Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài phải căn cứ vào trình độ của người học.

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng Việt (Trang 97)

KẾT TỪ TRONG CÁC SÁCH DẠY TIẾNG VIỆT NHƢ MỘT NGOẠI NGỮ

3.1.3. Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài phải căn cứ vào trình độ của người học.

ngữ.

“Dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài là dạy cách tƣ duy ngôn ngữ của ngƣời Việt”28. Mỗi dân tộc có một nền văn hoá điều đó dẫn đến mỗi ngôn ngữ có một cách tƣ duy đồng thời dẫn đến những hiện tƣợng ngôn ngữ đƣợc sử dụng mang màu sắc của cách tƣ duy, phong tục, tập quán của dân tộc đó. Vì vậy những vấn đề cần giải quyết khi giảng dạy kết từ tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài cũng không thể tách biệt những yếu tố trên.

Ảnh hƣởng của yếu tố địa lý là một trong những lý do dẫn đến những ngôn ngữ khác nhau về loại hình cũng nhƣ khác nhau về cách tƣ duy. Đây là lý do giải thích vì sao những ngƣời châu Á có khả năng nói tiếng Việt “gần” với tiếng Việt hơn, trong khi đó điều này lại xảy ra ngƣợc lại với ngƣời châu Âu. Xuất phát từ đặc điểm của ngôn ngữ, các sách tiếng Việt cũng hƣớng đến xây dựng giáo trình phù hợp với ngƣời học ở mỗi quốc tịch khác nhau. Căn cứ vào những nét đồng văn và những dị biệt để ngƣời nƣớc ngoài có thể xác định và chú ý phân biệt. Điều này có phần thuận lợi hơn cho ngƣời học nếu phải học với một giáo trình chỉ có ngôn ngữ đích chứ chƣa nói đến giáo trình học ngoại ngữ thông qua ngôn ngữ thứ 3.

3.1.3. Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài phải căn cứ vào trình độ của người học. người học.

Ngoài những đặc điểm trên, với một đối tƣợng học, nội dung giảng dạy phải đƣợc xây dựng cho phù hợp với từng đối tƣợng cụ thể. “Về mặt nội dung, chúng ta có thể chia thành ba loại lớn:29

- giáo trình cơ sở hoặc nâng cao nói chung. - giáo trình chuyên về hội thoại, giao tiếp.

- giáo trình tiếng Việt chuyên ngành (thƣơng mại, du lịch,…)

28

“Tiếng Việt và dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài”, N guyễn Đức Tồn, NXB ĐHQG HN, 1997. 29

Chúng tôi thống nhất với quan điểm của Đào Thản về việc phân chia nhƣ trên. Tuy nhiên ở phần này, chúng tôi chỉ đề cập đến loại giáo trình cơ sở hoặc giáo trình nâng cao nói chung. Với mục đích để có thể tiếp cận với các giáo trình chuyên ngành, tất cả ngƣời học cần biết một số lƣợng kiến thức nhất định.

3.1.3.1. Người giáo viên trong quá trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Với những đặc điểm xuất phát từ ngƣời học ở trên, ngƣời giáo viên đầu tiên phải xác định đƣợc học viên mà mình dạy thuộc vào lớp đối tƣợng nào. Căn cứ vào những đặc điểm riêng của từng học viên mà đƣa ra một phƣơng án dạy nhằm đạt đƣợc mục đích dạy và học hiệu quả nhất.

Học ngoại ngữ ở giai đoạn đầu chủ yếu là bắt chƣớc mà ngƣời để học viên bắt chƣớc trƣớc hết là thầy cô giáo và sau đó là môi trƣờng giao tiếp. Ngƣời nƣớc ngoài khi đến Việt Nam, ngay lập tức họ đƣợc tiếp xúc với một môi trƣờng giao tiếp tràn ngập ngôn ngữ mà họ đang học. Với mỗi vấn đề lại đƣợc trình bày lại mang theo sắc thái của ngƣời trình bày nó. Bên cạnh những cấu trúc khung còn có sự uyển chuyển trong phong cách của ngƣời nói. Vì vậy, ngƣời nƣớc ngoài rất hoang mang trong quá trình tiếp xúc.

Qua thực tế của việc dạy và tiếp xúc với ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Việt, có nhiều sinh viên nƣớc ngoài khi mới sang Việt Nam. Sau khi học xong bài 1, bài chào hỏi (điều này gần nhƣ đƣợc qui định là câu đầu tiên cần phải học khi học ngoại ngữ), sinh viên đƣợc dạy, trong tiếng Việt, từ “chào” đƣợc sử dụng tƣơng đƣơng với từ “hello” và từ “goodd bye” trong tiếng Anh. Còn từ “tạm biệt” là từ dịch chính xác từ từ “goodd bye” trong tiếng Anh thì “thƣờng đƣợc dùng trong những trƣờng hợp: ở cuối một bức thƣ khi viết cho bạn, trƣớc lúc ngƣời ta chia tay nhau để đi xa, đi lâu…Tuy

nhiên, từ “tạm biệt” vẫn là từ mang tính chất văn học nhiều hơn”30

thì sinh viên ngay lập tức bị lúng túng. Họ thƣờng nói là ngay sau khi lấy xe từ bãi gửi xe ra, ngƣời trông xe nói ngay “Tạm biệt!”. Hoặc bên cạnh những ví dụ đƣợc học trên lớp nhƣ: “Anh ấy bị điểm kém”. “Em bé bị mẹ mắng”, ngƣời nƣớc ngoài khi đi ra ngoài lại thƣờng bắt gặp những câu kiểu nhƣ: “Tôi bị mời đi chơi”, “Em ấy bị anh ấy tặng hoa”.

