0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Tình hình sử dụng từ thuần Việt trong tục ngữ Việt

Một phần của tài liệu TÌM HIỀU VIỆC SỬ DỤNG TỪ THUẦN VIỆT VÀ HÁN VIỆT TRONG TỤC NGỮ VIỆT NAM (Trang 36 -36 )

Như trên đã đã nói, tục ngữ thường là những câu nói hoàn chỉnh, có nội dung đúc kết lại kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Nội dung của tục ngữ thiên về trí tuệ, nên thường được ví von là " trí khôn dân gian". "Trí khôn" đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng, nhưng lại được diễn đạt bằng thứ ngôn từ ngắn gọn, gần gũi, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Vì thế, tục ngữ được coi là một kiểu văn học nói dân gian (văn học truyền miệng). Do đó nó thường được nhân dân sử dụng trong lời nói sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy mà theo kết quả khảo sát của chúng tôi, trong số 388 câu tục ngữ (trong bảng phụ lục kèm theo) thì số lượng từ thuần Việt chiếm 90%, với 587 từ.

Từ thuần Việt sử dụng trong tục ngữ chiếm đa số tuyệt dối. Chúng xuất hiện ở mọi chủ đề về các kinh nghiệm sống, kinh nghiệm thời tiết, chăn nuôi, trồng trọt… Hầu như câu tục ngữ nào cũng có từ thuần Việt. Nếu xét về từ loại, số lượng danh từ trong từ thuần Việt ở tục ngữ chúng tôi khảo sát là 326 từ; động từ là 137 từ; tính từ là 124 từ.

2.2.2.1. Từ thuần Việt sử dụng trong chủ đề nói về hiện tượng thiên nhiên, thời tiết

Tục ngữ ra đời từ quá trình lao động của người nông dân, rồi sau đó tục ngữ lại tiếp tục quay lại phục vụ cho lao động sản xuất. Tục ngữ là tiếng nói được tổng kết từ cuộc sống của nhân dân trong mối quan hệ với thiên nhiên và lao động sản xuất, là sản phẩm của tư duy người lao động bắt đầu từ những nhận xét giản đơn về thời tiết, khí hậu đã ảnh hưởng đến lao động và đời sống của con người. Những nhận xét đó, qua chiêm nghiệm được xem như quy luật của thiên nhiên tác động đến sản xuất và cũng có thể là những kinh nghiệm đã trở thành tập quán “xưa làm, nay bắt chước” lưu truyền trong nhân dân.

Việc xem xét các hiện tượng thiên nhiên, đặt mối tương quan ảnh hưởng của thời tiết với đất đai, cây trồng để rút ra những kinh nghiệm là một vấn đề không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Có lẽ tác động quan trọng nhất của thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống là “mưa và nắng”. Số lần xuất hiện hai từ này trong câu tục ngữ là nhiều nhất. Mưa là 12 lần, nắng là 11 lần. Hầu như các câu tục ngữ nói về hiện tượng mưa, nắng đều xuất hiện ở cấu trúc hai mệnh đề A thì B. Ví dụ:

Cò ăn ruộng sâu thì nắng, cò ăn ruộng cạn thì mưa;

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm; Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa

Cu cu tắm thì ráo, trảo trảo tắm thì mưa; Kiến dọn tổ thời mưa;

Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa;

Không nói trực tiếp đến hiện tượng mưa nhưng đọc câu tục ngữ sau chúng ta vẫn nhận rõ là trời sẽ mưa qua những từ rất đời thường khi người nông dân dựa vào dấu hiệu ở động vật, thực vật, đồ vật xung quanh như miêu tả con Ếch kêu với động từ “uôm uôm”, từ “lụt” trong từ “lụt lội” với động từ “bò”:

“Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước; Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt”

Đôi khi kết quả của cây trái, mùa màng cũng cho ta những dự áo về thời tiết: “được mùa nhãn, hạn nước lên; được mùa sim sắm xóc, được mùa móc

sắm tơi”.

