0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Hình ảnh giới tự nhiên thể hiện qua từ ngữ thuần Việt trong tục

Một phần của tài liệu TÌM HIỀU VIỆC SỬ DỤNG TỪ THUẦN VIỆT VÀ HÁN VIỆT TRONG TỤC NGỮ VIỆT NAM (Trang 54 -54 )

trong tục ngữ Việt (So sánh với tục ngữ tiếng Hán)

Hình ảnh thế giới tự nhiên bao gồm thế giới động vật, thực vật và các hiện tượng tự nhiên được biểu đạt trong tục ngữ tiếng Hán cũng như tiếng Việt. Trong phần này, chúng tôi chỉ đi sâu vào miêu tả đặc trưng văn hóa ẩn nấp sau những hình ảnh đó.

Những hiện tượng tự nhiên đi sâu vào tục ngữ của hầu hết các ngôn ngữ. Vì thế, với những hiện tượng tự nhiên có tính phổ quát, chúng tôi tạm thời không nhắc đến, ở đây chúng tôi chỉ chú trọng vào những hiện tượng tự nhiên do đặc thù của vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tạo nên nét văn hóa đó ở tục ngữ của mỗi dân tộc.

Đất nước Trung Quốc cổ đại chủ yếu nằm trên bờ bắc sông Trường Giang, mà vùng đất này nằm trên vành đài hàn đới, khí hậu chủ yếu là khí hậu lạnh, mùa đông có băng và tuyết bao phủ, vì thế chủ yếu số hiện tượng tự nhiên này được thể hiện trong tục ngữ tiếng Hán. Ví dụ:

冰冻三尺非一日之寒 (Băng đồng tam xích phi nhất nhật chi hàn)

“Nước được đóng thành băng dày 3 tấc không phải là một hai ngày mà được tạo thành”. Ý nghĩa đầy đủ của câu thành ngữ là bất cứ việc gì không phải tự nhiên mà xảy ra. Ắt phải có nguyên nhân của nó, hay những yếu tố sâu xa.

瑞雪兆丰年(Thụy tuyết triệu phong niên).Đây là một câu tục ngữ lâu

đời. Nó có ý nghĩa là tuyết báo hiệu một năm thu hoạch, là một báo hiệu của năm tới cây trồng thu hoạch tốt

Từ đó, ta thấy đối với người Hán, người ta quan tâm nhiều đến cái lạnh, và thường sử dụng những hiện tượng tự nhiên của mùa đông vào tục ngữ. Trong khi đó do khí hậu nóng bức không thường xuyên xảy ra, nên không một câu tục ngữ tiếng Hán nào đề cập đến cái nóng của thiên nhiên.

Ngược lại, Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới, mùa hè nóng nực, mùa đông tuy không xuống đến nhiệt độ âm, nhưng do khí hậu ẩm ướt, làm cho con người cũng luôn có cảm giác rét tê tái. Vì thế, tục ngữ tiếng Việt được quan tâm cả cái nóng lẫn cái lạnh. Số lượng tục ngữ miêu tả cái nóng của Việt Nam rất phong phú. Ví dụ:

Mây kéo xuống bể thì nắng chang chang

Tháng tám nắng rám trái bưởi…

Còn cái lạnh thì được miêu tả như:

Đông chết se, hè chết lụt Mây thành vừa hanh vừa giá

Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng bân

Người Việt Nam chiêm nghiệm, nhận xét các triệu chứng của tự nhiên để dự đoán khái quát về thời tiết. Người Việt đã tích lũy được một kho kinh nghiệm các căn cứ dự báo thời tiết hết sức phong phú về tình hình thời tiết quan mối quan hệ giữa các hiện tượng của thiên nhiên.

