Nét văn hóa dân tộc thể hiện qua từ ngữ thuần Việt trong tục ngữ Viêt

Một phần của tài liệu Tìm hiều việc sử dụng từ thuần Việt và Hán Việt trong tục ngữ Việt Nam (Trang 50)

ngữ Việt

3.2.1 Hình ảnh con người được thể hiện qua từ ngữ thuần Việt trong tục ngữ Việt (So sánh với tục ngữ tiếng Hán)

Theo kết quả thống kê của chúng tôi, thì hình ảnh con người xuất hiện trong tục ngữ tiếng Việt lại là toàn bộ xã hội, cả tầng lớp thống trị lẫn người bình dân. Trong đó, người bình dân thường được nhắc đến với sắc thái tình cảm gây thiện cảm, tuy là tầng lớp dưới trong xã hội những vô cùng đa dạng, kéo theo đó là sắc thái tình cảm cũng phong phú và đa dạng một cách tương ứng. Trái lại, hình ảnh con người xuất hiện trong tục ngữ tiếng Hán chủ yếu là con người thuộc tầng lớp thống trị hay tầng lớp trên của xã hội. Cụ thể như sau:

Những con người thể hiện trong tục ngữ tiếng Hán chủ yếu là hình ảnh của giai cấp thống trị, bề trên trong xã hội như quan lại, thân sĩ...hoặc nếu không chỉ là những con người chung chung, không rõ giai cấp.

官大一级压死人 ( Quan đại nhất cấp áp tử nhân ) “Quan hơn một cấp

ép chết người ”

只许州官放火,不许百姓点灯 (Chích hử châu quan phóng hỏa, bất

được thắp đèn) Câu này có nghĩa là người có quyền thì tùy tiện làm bất cứ việc gì không kể đúng sai. Còn thường dân thì từ những việc làm nhỏ bé cơ bản cũng bị hạn chế.

Hay như hình ảnh phụ nữ hiện lên trong tục ngữ thành ngữ tiếng Hán chủ yếu đều là những mĩ nữ v.v mà theo chúng tôi đây cũng là những người thuộc tầng lớp trên trong xã hội. Những người phụ nữ ở đây không xuất hiện một cách trực diện, mà luôn được hàm ẩn sau những hình ảnh biểu trưng về họ.

情人眼里出西施 (Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi). Ý nghĩa của câu

thành ngữ này có nghĩa là trong mắt những người yêu quý nhau thì đối phương luôn tốt luôn đẹp.

英雄难过美人关 (Anh hung nạn qua mĩ nhân quan) “Anh hùng khó

qua ải mĩ nhân” Dù là người thành công hay tài giỏi nhưng bát cứ ai cũng không thoát khỏi vòng ái tình.

Còn trong tục ngữ tiếng Việt, hình ảnh con người xuất hiện đầy đủ và trực diện ở mọi đối tượng trong xã hội. Trong khi đó, tục ngữ Việt khi nói về giai cấp thống trị thường nghiêng về phê phán giai cấp thống trị bao gồm vua quan và những tên địa chủ, chánh tổng, lý trưởng, xã đoàn, trương tuần v.v ở nông thôn Việt Nam. Đó là những câu:

“Cá lớn nuốt cá bé”,

“Miệng ông cai, vai đầy tớ”

Vì sao vậy? Vì chúng tự cho mình cái quyền vô cùng lớn để bóc lột nhân dân:

“Muốn nói oan làm quan mà nói”;

“Quan nói hiếp, chồng có nghiệp nói thừa”.

Vua quan phong kiến tìm cách cướp ruộng đất của nông dân, đồng thời làm giàu trên mồ hôi, xương máu người lao động:

“Đất vua, chùa làng, phong cảnh bụt”; “Của vào quan như than vào lò”.

Nhân dân Việt Nam gọi vua quan là những tên cướp: “Tuần hà là cha

kẻ cướp”. Người dân luôn bị quan lại phong kiến bóc lột đến tận xương tủy:

“kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra”. Từ đó mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn xã hội ở Việt Nam bùng phát ngày càng gay gắt.

Tục ngữ tiếng Việt cho thấy nỗi khổ của sự đói ăn, thiếu mặc không lo bằng nỗi khổ gần quan: “gần lửa rát mặt”. Do vậy, khi nhìn thấy quan nha, người dân không chỉ sợ hơn thú dữ (“Quan phủ đi, quan tri nhậm”) mà còn phản ứng lại hoặc tìm cách tránh xa (“ Quan cần dân trễ”). Như vậy là có sự khác nhau trong tục ngữ hai nước khi nói về tầng lớp quan lại, tầng lớp thống trị: trong tục ngữ tiếng Việt thì nghiêng về phê phán, còn trong tiếng Hán thì nghiêng về mô tả cái quyền quý.