Ngoài hiện tượng mưa, nắng thì các hiện tượng khác cũng xuất hiện

nhiều: gió, bão, sấm, chớp, cầu vồng, nước lên, nước ròng… cùng với cách

kết hợp các động từ hoặc tính từ rất thú vị ở người Việt. Chẳng hạn: Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”

Sấm động gió tan Gió thổi là chổi trời

Mây kéo xuống thì bể thì trời nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút

Sau đây là một số ví dụ về từ ngữ thuần Việt trong bảng thống kê liên quan đến hiện tượng thời tiết. (Chi tiết xem ở bảng 2 phần phụ lục )

1 Gió bấc / 2 2 Gió nam / 1 3 Gió nồm / 1 4 Gió tây / 1 5 Hè / 1 6 Khoe / 1 7 Mau / 1 8 Chĩnh / 4 9 Mồ hôi / 1 10 Mồng / 3 11 Mưa / 12 12 Nắng / 11 13 Nhay nháy / 1 14 Nực / 1 15 Nước / 5 16 Quầng / 1 17 Rằm / 1 18 Ráo / 1

19 Rét đài / 1

20 Ròng / 1

21 Sương muối / 1

2.2.2.2. Từ thuần Việt liên quan đến chủ đề “trồng trọt và chăn nuôi, ăn uống”

Ngôn ngữ là cái hồn của một dân tộc. Nó như một tấm gương nhiệm mầu, phản chiếu cả chiều dài lịch sử và tầng sâu văn hoá của dân tộc ấy. Thử nhìn vào tiếng Việt, chúng ta dễ dàng nhận thấy những dấu ấn còn ghi đậm của một nền văn hoá lúa nước phương Nam.

Đất nước người Việt trải dài từ Bắc vào Nam trong một môi trường tự nhiên đa phần là nước, sông nước bao quanh con người, yếu tố này chiếm vị trí đặc biệt, chi phối, ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống xã hội.

Gần 80% người Việt Nam là cư dân nông nghiệp nên tục ngữ nói về công việc nhà nông chiếm đa số trong mảng tục ngữ Việt nói về lao động sản xuất. Nhiều câu tục ngữ ghi lại những kinh nghiệm trong nghề nông (trồng trọt, chăn nuôi), ăn uống. Vì vậy mà từ là thuần Việt chiếm phần lớn trong tổng số lượng từ mà chúng tôi khảo sát.

Về kinh nghiệm chăn nuôi, từ thuần Việt chiếm 129 từ trong tổng số 56 câu, trong đó danh từ là 60 từ, động từ là 37 từ, tính từ là 32 từ, chiếm 23% tổng số từ.

Về kinh nghiệm trồng trọt, từ thuần Việt chiếm 104 từ trong tổng số 81 câu, trong đó danh từ là 60 từ, động từ là 32 từ, tính từ là 12 từ, chiếm 18.6% tổng số từ.

Về văn hóa ẩm thực, từ thuần Việt chiếm 100 từ trong tổng số 68 câu, trong đó danh từ là 82 từ, động từ là 10 từ, tính từ 8 từ, chiếm 17.8% tổng số từ

Cụ thể về nghề nghiệp, nghề trồng lúa nước là chủ đạo với kỹ thuật canh tác: cấy, gieo, vãi, trồng; cày, bừa, gặt,… và một hệ thống thống thuỷ lợi thể hiện công sức của con người trong ứng biến với môi trường (nước) và nghề nghiệp (trồng lúa nước): đê, kênh, hồ, đập…

Người Việt canh tác lúa nước với mục đích lấy hạt lúa làm lương thực chính. Cho nên có một lượng từ vựng đáng kể chỉ để biểu hiện các hình thức khác nhau của hạt lúa: thóc, lúa, gạo, cơm, cháo tấm, cám, trấu.... Tục ngữ đã có một số lượng lớn các câu phản ánh khá rõ về vấn đề này:

Thóc hoa dâu, trầu lá mặt;

Ăn không thì hóc, chẳng xay thóc thì phải ẵm em Chứa tiền chứa thóc thì giàu

Khen nhà giàu lắm thóc Có thóc mới bóc nên gạo; Có thóc mới cho vay gạo Ra tay gạo xay ra cám

Trai đi giày đến đám, trai về nhà bốc cám rang Trấu trong nhà, thả gà đi đâu

Thứ nhất phân ngấu, thứ nhì trấu tươi No cơm tấm, ấm ổ rơm

Cháo nóng húp quanh, công nợ trả dần Cơm hàng cháo chợ ai lỡ thì ăn

Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng

Ngoài ra, ta bắt gặp những tổ hợp từ ghép đẳng lập hai âm tiết: thóc lúa, thóc gạo, gạo thóc, lúa gạo, lúa má, cơm cháo, tấm cám... cũng được sử

dụng thường xuyên trong giao tiếp của người Việt.