Ví dụ: Căn cứ vào gió, tục ngữ Việt có những câu như:

Gió nam đưa xuân sang hè, Gió thổi là chổi trời,

Trống tháng 7 không hội thì chay, gió tây may không dông thì bão”…

Dựa vào trăng, sao, mây để dự báo thời tiết mưa hoặc nắng. Ví dụ

Sao mau thì mưa, sao thưa thì nắng Sao mau thì nắng, sao vắng thì mưa Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa

Mây thành vừa hanh vừa giá; mây kéo ngược nước tràn bờ Vẩy mại thì mưa, bối bừa thì nắng

Căn cứ vào hiện tượng trong khí quyển để dự báo thời tiết. Ví dụ

Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy Cơn đằng tây mưa dây bão giật;

Mống đông, vồng tây, không mưa dây cũng bão giật

Sấm động gió tan, Vồng chiều mưa sáng, ráng chiều mưa hôm

Không chỉ chiêm nghiệm, nhận xét các hiện tượng về thiên nhiên, thời tiết, người Việt còn có những hiểu biết nhất định về quy luật của tự nhiên. Tục ngữ Việt có những câu sau:

Đã hay nắng lắm mưa nhiều

Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối Không có mây sao có sao.

Con người đã biết lợi dùng hiện tượng thủy triều và hướng gió để phục vụ cho đời sống của mình. Ví dụ:

Nước lên rồi nước lại ròng

Thuyền ngược ta khấn gió nam, thuyền xuôi ta khấn mưa nguồn gió may .

Thiên tai ở Việt Nam diễn biến thất thường, khó lường. Khi mùa thu hoạch đến, người nông dân vẫn phải chủ động phòng ngừa với tinh thần “Xanh nhà hơn già đồng”. Không chỉ phòng ngừa trước mắt: “chớp xa

chạy trước, chớp gần, chậm bước chẳng sao”; “ráng mỡ gà, ai có nhà thì chống”, người ta còn đắp đê để chống lụt lâu dài: “Đê cao chẳng quản nước sông tràn vào”.

Tuy nhiên từ bao đời nay, nói chung, con người vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, vẫn phải “trông trời trông đất trông mây, trông mưa,

trông nắng, trông ngày trông đêm”.

3.2.2.2 Nét văn hóa trong tục ngữ được thể hiện qua hình ảnh thực vật và động vật

Thế giới động vật và thực vật gắn bó với nhau như hình với bóng và chúng có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Những tên gọi của chúng đã tồn tại từ lâu và sự xuất hiện của chúng gắn liền với đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp. Trong thực tế, quy luật liên tưởng của mỗi dân tộc đã dẫn đến mối liên hệ gắn bó các con vật hay hệ thực vật với những đặc điểm, thuộc tính nào đó không phải giống nhau giữa các ngôn ngữ và giữa các dân tộc khác nhau. Đặc điểm thực tế của Việt Nam là một nước nông nghiệp lúa

nước, chăn nuôi và trồng trọt phát triển từ rất sớm, do đó các đặc điểm đó có ảnh hưởng quan trọng đến ngôn ngữ.

a/ Hình ảnh thực vật

Những từ ngữ liên quan đến các loài thực vật trong tục ngữ Hán không nhiều. Trong số đó, hình ảnh về loài “cỏ” chiếm số lượng lớn nhất, những đồng cỏ gắn liền với văn hóa du mục phương Bắc, là nguồn lương thảo chính do ngựa dùng trong chiến tranh. “Cỏ” trong tục ngữ tiếng Hán thường biểu trưng cho những giá trị thấp kém, bị coi thường. Ví dụ:

墙头草随风倒 (Tường đầu thảo tùy phong đảo) “cỏ ở trên đỉnh cao mà xoay theo gió” Câu này như câu “gió chiều nào xoay chiều ấy”, có nghĩa là con người dễ dàng bị thay đổi hoặc chi phối bởi ngoại cảnh bên ngoài.

