Nội dung và các phương pháp giảng dạy.

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng Việt (Trang 107)

KẾT TỪ TRONG CÁC SÁCH DẠY TIẾNG VIỆT NHƢ MỘT NGOẠI NGỮ

3.3.1. Nội dung và các phương pháp giảng dạy.

3.3.1.1. Dạy nghĩa tiềm tàng và nghĩa ngữ cảnh.

Dạy cái gì vẫn luôn là câu hỏi thƣờng trực đối với mỗi ngƣời giáo viên cũng nhƣ những nhà nghiên cứu. Về mặt nghĩa của từ, có nhiều thành tố có thể nói đến. Nhƣng ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến những yếu tố nghĩa cần dạy cho ngƣời nƣớc ngoài khi học kết từ.

3.3.1.1.1. Dạy nghĩa tiềm tàng của các kết từ trước.

Đó là ý nghĩa luôn tồn tại trong kết từ mà không thay đổi theo văn cảnh. Dạy kết từ cho ngƣời nƣớc ngoài, theo chúng tôi ở đây cần dạy nét nghĩa này trƣớc. Những kết từ cần quan tâm đầu tiên là những kết từ có tính ổn định cao và có tính thống nhất trong các văn bản.

- Nguyên tắc dạy nét nghĩa tiềm tàng của các kết từ trong các sách dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài.

+ Giải thích nghĩa của từ bằng những câu ngắn với một ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu.

Ví dụ: Liên từ “như” dùng để biểu thị quan hệ tương đồng. Có thể là không khác nhau về tính chất, mức độ, cách thức, hình thức bên ngoài…

+ Nếu một từ có nhiều nét nghĩa thì dạy nét nghĩa có tần số xuất hiện cao trƣớc.

(Có thể dựa vào sự sắp xếp các nét nghĩa trong từ điển)

Ví dụ: Liên từ “nhƣ” với nét nghĩa là biểu thị quan hệ tương đồng

so sánh đƣợc sắp xếp trƣớc nét nghĩa biểu thị từ sắp nêu ra để minh hoạ cho cái vừa nói đến trong từ điển tiếng Việt.35 Vì thế, khi dạy về kết từ ta phải đƣa ra theo trật tự về tính phổ biến nhiều hơn hay ít hơn của các nét nghĩa.

- Ƣu điểm:

+ Cách dạy nghĩa tiềm tàng giúp ngƣời học có thể nhận ra nghĩa chân thực của từ ngay sau khi học.

- Nhƣợc điểm:

+ Trong ngữ cảnh khác, có thể từ chuyển sang nghĩa khác làm cho sinh viên không thể hiểu đúng.

+ Trong một số trƣờng hợp ngƣời bản ngữ dùng từ khác, có thể là từ đồng nghĩa nhƣng ngƣời nƣớc ngoài không thể sử dụng chính xác đƣợc.

Vì vậy, trong sách dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, phải đề cập đến nghĩa ngữ cảnh.

3.3.1.1.2. Dạy nghĩa ngữ cảnh của kết từ cho người nước ngoài học tiếng Việt.

Đây là phần không thể thiếu đƣợc trong mỗi sách dạy ngoại ngữ. Dạy nghĩa ngữ cảnh sẽ giúp cho ngƣời học hiểu đƣợc nghĩa của từ trong những ngữ cảnh cụ thể. Nó có thể khác so với nghĩa tiềm tàng của từ mà ngƣời học đã đƣợc học.

Ví dụ: Từ “and” trong tiếng Anh không thể dạy ở tiếng Việt nghĩa là “và” trong cấu trúc “I am fine, thank you. And you?” mà phải dạy là “còn”……

35

Từ “or” trong tiếng Anh khi sang tiếng Việt chuyển thành 2 từ “hay” và “hoặc” với 2 cách dùng khác nhau. Và điều này cần đƣợc chú ý để tránh nhầm lẫn cho học viên trong quá trình sử dụng.

3.3.1.2. Các phương pháp giảng dạy.

Việc dạy nhƣ thế nào là vấn đề nhiều học giả đã và đang trăn trở. Có nhiều phƣơng pháp khác nhau đƣợc đƣa ra để đạt đƣợc hiệu quả cao trong quá trình học tập, giúp ngƣời học tiếp cận tới khoa học một cách nhanh nhất và trên một con đƣờng gần nhất. Về phƣơng pháp dạy ngoại ngữ có nhiều phƣơng pháp khác nhau luôn đƣợc cải tiến trong thời gian qua. Tựu trung có 8 phƣơng pháp chính đã và đang đƣợc sử dụng trên thế giới nhƣ: Phƣơng pháp ngữ pháp - dịch, phƣơng pháp trực tiếp, phƣơng pháp nghe nói, phƣơng pháp con đƣờng im lặng, phƣơng pháp học ngoại ngữ cộng đồng, phƣơng pháp phản ứng, phƣơng pháp giao tiếp.36

Trong thời gian qua, ở nƣớc ta cũng có nhiều tham luận về việc đổi mới phƣơng pháp dạy - học. Các tham luận trình bày cách dạy lấy ngƣời học làm trung tâm. Đề cao việc luyện tập, phát huy suy nghĩ và tìm tòi của ngƣời học thông qua thảo luận, thực hành, xâm nhập vào thực tế.37 Nhƣ vậy, ngƣời giáo viên phải tạo ra những tình huống để học viên có thể vận dụng ngôn từ của mình giải quyết tình huống.

