Tình hình sử dụng từ Hán Việt trong tục ngữ Việt

Một phần của tài liệu Tìm hiều việc sử dụng từ thuần Việt và Hán Việt trong tục ngữ Việt Nam (Trang 29)

Hơn một nghìn năm Bắc thuộc, tiếng Hán và văn hóa Hán có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội người Việt, trong đó có văn học dân gian nói chung và tục ngữ nói riêng. Tiếng Hán vào Việt Nam đã được nhân

dân “Việt hóa” thành từ Hán Việt. Bởi vậy, một số câu tục ngữ Việt đã sử dụng một lượng từ Hán Việt.

2.2.1.1 Kết quả thống kê

Theo thống kê của chúng tôi, trong 388 câu tục ngữ được chúng tôi khảo sát thì có 56 từ Hán Việt. Chẳng hạn, những từ in đậm trong những ví dụ dưới đây đều là những từ Hán Việt (Chúng đã được chúng tôi tra cứu để kiểm tra lại trong từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh).

Các từ “dụng”; “nhân”, “ mộc” trong câu “Dụng nhân như dụng mộc

Các từ “kiến giả”, “nhất”, “phận” trong câu “Anh em kiến giả nhất phận”... Chúng ta có thể dẫn ra thêm những câu tục ngữ Việt khác đều sử dụng từ Hán Việt như:

“Mộc mạc ưa nhìn lọ điểm trang.” “Dụng nhân như dụng mộc.”

“Nhất bạch, nhị hoàng, tam khoang, tứ đốm.” “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.” “Thứ nhất phao câu, thứ nhì đầu cánh.”

“Đầu thanh, cao tiền, thấp hậu, chẳng tậu thì sao.”

Sau đây là bảng thống kê những từ Hán Việt đã được sử dụng trong 388 câu tục ngữ được chúng tôi khảo sát.

STT Từ Hán Việt Từ Danh từ Động từ Tính từ Số lần

xuất hiện Ghi chú

1 Chì / 1 màu đen

3 Đầu / 1 4 Động / 1 5 Gia / 1 6 Hậu / 1 7 Hoàng / 1 8 Huyền / 1 9 Huyền đề / 3 10 Kiến giải / 1 11 Lạc / 1 12 Lục / 1 13 Mệnh / 1 14 Mộc / 1 15 Môn 1 16 Mùi / 1 17 Nghiệp / 1 18 Ngọ / 2 19 Ngũ / / 1 20 Ngư / 1 21 Nhân / 1 22 Nhập / 3 23 Nhất / 4 24 Nhị / 1 25 Nhũ / 1 26 Phong / 1 27 Phúc / 1 28 Phúc / 1 29 Quan / 1 30 Sa / 1 31 Sương / 1 32 Tam / 2 33 Tây / 2 34 Tha 1 35 Thâm / 1

36 Thành / 1 37 Thiên / 1 38 Thiện 1 39 Thu / 2 40 Thủ / 2 Tay 41 Thủ / 1 Đầu 42 Thực / 1 43 Thủy / 1 44 Tiền / 1 45 Tốc / 1 46 Tri / 1 47 Tứ / 4 48 Tử / 1 Con người 49 Tuần hà / 1 50 Túc / 2 51 Tửu / 1 52 Vi / 2 53 Vĩ / 1 Đuôi 54 Vị / 1 55 Xuân / 1 56 Xuất / 1

2.2.1.2. Nhận xét

- Thứ nhất là về mặt số lượng. Như vậy, thông qua bảng thống kê chúng tôi nhận thấy rằng: Số lượng từ Hán Việt được sử dụng trong tục ngữ Việt là rất ít, chỉ chiếm 10 % (56/560) so với lượng từ thuần Việt. Từ Hán Việt gồm: danh từ là 35 từ; động từ là 7 từ; tính từ là 14 từ. Hơn nữa, số lần xuất hiện từ Hán Việt không nhiều. Chỉ có ba từ xuất hiện 4 lần (là từ “an” với nghĩa “bình an”, từ “nhất” với nghĩa là “một, thứ nhất” và từ “tứ” với nghĩa là “bốn” ), còn lại chỉ xuất hiện với tần xuất là 3 lần (có 2 từ là “nhập” với nghĩa là “vào” và “huyền đề” và 2 lần hay 1 lần.