Ngoài ra, đa số các loài cây xuất hiện trong tục ngữ tiếng Hán đều là những loài cây ăn quả và có tính hình tượng rất cao, hơn nữa đây là những loài cây ăn quả có tính đặc tính điển hình của vùng giá rét như: đào, mận, lê. Trong các điển tích văn học Trung Quốc, thường biểu trưng cho những lớp người tài năng, thành đạt, nhưng trong tục ngữ Hán lại chỉ sử dụng chúng để miêu tả về khuôn mặt, hạt mưa... Ví dụ:

发尽桃花水,必是旱黄梅 (Phát tận đào hoa thủy, tất thị hạn hoàng

mai). Ở vùng hạ lưu sông Trường Giang, vào tháng tư âm hoặc dịp tết thanh minh là độ hoa nở và mưa xuân, thì đến tiết khí Mang Chủng là ít mưa hoặc mưa muộn hơn.

Những loài cây có tính biểu trưng cao như: tre, tùng...những loài cây biểu tượng sự bất diệt, trường tồn. Ví dụ:

松竹梅岁寒三友 (Tùng trúc mai tuế hàn tam hữu) “Trúc dẻo dai mềm

tồn tại và phát triển được vào dịp hàn đông. Qua đó người Trung Quốc lấy đó là biểu tượng cho cốt cách cao sang của con người, đồng thời cũng tượng trưng cho tình bạn, tình hữu nghị.

Những hình ảnh về thế giới thực vật thể hiện trong tục ngữ tiếng Hán, thường được thể hiện trong hai thái cực đối xứng, hoặc là những hình ảnh biểu trưng cho những giá trị cao cả, cho người quân tử, hoặc là hình ảnh biểu trưng cho những giá trị tầm thường, không đáng kể.

Khác với Trung Quốc, Việt Nam là một quốc gia có một thảm thực vật vô cùng phong phú vì nằm trong vành đai nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều phù hợp cho các hệ thực vật phát triển nên các từ ngữ liên quan đến trường thực vật xuất hiện trong tục ngữ tiếng Việt là rất nhiều.

Lúa là cây lương thực chủ yếu, nhưng ngoài ra còn có nhiều loại cây khác được chăm sóc, thuần dưỡng để nuôi sống con người, như: ngô, khoai,

sắn, đậu, lạc, vừng… Trên mặt đất, bao quanh nơi ở con người là cây cối đa

dạng về chủng loại, đặc biệt là tre, hóp, mây, nứa, cam chanh, bưởi, hồng, khế, bầu bí; xoài , rau, dưa, hành, cà, bầu bí, trúc tiêu, nấm, cỏ…. Chúng là những loài cây phục vụ trực tiếp đến đời sống con người. Ví dụ:

Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen

Tháng mười có sấm, cấy trên nấm cũng được ăn Được mùa quéo, héo mùa chiêm;

Được mùa xoài, còi mùa lúa”.

Một trong những nét văn hóa nổi bật nhất của trường nghĩa thực vật xuất hiện trong tục ngữ tiếng Việt, đó là hình ảnh của một nền nông nghiệp lúa nước điển hình. Có lẽ vì vậy mà cây lúa xuất hiện nhiều nhất với 20 lần , và 12 lần nói về “ cây mạ” (danh từ chỉ cây lúa non), trong 84 câu tục ngữ tiếng Việt nói về các kinh nghiệm lao động liên quan đến việc trồng trọt và các công việc lao động khác. Ví dụ với các câu tục ngữ sau

Lúa chiêm đứng nép đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên Lúa chiêm thì cấy cho sâu, lúa mùa thì gẩy cành dâu mới về Lúa ré là mẹ lúa chiêm.

Lúa tháng bảy vợ chồng rẫy nhau.

Tỏ trăng mười bốn được tằm, tỏ trăng hôm rằm thì được lúa chiêm Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu.

