ hai mệnh đề. Tuy nhiên số lượng của kiểu cấu trúc này cũng không nhiều. Nhìn chung, loại kết cấu này thường có độ dài khá lớn. Độ dài ngắn nhất cuả loại này là 8 âm tiết và lớn nhất có thể kéo dài đến 18 âm tiết.Ví dụ:
chưng, lưng tôm càng(10 âm tiết); Mùa đông mưa dầm gió bấc, mùa hè mưa to gió lớn, mùa thu sương sa nắng gắt (18 âm tiết)
2.1.1.4.Kết cấu tục ngữ bốn mệnh đề
Kết cấu tục ngữ gồm 4 mệnh đề không nhiều. Tuy nhiên, kiểu cấu trúc 4 mệnh đề có độ dài lớn nhất so với tất cả các kiểu cấu trúc tục ngữ còn lại, nó có thể lên đến 22 âm tiết. Ví dụ: Lưng tôm tít, đít tôm càng, chân đi khắt
khẻo hai hàng, được như lời ấy lạng vàng cũng mua.(20 âm tiết );Thiếu tháng hai mất cà, thiếu tháng ba mất đỗ, thiếu tháng tám mất hoa ngư, thiếu tháng tư mất hoa cốc (22 âm tiết). Một đặc điểm khác dễ nhận thấy là, kiểu tục ngữ
này có số lượng các âm tiết ở mỗi vế thường không đồng đều nhau.Ví dụ: Mô hình câu tục ngữ: " Lưng tôm tít, đít tôm càng, chân đi khắt khẻo hai hàng, được như lời ấy lạng vàng cũng mua" có thể được phân chia theo số lượng
tăng tiến như sau: " 3- 3- 6- 8 ". Hoặc " Thiếu tháng hai mất cà, thiếu tháng
ba mất đỗ, thiếu tháng tám mất hoa ngư, thiếu tháng tư mất hoa cốc" có số lượng âm tiết là: 5- 5- 6- 6.