DANH SÁCH GIỚI TỪ

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng Việt (Trang 42)

STT Giới từ Cách dùng Ví dụ

1 Bằng Biểu thị ý nghĩa phƣơng tiện của hành động hoặc ý nghĩa cách thức.

Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hƣơng, bằng hoa. Cây mơ, cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói bằng quả. Cây khoai, cây dong nói bằng củ, bằng rễ. (“Cây trong vƣờn” Trần Mạnh Hảo)

2 Bằng Biểu thị chất liệu của hành động hoặc ý nghĩa cách thức.

Tiền đâu để thuốc thang? hắn chỉ chữa bệnh bằng nghệ sống, bằng nƣớc rau má tía, bằng nƣớc tiểu trẻ con. (“Quên điều độ”, Nam Cao)

3 Cạnh Biểu thị nghĩa khoảng cách giữa hai sự vật.

Nhƣng chỉ bọn con trai làng ấy phải ngồi khoanh tay cạnh A Phủ vì họ bị gọi sang hầu kiện, còn bọn chức việc thì nằm dài cả bên khay đèn. (“Vợ chồng A Phủ”, Ma Văn Kháng)

4 Cho Biểu thị sự tiếp nhận của đối tƣợng.

Ngƣời chị dâu đến cởi trói cho Mị. (Vợ chồng A Phủ, Ma Văn Kháng)

5 Cho, để cho

Biểu thị nghĩa mục đích của hành động thứ nhất. Thƣờng thƣờng có vị ngữ thứ hai liên quan với mục đích.

Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mãi Tôi muốn buộc gió lại Cho hƣơng đừng bay xa. (“Thơ duyên”, Xuân Diệu). 6 Của Biểu thị nghĩa quan hệ sở

hữu, đặc trƣng.

Màu xanh thẫm của đỗ, của ngô, của lạc, màu xanh non của lá mạ, màu đỏ tƣơi của ớt chín lấn dần lên các thứ màu nham nhở, man rợ khác của đất hoang.

(“Mùa Lạc” Nguyễn Khải) 7 Cùng,

Cùng với

Biểu thị nghĩa liên đới của đối tƣợng đối với chủ thể.

Chủ tịch huyện vừa nhảy xuống đất cùng với một ngƣời nữa tùm hum trong cái áo bạt. (“Mƣa mùa hạ” Ma Văn Kháng)

8 Dƣới Biểu thị phƣơng hƣớng, thƣờng đứng sau động từ

Ba nhịp phía trên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn

hoạt động, di chuyển. Hoặc kết hợp với danh từ thành kết cấu giới ngữ chỉ trạng thái, điều kiện.

rơi ngổn ngang dƣới lòng sông, chỉ còn hai trụ đứng trơ vơ giữa trời. (“Mảnh trăng cuối rừng” Nguyễn Minh Châu)

9 Để, để cho,

Biểu thị nghĩa mục đích của một hành động, trạng thái.

Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi.

(“Hai bàn tay” Trần Dật Tiên) 10 ĐT + Đến Biểu thị nghĩa phƣơng

hƣớng của hành động hƣ- ớng tới một địa điểm, một đối tƣợng, một sự kiện, một thời điểm.

Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tƣơi; ngƣời ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra, trên đậu muôn ngàn con bƣớm thắm. (“Hoa học trò” Xuân Diệu) 11 Đối với,

Theo

Biểu thị ý dựa vào, căn cứ vào cái gì đó,với nghĩa liên đới của danh từ vào ngƣời nào đó mà thực thi hành động hoặc đánh giá.

Theo ý anh thì Tào Tháo có giỏi không? (“Đôi mắt”, Nam Cao) Đối với anh, đồng bằng là đất đai, là trù phú, là những quần tụ họ hàng làng xóm, là cây đa, giếng nƣớc, mái đình. (“Trong cơn lốc”, Khất Quang Thuỵ)

12 Giữa Biểu thị về mối quan hệ của một thời, điểm cách đều hai mặt hoặc xung quanh. Hoặc thể hiện sự lựa chọn giữa hai đối tƣợng.

Tôi đứng bên bờ sông, giữa cảnh một chiếc cầu đổ và lại tự hỏi: qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa cảnh bom đạn và tàn phá những cái quý giá do chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà Nguyệt vẫn không quên tại sao. (“Mảnh trăng cuối rừng” Nguyễn Minh Châu) 13 Lên Đứng sau động từ vận động

chỉ hƣớng đạt đến một điểm mút của sự vận động tính từ vị trí của ngƣời nói. Thể hiện sự tri nhận không gian nhƣ: hƣớng đến một vị trí cao hơn hay phía trƣớc của ngƣời nói, hƣớng vận động trên mặt phẳng của không gian, sự vật cao hơn điểm đứng hoặc cự li của chủ thể vận động, hƣớng phát triển theo chiều phía trƣớc hoặc chiều cao của mặt bằng bình thƣờng

A Sử thay áo mới, khoác thêm hai cái vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu.