Tre ngà trổ hoa, lúa mùa rồi hỏng

Năm trước được cau, năm sau được lúa. Cày sâu tốt lúa

Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân

Muốn ăn lúa tháng mười, trông trăng mồng tám tháng tư Muốn ăn lúa tháng năm, trông trăng rằm tháng tám. Mạ chiêm đào sâu chôn chặt, mạ mùa vừa đặt vừa đi; Tháng chạp mà cấy mạ non, thà rằng công ấy nhà

Ngoài ra nhiều câu tục ngữ còn ghi lại những kinh nghiệm sản xuất, trong đó nghề nông, nghề trồng trọt, còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết:

“Gió đông là chồng lúa xiêm, gió bấc là duyên lúa mùa; Gió heo may mía bay lên ngọn;

Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa”

Hoặc là những kinh nghiệm mà cùng một hiện tượng thời tiết mà loại cây này được mùa, còn loại cây khác lại mất mùa: “Được mùa cau đau mùa

lúa, được mùa nhãn vãn mùa cau, được mùa dưa sưa mùa lúa; được mùa quéo, héo mùa chiêm; được mùa xoài, còi mùa lúa; Xanh nhà hơn già đồng”.

Ngoài ra cây mạ và cây lúa cũng được ví với hình ảnh hài hước về người phụ nữ trong câu sau đây “Mạ úa cây lúa chóng xanh, gái dòng chóng

Mặc dù Trung Quốc là quốc gia có hệ thống sông ngòi nhiều, có biển bao quanh phía đông nhưng những động vật sống dưới nước lại xuất hiện trong tục ngữ khá nghèo nàn, chỉ xuất hiện có ba loài cơ bản là cá, cua và trai. Điểm nổi bật trong tục ngữ tiếng Hán là hình ảnh các loài gia súc, gia cầm tuy số lượng xuất hiện không nhiều nhưng lại khá nhiều về chủng loại về, âu đây cũng thể hiện một nét văn hóa nông nghiệp - chăn nuôi điển hình của nền văn hóa Trung Hoa. Ví dụ:

好马不吃回头草 (Hảo mã bất cật hồi đầu thảo). Có ý nghĩa là

người tố sẽ không đi con đường sai trái) Người có khí chất dù có gặp phải lúc cơ nhỡ cũng quyết không quay đầu.

Hình ảnh những loài gia súc, gia cầm xuất hiện trong tục ngữ tiếng Hán, thường không mang một sắc thái tình cảm tốt.

Hình ảnh các loài động vật trong tục ngữ tiếng Việt lại vô cùng phong phú. Điều này thể hiện một cách đầy đủ về địa hình, vị trí địa lý và điều kiện khí hậu của Việt Nam. Tên gọi các loài động vật được sử dụng trong tục ngữ tiếng Việt là:

Nhóm động vật dưới nước gồm: Cá; tôm, cua, ếch; ốc, cóc

Nhóm động vật sống hoang dã: Cò, sếu, kiến, quạ, chuồn chuồn, sáo, cu cu, trảo trảo

Nhóm các con vật nuôi trong gia đình: Bò, Lợn, chó, gà, ngựa, bồ câu, vịt, trâu, tằm

Nhóm động vật dưới nước xuất hiện trong tục ngữ tiếng Việt chủ yếu là những loài động vật nước ngọt sống trong ao hồ, kênh rạch, trên đồng ruộng nước. Chúng rất gần gũi và gắn bó với đời sống người nông dân Việt Nam. Người nông dân đã khái quát hóa những kinh nghiệm chăn nuôi, kinh nghiệm chọn mua thức ăn, cũng như đánh bắt loài động vật này như sau:

“Ao sâu tốt cá” (kinh nghiệm nuôi cá)

Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông (kinh nghiệm chài lưới),

Lưng tôm tít, đít tôm càng, chân đi khắt khẻo hai hàng, được như lời ấy lạng vàng cũng mua.