Kết hợp có chọn lọc những phƣơng pháp trên, chúng ta có thể căn cứ để xây dựng nên phƣơng pháp cụ thể trong các sách dạy tiếng Việt cho ng- ƣời nƣớc ngoài, với trọng tâm là kết từ nhƣ sau:

3.3.1.2.1. Không thể phủ định các phương pháp truyền thống.

Phƣơng pháp ngữ pháp dịch, theo chúng tôi có thể đƣợc áp dụng để giải quyết vấn đề. Phƣơng pháp ngữ pháp dịch là phƣơng pháp sử dụng việc dịch và học ngoại ngữ nhƣ là những hoạt động dạy và học chủ yếu. Vận dụng phƣơng pháp ngữ pháp - dịch, trong các sách dạy tiếng Việt cho

36

“Tiếng Việt và dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài”, Nguyễn Thiện Nam, NXB ĐHQG HN 1997 37

ngƣời nƣớc ngoài cần đƣa ra các cấu trúc ngữ pháp. Cấu trúc này nhằm chỉ ra cách sử dụng kết từ nhƣ thế nào? Chúng ở vị trí nào của câu.

- Ƣu điểm:

+ Nhìn vào cấu trúc ngữ pháp, ngƣời học có thể sử dụng ngay lập tức các kết từ bằng cách lắp chúng vào các cấu trúc mẫu.

+ Nếu quên ngƣời học có thể kiểm tra ngay đƣợc cách sử dụng đúng và chính xác sau một thời gian sau.

- Nhƣợc điểm:

+ Học viên sẽ thụ động và hiểu một cách máy móc. Không cần hiểu một cách rõ ràng, học viên có thể lắp công thức và làm bài tập đƣợc.

+ Khả năng ghi nhớ của ngƣời học không cao.

+ Nếu chỉ có giải thích bằng cấu trúc ngữ pháp sẽ dễ dẫn đến nhàm chán.

3.3.1.2.2. Vận dụng phương pháp giao tiếp để tiếp tục giải quyết vấn đề dạy kết từ trong các sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

Hiện thực hoá các kết từ bằng hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu.

- Về lý thuyết:

+ Kết từ là những từ công cụ vì thế việc hiện thực hoá chỉ có tác dụng trong hoàn cảnh sử dụng kết từ đã đƣợc giới thiệu ở phần cấu trúc. Vì vậy hình ảnh chỉ đƣợc dùng để hỗ trợ cho ngƣời học hiểu nghĩa của kết từ.

+ Hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu phải đơn giản, dễ hiểu, không phức tạp, rắc rối.

+ Tránh sử dụng một hình ảnh để giải thích cho 2 kết từ giống nhau. Ví dụ:

Với bức tranh này, ngƣời học có thể sử dụng 4 liên từ, tƣơng đƣơng với 4 câu nhƣ sau:

- Khi anh ấy đọc báo thì vợ anh ấy xem tivi. - Anh ấy đọc báo vợ anh ấy xem tivi. - Anh ấy đọc báo còn vợ anh ấy xem tivi. - Anh ấy đọc báo nhưng vợ anh ấy xem tivi.

Để khắc phục tình hình này, ngƣời dạy cần tránh giới thiệu những liên từ có nét nghĩa có thể thay thế cho nhau trong một bài.

Nguyên tắc hiện thực hoá

+ Về kỹ thuật: các bức tranh phải diễn đạt đƣợc góc độ, điểm nhìn đúng với mục đích của tác giả.

+ Các hình ảnh phải có khả năng biểu đạt vai trò của kết từ thông qua các hoạt động đƣợc biểu thị trong tranh.

Ưu điểm

+ Tạo cho ngƣời học sự hứng thú vì thế việc tiếp nhận ngôn ngữ đích một cách tự nhiên, không gò bó.

+ Giúp ngƣời học sử dụng ngay cấu trúc vừa học trong tình huống cụ thể.

+ Thúc đẩy quá trình giao tiếp thông qua những hình ảnh.

Nhược điểm

+ Ngƣời học, nếu không có định hƣớng của giáo viên hay của những phần trƣớc sẽ không sử dụng đƣợc hình ảnh theo chủ ý của tác giả.

Trên đây là những phƣơng pháp học ngoại ngữ chung trên thế giới ngoài ra chúng ta có thể xây dựng một phƣơng pháp riêng cho tiếng Việt

xuất phát từ những đặc điểm riêng của tiếng Việt nhƣ: phân tiết, đa thanh điệu, các phƣơng thức ngữ pháp trật tự từ…. Bên cạnh đó có thể tham khảo một kỹ thuật dựa theo nghĩa sau:

Dạy theo những cặp kết từ có nghĩa trái ngược nhau về mặt cấu trúc.

Tuy không dạy những kết từ có quan hệ gần gũi nhau để có thể thay thế cho nhau trong một bài nhƣng lại sử dụng phƣơng pháp dạy những cấu trúc đối lập để dạy cùng nhau để thúc đẩy kỹ năng so sánh, đánh giá của ngƣời học. Theo nhƣ phần mô tả đã đề cập, có nhiều nhóm từ có ngữ nghĩa khác nhau hoặc trái ngƣợc để biểu thị chức năng liên kết của chúng.

Ví dụ: Cấu trúc “Không A B” và cấu trúc “A chứ không B”

Cô ấy là ngƣời Nhật chứ không phải là ngƣời Trung Quốc.

Anh ấy không học bài đi đá bóng.

Với các tình huống khác nhau, ngƣời học có thể sử dụng và phân biệt đƣợc cách sử dụng khác nhau của kết từ.

Tóm lại: Kết hợp các phƣơng pháp trên, giúp ngƣời học vận dụng các kỹ năng để dẫn đến hiểu và tiếp cận kết từ tiếng Việt một cách dễ dàng

hơn. Bên cạnh đó, thông qua các phƣơng pháp đó có giới thiệu nhiều hơn về đặc điểm kết từ tiếng Việt mà không cần giảng giải phức tạp.

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng Việt (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)