Tục ngữ hai nước nói về con người có những nét văn hóa giống nhau. Đó là thái độ ứng xử của một số bậc anh hùng tiền bối được nhân dân kính trọng đã trở thành lẽ sống và phương châm xử thế của nhân dân hai nước . Trong tiếng Việt:

“ Chết trong còn hơn sống đục;

Sống đục sao bằng thác trong”.

姜还是老的辣 (Khương hài thị lão để lạt) “Gừng càng già càng cay”

Người già trải nghiệm nhiều và có nhiều đúc kết trong cuộc sống những việc họ làm và cách giải quyết của họ luôn chu toàn.

Như đã nói, trong tục ngữ tiếng Việt hình ảnh con người xuất hiện nhiều hơn cả là những con người thuộc mọi tầng lớp bậc dưới của xã hội, họ xuất hiện với đủ mọi đối tượng, ngành nghề, đủ các lứa tuổi. Ví dụ:

Ngoe nguẩy như ả quẩy tôm,

Ngoài ra người Việt rất hay quan tâm đến các mối quan hệ và tình cảm gia đình vợ - chồng : “Chồng là đó vợ là hom”; “Sán nhau như vợ

chồng sam”, v.v, hay đó còn là tình cảm anh - chị - em ruột trong gia đình

là tình của những người có cùng huyết thống, không thể tách rời: “Anh em

như chân với tay”.

Tục ngữ đưa ra cách xử thế khi có mối bất hòa trong anh chị em: “Cắt

dây bầu dây bí, ai nỡ cắt dây chị dây em”. Hoặc đó là sự bất hòa lại nảy sinh

giữa các chị em dâu: “Chị em dâu cái đầu lúc lắc” hoặc xung đột chị dâu -

em chồng: “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng”. Trong mối quan hệ Việt Nam truyền thống, đó đây mối quan hệ giữa dì ghẻ với con riêng của chồng, giữa bố dượng với con riêng của vợ…không phải lúc nào cũng nồng ấm. Trong tục ngữ Việt, lối tư duy cũ với những định kiến còn là rào cản các quan hệ đó. Những câu như “Con chồng thì khinh, con mình thì yêu; Đói thì

ăn ngô ăn khoai, đừng ở với dượng điếc tai láng giềng” đề cập đến những bất

hòa giữa con riêng của vợ với bố dượng..

Đặc biệt là một số hình ảnh con người xuất hiện trong tục ngữ tiếng Việt là những nhân vật nằm trong tiềm thức tâm linh của người dân Việt như: “léo nhéo như mẹ ranh, ăn cắp như ranh”.

Mở rộng hơn, tục ngữ Việt còn đề cập đến mối quan hệ giữa các thành viên trong dòng họ, chẳng hạn:

Chim có tổ người có tông

Chín đời họ mẹ còn hơn người dưng Máu loãng còn hơn nước lã.

Hay đó còn là mối quan hệ láng giềng, hàng xóm cũng được phản ánh qua tục ngữ của người Việt. Người Việt nhận ra và thấm thía sâu sắc tầm quan trọng của mối quan hệ giữa mình, gia đình mình với láng giềng qua những câu đồng nghĩa về tình làng nghĩa xóm:

“Bà con xa không bằng láng giềng gần”.

Khi tục ngữ được dùng như một phương châm xử thế, nhân dân lao động cũng bộc lộ một phần nhân sinh quan và thế giới quan của mình. Nói cách khác, đó là những tư tưởng trong hệ thống các quan niệm của nhân dân về các lối ứng xử trong gia đình và xã hội.

Tính chất giáo huấn, đề cao đạo làm người, ý thức trân trọng những giá trị truyền thống dân tộc còn xuất hiện trong các câu tục ngữ về quan hệ thầy trò và các quan hệ xã hội khác. Nhiều câu tục ngữ Việt nói về truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam: “Có thờ thầy mới được làm thầy”, “Không thầy đố mày làm nên”; về tinh thần hiếu học, ham hiểu biết: “Có học

mới nên khôn”.

Đối với người Việt cũng như người Hán học chữ, trước hết là học đạo làm người: “Tiên học lễ hậu học văn”. Đạo lý của người Việt Nam tồn tại, vượt qua âm mưu đồng hóa của ngoại bang, giữ được bản sắc của dân tộc mình hẳn cũng bắt nguồn từ nếp sống “tôn sư trọng đạo” như thế. Còn cách “Học ăn học nói, học gói học mở” chỉ có người Việt mới có. Trong mối quan hệ của người dân đối với vua - thầy - cha thời phong kiến, trong tục ngữ tiếng Việt thì vai trò người thầy luôn được đề cao. Từ ông vua tối cao đầy quyền uy đến những người dân bình thường khi gặp thầy đều khoanh tay cung kính cúi chào. Đó là nét đẹp ngàn đời của đạo lý Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tìm hiều việc sử dụng từ thuần Việt và Hán Việt trong tục ngữ Việt Nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)