Hoặc còn mượn hình ảnh của loài động vật này, cụ thể là hình ảnh của “Cá” để giáo dục, răn dạy con người: “Cá không ăn muối cá ươn. Con cãi cha

mẹ trăm đường con hư.

Hoặc hình ảnh của “Cua” với ý nghĩa tự lập ở người trưởng thành, không ai chung chạ với ai: “Cua có óc, cóc có gan”; Đời cua cua máy, đời

cáy cáy đào”.

Với nhóm động vật hoang dã, tục ngữ chỉ dựa vào kinh nghiệm quan sát những dấu hiệu ở loài động vật này để dự đoán thời tiết cho mùa vụ:

Cò ăn ruộng sâu thì nắng, cò ăn ruộng cạn thì mưa

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm; Cu cu tắm thì ráo, trảo trảo tắm thì mưa;

Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt

Nhóm hình ảnh động vật có số lượng đông nhất trong tục ngữ tiếng Việt, chính là nhóm động vật nuôi trong gia đình. Cụ thể là kinh nghiệm về nghề chăn nuôi của người nông dân. Các câu tục ngữ liên quan đến kinh nghiệm chăn nuôi gia súc gia cầm đa phần tạo cảm giác rất hài hước, với việc sử dụng chủ yếu là các từ thuần Việt.

Kinh nghiệm chọn giống để chăn nuôi phải xuất phát từ cách lựa chọn những bộ phận cụ thể như mõm, chân, tai, mắt, đuôi, bụng… của vật nuôi. Ví dụ:

Chọn lợn: “ Đực chuộng phệ, sề chuộng chõm” Chọn trâu: “Lang đuôi thì bán, lang trán thì cày”

Chọn gà: “Gà đen chân trắng mẹ mứng cũng mua; gà trắng chân thì mua chi giống ấy”

Chọn chó: “Mắt bánh rán, trán bánh chưng, lưng tôm càng” Chọn chim bồ câu: “Đực cụp, cái xòe”

Chọn kén tằm: “Đực dài, cái vuông”

chọn bò giống: “Bò đẻ tháng năm nỏ bằm thì hui”

Nói về nghề trồng lúa nước, tục ngữ Việt không thể bỏ qua hình ảnh của “con trâu”, bởi “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Hình ảnh con vật này chiếm phần lớn câu tục ngữ:

Buộc trâu trưa nát chuồng Cày trâu loạn, bán trâu đồ

Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà; trong ba việc ấy thật là khó thay Trâu cổ cò, bò cổ giải.

Trâu dắt ra, bò dắt vào Trâu gầy cũng tầy bò giống Trâu giong bò dắt

Trâu he cũng bằng bò khỏe

3.3 Tiểu kết

Như vậy, bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện ở nhiều khía cạnh trong tục ngữ Việt. Đó là mối quan hệ giữa con người với con người, tự nhiên và xã hội, những tư tưởng, quan niệm cách nhìn v.v được thể hiện trong tục ngữ.

Mặt khác, bản sắc văn hóa dân tộc còn được thể hiện ở chỗ: khi một tục ngữ trong phát ngôn được chuyển tải đến người tiếp nhận thì lập tức được tách riêng ra hình ảnh dân tộc đặc thù. Và cũng như vậy, khi tiếp nhận tục ngữ Việt, người ta sẽ thấy một mô hình đặc trưng của một đất nước nông nghiệp mà cuộc sống chủ yếu gắn bó với nghề trồng trọt và chăn nuôi, các phong tục, tập quán, lối sống và phép ứng xử hiếu khách , trọng tình của riêng người Việt. Và ngôn ngữ chính là chất liệu tạo nên nền văn hóa mang bản sắc dân tộc đó. Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn hóa dân tộc được lưu giữ

Một phần của tài liệu TÌM HIỀU VIỆC SỬ DỤNG TỪ THUẦN VIỆT VÀ HÁN VIỆT TRONG TỤC NGỮ VIỆT NAM (Trang 54 -54 )

×