Ví dụ về những từ Hán Việt trong tục ngữ:

“Trời đất hương hoa, người ta cơm rượu”.

Các từ “hương”; “hoa” là các từ Hán Việt (đây là lời nói đùa của người thích uống rượu, cho rằng thế mới là hợp với luật của tự nhiên).

“Thâm đông, chống bắc, hễ nực thì mưa”. Các từ “đông”; “bắc” là các

từ Hán Việt. Đây là kinh nghiệm của nhân dân về dự báo thời tiết, ý là cuối đông mà không có gió bấc thì trời nực sẽ mưa.

Quan cần dân trễ. “Quan” và “dân” là các từ Hán Việt. Thể hiện sự

phản ứng của người dân đối với các yêu sách của quan lại thời phong kiến.

Có thực mới vực được đạo. Các từ “thực” và “đạo” là các từ Hán Việt.

Ý nói muốn người ta giữ được đạo đức thì phải cho con người ta được ấm no trước đã.

- Thứ hai là về nội dung.

+ Từ Hán Việt trong tục ngữ diễn đạt cho sắc thái trang trọng, nhưng lượng câu diễn đạt ý nghĩa này khá ít ỏi. Chẳng hạn:

“Duyên tao ngộ”. Các từ trong câu này đều là các từ Hán Việt (Nghĩa

“Ăn bát Đại Thanh, nằm chiếu miến” (bát Đại Thanh là bát Trung

Quốc, chiếu miến là chiếu nhỏ sợi), tả cuộc sống sang trọng.

+ Từ Hán Việt xuất hiện ở một số lĩnh vực đời sống như kinh nghiệm nông nghiệp (về trồng trọt, chăn nuôi); kinh nghiệm liên quan đến trang phục (việc ăn mặc, y phục, trang điểm); mối quan hệ (giữa con người với con người, con người với xã hội); kinh nghiệm về các hiện tượng tự nhiên, (thời tiết, mưa gió); kinh nghiệm về văn hóa ẩm thực… Như vậy, các từ Hán Việt xuất hiện ở nhiều chủ đề cuộc sống khác nhau và các từ Hán Việt xuất hiện trong câu tục ngữ về những lĩnh vực này chủ yếu là danh từ.

Trong số những chủ đề nói trên, từ Hán Việt xuất hiện nhiều nhất trong những câu tục ngữ nói về thiên nhiên và điều kiện thời tiết. Ví dụ:

“Mưa chẳng qua ngọ, gió không quá mùi” (Giờ mùi và giờ ngọ là vào

buổi trưa, mùi và ngọ đều là từ Hán Việt). Ý nói: đây là kinh nghiệm của nhân dân trong các trận bão gió và thay đổi thời tiết.

Mùa đông mưa dầm gió bấc, mùa hè mưa to gió lớn, mùa thu sương sa nắng gắt. Là kinh nghiệm dân gian về thời tiết.

Gió trúc, mưa mai: (trúc và mai là từ Hán Việt, chỉ cây trúc và cây

mai). Ý nói cảnh thiên nhiên tươi mát, nhẹ nhàng.

Gió quang, mây tạnh: (quang nghĩa là sáng, là từ Hán Việt). Ý nói bầu

trời êm ả….

Sau chủ đề về thiên nhiên và điều kiện thời tiết, từ Hán Việt cũng còn xuất hiện trong chủ đề về trồng trọt và chăn nuôi:

Chó khôn tứ túc huyền đề, tai thì hơi cúp đuôi thì cong cong (tứ, túc, huyền đề là từ Hán Việt, nghĩa là những con chó có 4 móng treo gọi

là tứ túc huyền đề ). Tục ngữ này khuyên người nuôi con vật nên chọn con nào có đặc điểm chân có 4 móng treo, tai cúp, đuôi cong thì hãy để nuôi vì nó sẽ rất khôn.