Trong hoàn cảnh này, dẫn đến hai hậu quả: 1.Ngƣời học ngay lập tức lúng túng trong quá trình giao tiếp dẫn đến thất bại khi giao tiếp. 2.Ngƣời học ngay lập tức học ngay cách sử dụng dới dạng biến thể và lâu dần có thể dẫn đến ngƣời học thuộc dạng biến thể nhiều hơn là thuộc dạng chuẩn. Nhƣ vậy, ngƣời giáo viên còn cần phải đóng vai trò là ngƣời định hƣớng cho ng- ƣời học. Chỉ cho ngƣời học những dạng biến thể và cách cƣ xử đối với những dạng này để tránh những kết quả không tốt.

3.1.3.2. Việc phân loại trình độ sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

Yếu tố đầu tiên chi phối toàn bộ các yếu tố khác là xác định trình độ cho ngƣời học. Việc phân chia trình độ có thể tiến hành theo nhiều cách với nhiều quan điểm khác nhau.

Cách phân loại31

của Nguyễn Chí Hoà với 5 trình độ nhƣ: Trình độ cơ sở.

Trình độ dƣới trung bình. Trình độ trung bình. Trình độ trên trung bình. Nâng cao.

Đây là cách phân loại chi tiết và chia thành những trình độ nhỏ khác nhau. Ngoài ra, theo quan điểm của Judith E.Liskin – Gaspanrro trong “ETS Oral Proificiency Testing Manual”. Princeton, N.J: Educational Testing Service, 1982, tiếng Việt thuộc nhóm thứ 3 (ngôn ngữ trên thế

30

“Tiếng Việt nâng cao”, Nguyễn Thiện Nam, NXB Giáo dục1998. 31

giới đƣợc chia thành 4 nhóm) với những cấp độ chia (chúng tôi tạm dịch và gọi tên nhƣ sau:

Trình độ sơ cấp 0 (Hiểu nhờ trí nhớ, hoặc học thuộc lòng…) Trình độ cơ sở 1 Trình độ cơ sở 1/1 + Trình độ trung bình 1 + Trình độ trung bình 2 + Trình độ trung bình 2/2 + Trình độ nâng cao 2 Trình độ nâng cao 2 + Trình độ nâng cao 3

Với số giờ học nhƣ sau: Trình độ cơ sở: 480 giờ, tƣơng đƣơng với 16 tuần.

Trình độ trung bình có số giờ học là 720 giờ, tƣơng đƣơng với 24 tuần. Trình độ nâng cao có số giờ là 1320, tƣơng đƣơng với 44 tuần.

Nhƣ vậy, theo chúng tôi có thể xây dựng, chƣơng trình giáo trình giảng dạy dựa trên chƣơng trình 3 trình độ:

A Trình độ cơ sở.

B Trình độ trung bình. C Trình độ nâng cao.

Với những yêu cầu đối với ngƣời học trong các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Ngƣời học phải có đủ các tiêu chí sau để xếp tƣơng đƣơng với trình độ nào. Tuy nhiên trong phần này, chúng tôi chỉ đề cập đến kỹ năng: đọc hiểu. Bởi trong luận văn chúng tôi chỉ hạn chế khảo sát đƣợc những bài đọc và những hội thoại trong sách dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài. Vì thế, sau khi học, ngƣời học phải đạt đƣợc ở trình độ trong kỹ năng đọc nhƣ sau:

- Trình độ cơ sở: Ngƣời học phải có thể đọc hiểu hầu hết các văn bản ở dạng văn xuôi. Thành thạo đáng kể trong việc đọc những tài liệu có chủ

đề quen thuộc trong một ngữ cảnh quen thuộc. Có vốn từ tích cực rộng. Tuy nhiên khả năng đọc vẫn chậm và không hiểu đƣợc những ngữ cảnh mà ngƣời viết cố tình nguỵ biện. Chƣa đọc đƣợc những văn bản thuộc các lĩnh vực kỹ thuật hoặc chuyên ngành.

- Trình độ trung bình: Có khả năng đọc tốc độ cao và hiểu hầu hết nhiều loại văn xuôi về những chủ đề quen thuộc nhƣ văn hoá, ngôn ngữ - xã hội. Dạng bài khoá bao gồm những vấn đề nhƣ những báo cáo chung, những thông tin nội bộ, những tài liệu kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn. Tất cả những dạng này đều bao gồm những ý kiến giả định, tranh luận và ủng hộ hay không. Ngƣời đọc ở trình độ này đã có khả năng đọc những tác phẩm văn chƣơng hiện đại. Có hạn chế khi hiểu một đoạn văn có nhiều cấu trúc phức tạp hoặc nhiều tiếng lóng, thành ngữ.

- Trình độ nâng cao: Ngƣời học có kỹ năng đọc thành thạo tƣơng đ- ƣơng với kỹ năng đọc của ngƣời bản xứ có trình độ giáo dục cao. Có thể đọc văn xuôi trìu tƣợng rất khó nhƣ: những bài viết có nhiều từ thông tục hay những thuật ngữ chuyên ngành. Có khả năng đọc loại bài văn chƣơng, điển hình là văn xuôi hiện đại, thơ và kịch. Có khả năng đọc những văn chƣơng cổ một cách dễ dàng nhƣ ngƣời bản xứ có giáo dục cao nhƣng không phải là chuyên gia.

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng Việt (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)