Về tên gọi từng loại lúa dùng để ăn vào những dịp khác nhau chủ yếu có hai loại: lúa tẻ và lúa nếp. Có các câu tục ngữ sau:

Đắt lúa tẻ, rẻ lúa nếp;

Gần chùa chẳng được ăn xôi; Cơm tẻ no xôi vò chẳng thiết; Thí trẻ ăn xôi gấc;

Muốn ăn xôi, ngồi gần bếp...

Bởi vậy, những kinh nghiệm trồng lúa, chăm bón, chọn giống, thu hoạch lúa của cả hai vụ nói trên được phản ánh khá rõ trong tục ngữ, với những từ thuần Việt hết sức bình dị, đời thường và thuần nông nghiệp:

“Chiêm cập cợi, mùa đợi nhau Chiêm cấy to tẽ, mùa cấy nhẻ con Chiêm thối cỏ, mùa nỏ đất”; “Chiêm yên gốc, mùa trốc rễ”;

Lúa chiêm là lúa bất nghì, cấy trước trỗ trước chẳng thì đợi ai;

Các câu tục ngữ trên nói về đặc tính sinh trưởng của các loài lúa trong từng vụ,“cập cợi: nghĩa là vội vàng, gấp gáp, mùa chiêm ít thời gian”; “to tẽ, nhẻ con : cấy nhiều hoặc ít nhánh mạ trong một gốc lúa”; “trốc: rễ cây lúa bị bật lên mặt đất”; “trỗ: cây lúa bắt đầu ra hoa”.

Tục ngữ còn đi vào những kỹ thuật cụ thể hơn, từng công đoạn của mỗi vụ như:

“Hòn đất nỏ một giỏ phân,; Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa; Nhất cày ải, nhì vãi phân”

Ngoài trồng lúa, người lao động còn trồng trọt được nhiều loại cây hoa màu khác. Đó là nguồn cung cấp thức ăn cơ bản cho đời sống hằng ngày của người nông dân. Mỗi loại cây trồng cũng chỉ thích ứng với từng thời gian, mùa vụ:

“Tháng ba dâu trốn, tháng bốn dâu về (về trồng dâu)

“Tháng chạp mà cấy mạ non, thà rằng công ấy ẵm con ở nhà” “Chiêm khô bầu, mùa sầu rơm”;

“Tháng giêng trồng trúc, tháng lục trồng tiêu”, Tháng mười có sấm, cấy trên nấm cũng được ăn”…

Ngoài ra còn có một số câu tục ngữ nói về kinh nghiệm và kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá… Kinh nghiệm đó đã được nhân dân đem áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Ví dụ:

Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen (kinh nghiệm trồng khoai), Ao sâu tốt cá (kinh nghiệm nuôi cá),

Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông (kinh nghiệm chài lưới),

Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa (ảnh hưởng của nắng mưa đối với cây trồng); Trâu giong bò dắt (kinh nghiệm nuôi bò và trâu)

Về ăn uống, trong bữa cơm của người Việt chủ yếu là cơm (sản phẩm từ lúa nước): "Người sống về gạo, cá bạo về nước; Cơm tẻ mẹ ruột;

Đói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường", với các thức

ăn là cá, tôm, cua (đều là các loài sinh vật dưới nước). Các di chỉ khảo cổ học đã chứng minh ngay từ buổi đầu người Việt cổ đã lấy các động vật thủy sinh như các loài ốc, tôm, cá làm thức ăn. Thói quen ăn uống này đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực của người Việt. Trong bữa cơm thường ngày của người Việt bên cạnh cơm, rau: "Ăn cơm không rau như đánh

nhau không người gỡ"; Đói ăn rau, đau ăn thuốc"; "Cơm chín tới, cải ngồng non, gái một con, gà gại ổ"; " Ăn cơm có canh, tu hành có vãi"; " Có dưa chừa rau" thì không thể thiếu cá. Từ các loài thủy sinh, người Việt

