Tiêu chí về trình độ của sách:

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng Việt (Trang 49)

KẾT TỪ TRONG CÁC SÁCH DẠY TIẾNG VIỆT NHƢ MỘT NGOẠI NGỮ

2.1.2. Tiêu chí về trình độ của sách:

Chúng tôi chia các sách tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài mà chúng tôi thống kê thành 2 trình độ: Sách ở trình độ cơ sở và sách ở trình độ nâng cao. Để có thể phân chia sách ở 2 trình độ trên chúng tôi dựa theo những nguyên tắc sau:

2.1.2.1. Những sách mà tác giả đã phân chia về trình độ bằng cách đặt tên, chúng tôi tôn trọng giữ nguyên theo cách phân chia của tác giả.

Ví dụ: Những sách chúng tôi xét ở trình độ cơ sở là: “Tiếng Việt cơ sở” của Vũ Văn Thi.

Những sách chúng tôi xét ở trình độ nâng cao là: “Tiếng Việt nâng cao” của Nguyễn Thiện Nam, “Tiếng Việt, Upper - Intermediate” Phan Văn Giƣ- ỡng - Nguyễn Anh Quế. “Tiếng Việt thực hành B, C” của Đoàn Thiện Thuật.

2.1.2.2. Những sách mà tác giả không đặt tên để phân biệt rõ về trình độ nhƣng lại có một hệ thống giáo trình theo trật tự từ quyển thứ nhất đến quyển thứ hai, đến quyển thứ ba, chúng tôi tạm xếp quyển thứ nhất vào trình độ cơ sở. Từ quyển thứ hai chúng tôi tạm xếp vào trình độ nâng cao.

Ví dụ: “Giáo trình cơ sở tiếng Việt” của Trƣờng Đại học Tổng hợp có 2 tập. Chúng tôi xếp tập I ở trình độ cơ sở, tập II ở trình độ nâng cao.

Bộ giáo trình “Tiếng Việt cơ sở” của Đại học Bắc Kinh có 3 tập. Chúng tôi phân chia nhƣ sau: tập I ở trình độ cơ sở, tập II và tập III ở trình độ nâng cao.

2.1.2.3. Những cuốn sách không có hai đặc điểm trên, chúng tôi căn cứ vào trình độ của sách để phân loại. Để phân loại đƣợc trình độ của sách, chúng tôi căn cứ vào:

- Nội dung của những bài trong sách (chủ yếu là những bài đầu của sách). Sách ở trình độ cơ sở sẽ dạy những mẫu câu cơ bản để phục vụ cho những giao tiếp sơ đẳng nhất và ngƣợc lại.

- Những cấu trúc ngữ pháp trong sách ở trình độ cơ sở là những cấu trúc cơ bản dùng để phục vụ trực tiếp cho những cuộc giao tiếp ở nơi công cộng.

Ví dụ: Những cuốn sách sau chúng tôi xếp vào sách ở trình độ tiếng Việt cơ sở: “Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài” của Bùi Phụng, “Thực hành Tiếng Việt dùng cho ngƣời nƣớc ngoài” của Nguyễn Việt Hƣơng, “Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài” của Nguyễn Anh Quế, “Tiếng Việt cho ngƣời Nhật” của Trần Thị Chung Toàn.

Sau đây là những giáo trình đã thống kê, đồng thời để tiện cho việc nhận xét ở những phần tiếp theo, chúng tôi đƣa ra danh sách đã đƣợc phân loại theo trình độ và kí hiệu nhƣ sau.

Sách đƣợc xếp ở trình độ cơ sở

1. “Tiếng Việt cơ sở”, Vũ Văn Thi. (1)

2. “Giáo trình cơ sở tiếng Việt I”, Trƣờng Đại học Tổng hợp. (2) 3. “Tiếng Việt cơ sở I”, Đại học Bắc Kinh. (3)

4. “Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài”, Bùi Phụng. (4)

5. “Thực hành Tiếng Việt dùng cho ngƣời nƣớc ngoài”, Nguyễn Việt H- ƣơng. (5)

6. “Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài”, Nguyễn Anh Quế. (6) 7. “Tiếng Việt cho ngƣời Nhật”, Trần Thị Chung Toàn. (7)

Sách đƣợc xếp ở trình độ nâng cao gồm có

1. “Tiếng Việt nâng cao”, Nguyễn Thiện Nam. (8)

2. “Tiếng Việt, Upper - Intermediate”, Phan Văn Giƣỡng - Nguyễn Anh Quế. (9)

3. “Tiếng Việt thực hành B, ”, Đoàn Thiện Thuật. (10) 4. “Tiếng Việt thực hành C ”, Đoàn Thiện Thuật. (11)

5. “Giáo trình cơ sở tiếng Việt II”, Trƣờng Đại học Tổng hợp. (12) 6. “Tiếng Việt cơ sở II”, Đại học Bắc Kinh. (13)

7. “Tiếng Việt cơ sở III”, Đại học Bắc Kinh. (14)

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng Việt (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)