Trâu nghiến hàm, bò bạch thiệt (Kinh nghiệm nuôi trâu bò)

Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống (nhất, nhị, tam, tứ: là từ Hán

Việt). Ý nói: trong việc sản xuất nông nghiệp thì nước, phân, giống, và sự chăm chỉ của con người là quan trọng và không thể thiếu.

Nhất canh trì, nhì canh viên, ba canh điền (Canh là cày, là làm ăn; trì

là ao, viên là vườn, điền là ruộng). Câu tục ngữ khuyên người nông dân nên

thả cá, làm vườn, cày ruộng.

Còn những từ Hán Việt xuất hiện trong chủ đề ăn uống của tục ngữ chủ yếu nêu khái quát chân lý, kinh nghiệm, chứ không thấy xuất hiện các từ Hán Việt ghi tên cụ thể trong các món ăn. Ví dụ

“Ăn vi thủ, ngủ vi tiên”, Các từ vi, thủ, tiên đều là các từ Hán Việt (Nghĩa của câu tục ngữ này là: Người ta lấy ăn làm đầu, lấy ngủ làm trước tiên)

“Có thực mới vực được đạo” ( thực và đạo là từ Hán Việt). Ý nói

muốn cho người ta giữ được đạo, phải cần cho người ta no ấm.

“Nhất thủ nhì vĩ”(thủ là đầu, vĩ là đuôi là từ Hán Việt). Nghĩa đen:

ngon thứ nhất là đầu, thứ nhì là đuôi; nghĩa bóng là: Quan niệm cũ cho rằng đầu và đuôi một con vật đã cúng phải dành cho những người cao chức nhất trong làng.

Điều đặc biệt theo kết quả khảo sát của chúng tôi, trong những chủ đề mà chúng tôi khảo sát, chủ đề y phục, ăn mặc thì không thấy xuất hiện từ Hán Việt nào.

Như vậy, qua việc thống kê số liệu và phân tích vài ví dụ trên đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, tục ngữ là nơi đúc kết những kinh nghiệm rất giản dị, thực tế của người dân nên ngôn từ trong tục ngữ không cần nhiều từ trang trọng, xa hoa. Vì vậy đó là lý do khiến tục ngữ sử dụng rất ít từ Hán Việt mà chủ yếu là các từ thuần Việt. Qua đây cũng lý giải rằng: tục ngữ Việt đã chứng minh lối suy nghĩ dân gian của dân tộc và giới tự nhiên và đời sống xã hội, đồng thời biểu hiện cách thức nói của dân tộc Việt qua nhiều thế hệ,

trong tiến trình lịch sử lâu dài. Mặt khác, tục ngữ Việt cũng phản ánh văn hóa giao tiếp dân gian bình dị của nhân dân lao động nên thường sử dụng những từ rất đỗi bình dân trong cuộc sống, hài hước, trêu chọc, ví von…Nó khác với một nền văn hóa Hán là nghiêng về trang trọng, nghi thức, nghi lễ. Vì thế phần nhiều các từ Hán Việt thường là các danh từ để chỉ các bậc vua chúa, quan lại, cách ăn nói quá lịch sự để các tầng lớp trên xưng hô với nhau.

Có thể thấy rằng ở những chủ đề được khảo sát trong tục ngữ của Việt Nam, số lượng từ Hán Việt hạn chế và như vậy lượng từ thuần Việt sẽ chiếm đa số. Kết quả khảo sát về từ thuần Việt sẽ có trong mục 2.2.2 dưới đây.

Một phần của tài liệu Tìm hiều việc sử dụng từ thuần Việt và Hán Việt trong tục ngữ Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)