đã sáng tạo ra những món ăn đặc thù của người Việt và chúng được thể hiện bởi các câu sau đây :" Ao sâu tốt cá, nước cả cá to; Mùa hè cá sông,

mùa đông cá bể; Chim, thu, nhụ, đé; Một trăm đám cưới không bằng hàm dưới cá trê. Đầu chép, mép trôi, môi mè, lườn trắm…"

Tục ngữ về lao động sản xuất còn phản ánh tập quán lao động lâu đời của nông dân Việt Nam. Kho tri thức mà tục ngữ có được chủ yếu là do sự trải nghiệm hàng ngày của nhân dân. Di sản tục ngữ mà dân tộc Việt Nam còn lại “tuyệt đại đa số là của người nông dân lao động, phản ánh lối sống, in dấu lối nghĩ, tiêu biểu cho lối nói của người dân lao động” [5, tr. 183].

2.2.2.3. Từ thuần Việt trong chủ đề kinh nghiệm ăn mặc, nhà cửa và kinh nghiệm khác

Từ thuần Việt trong kinh nghiệm ăn mặc, nhà cửa và kinh nghiệm khác chiếm 118 câu với 119 từ, trong đó danh từ là 62 câu, động từ là 34 câu, tính từ là 23 câu, chiếm 21.3% tổng số từ.

Người Việt cũng như người Trung Quốc thường quan niệm: "An cư mới

lạc nghiệp", nên trong các tục ngữ của họ có rất nhiều câu nói về việc ăn ở

sinh hoạt. Ví dụ:

- Nhà gỗ xoan, quan ông nghè

- Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam.

Ngoài hai mảng hiện thực chủ yếu nói trên, trong các tục ngữ tiếng Việt còn xuất hiện nhiều câu nói về lối sống ăn mặc, trang phục bề ngoài của con người. Người Việt quan niệm " Ăn chắc mặc bền" hay " Mộc mạc ưa nhìn, lọ

điểm trang" cho nên họ thường có cách đánh giá nhận xét rất giản dị về lối

sống ăn mặc.Ví dụ:

- Áo rách thay vai, quần rách đổi ống. - Đông the, hè đụp.

- Sai sải áo vải bền lâu.

Mặc dù người Việt thiên về lối sống giản dị, nhưng không phải là họ không biết đến những giá trị của cái tốt, cái đẹp. Vì thế trong tục ngữ vẫn thỉnh thoảng có câu như: " Người đẹp vì lụa, lúa tót vì phân" hay " Đàn ông đóng khố đuôi lươn, đàn bà mặc yếm hở lườn mới xinh",...

Tóm lại, tục ngữ Việt Nam khá đa dạng về hình thức biểu hiện và mang nhiều nội dung phong phú.

Đặc điểm văn hoá của cư dân Đông Nam Á nói chung và người Việt nói riêng là cư trú thành xóm, làng, bản, buôn, sóc. Đây là văn hoá của những người nông dân trong cộng đồng làng, bản, buôn gắn với nghề nghiệp canh tác lúa nước, nền kinh tế tự cung tự cấp và khép kín. Vì vậy nền văn hoá đậm sắc thái địa phương. Điều này được phản ánh khá rõ qua các câu tục ngữ chứa các lớp từ phản ánh tục lệ dựng vợ gả chồng, chẳng hạn: "Ruộng đầu chợ, vợ

đầu làng; Ruộng giữa đồng, chồng giữa làng”; “Tậu ruộng giữa đồng, lấy chồng giữa làng”; “Lấy chồng giữa làng hơn lấy chồng sang thiên hạ”; “Nuôi lợn thì phải vớt bèo, lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng”; “Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng".

Một phần của tài liệu TÌM HIỀU VIỆC SỬ DỤNG TỪ THUẦN VIỆT VÀ HÁN VIỆT TRONG TỤC NGỮ VIỆT NAM (Trang 36 -36 )

×