(“Vợ chồng A Phủ”, Ma Văn Kháng).

14 Lúc, vào lúc

Kết hợp với danh từ chỉ thời gian thành kết cấu giới ngữ.

Tôi thƣơng anh nhất vào lúc trở trời hay những tháng mùa đông. („Điếu văn”, Nam Cao)

15 Mà, mà để Biểu thị điều sắp nêu ra là mục đích của việc vừa nói đến.

Tôi đã lấy cách nhìn hạt ngọc mà nhìn vào sự biểu dƣơng một công tác, một công trạng, một công trình. Cũng bằng cái cách đó mà tìm hiểu bƣớc sinh trƣởng của một đoá hoa thơm, trƣớc khi nó đƣợc làm cái nụ đầu thai vào vƣờn ngƣời. (“Tờ hoa” Nguyễn Tuân) 16 Ngoài Biểu thị phƣơng hƣớng của

hành động lấy điểm gốc từ ngƣời nói đối với điểm mốc của vị trí hƣớng đến.

Ngoài nƣơng rẫy, lúa đã chín vàng rực.

(“Dấu chân ngƣời lính”, Nguyễn Minh Châu)

17 Nhân Biểu thị điều sắp nêu ra là lý do, điều kiện khách quan thuận tiện để làm một việc nào đó.

Nhiều việc lâu nay họ không dám nói, thì nhân này nó sẽ bới tung ra (“Mảnh đất lắm ngƣời nhiều ma” Nguyễn Khắc Trƣờng).

18 Nhờ Biểu thị nghĩa nhân quả. Nhờ đứng đầu chỉ nguyên nhân nhƣ mọt diều kiện che chở thuận lợi đƣa đến kết quả may mắn.

Nhờ có thần thế ấy, hắn mới chửi rỡ, thét mắng khắp làng cho oai. (“Tắt đèn” Ngô Tất Tố)

19 Ở Biểu thị nơi chốn diễn ra hành động hoặc tồn tại kiện.

Cái đồng hồ mỏng tang bé xíu ở cổ tay xinh xắn chị Hoài Nam, thật là hiện đại văn minh làm cho tôi đãng chí một lúc mà nghĩ giật lùi về những thứ đồng hồ thô lậu cổ lỗ cồng kệnh của nhân loại ở những thời cổ đại.

(“Tờ Hoa” Nguyễn Tuân) 20 Qua Biểu thị phƣơng hƣớng đƣ-

ợc xác định bởi nơi xuất phát của hành động và điểm đến của hành động nhƣ biểu thị phƣơng hƣớng của hành động di động theo chiều ngang, hoặc thời gian đã trôi qua so với điểm nói, hoặc nghĩa phƣơng tiện.

Tôi nghe nhƣ có cơn gió chiều thổi nhè nhẹ qua cánh đồng, rồi vút bay cao.

(“Tiếng hò trên sông” Võ Quảng)

21 Qua + DT Biểu hiện nghĩa phƣơng tiện.

Qua cánh đồng lúa, lữ khách đi vào con đƣờng tối, giữa hai trái

đồi, hai bên cây cối um tùm.

(“Hồn bƣớm mơ tiên” Khải Hƣng) 22 Quanh Biểu thị phƣơng hƣớng của

hành động di chuyển vòng tròn từ một điểm.

Tối hôm nay, anh em sẽ ngủ quanh bên nồi bánh, nằm nghiêng, trông than hồng nổ pháo lép bép trƣớc mặt.

(“Những ngày giáp Tết” Tô Hoài) 23 Ra Biểu thị hƣớng từ trong đến

ngoài, từ hẹp đến rộng, từ chƣa biết đến biết, với nghĩa là hƣớng thuận, hƣớng tiến. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. (“Vợ chồng A Phủ”, Ma Văn Kháng) 24 Sang, thành Biểu thị hƣớng của hành động, từ điểm này đến một điểm đối diện trong không gian hoặc từ trạng thái này, giai đoạn này sang trạng thái, giai đoạn khác.

Đồng bào ở đây, gần hai mƣơi năm định cƣ, đã biến đồi hoang thành ruộng bậc thang màu mỡ, thành đồng cỏ chăn nuôi và thành những rừng cây công nghiệp. (“Làng Dao suối Lìn” , Đặng Quang Tình).

25 Sau Biểu thị định vị không gian. Sau một khuôn cửa tối, một cái đầu trọc thò ra gọi giật giọng. (“Vợ nhặt”, Kim Lân)

26 Tại Biểu thị nơi chốn diễn ra hành động hoặc tồn tại sự kiện

Đƣa điện lƣới quốc gia về di tích lịch sử cách mạng tại khu rừng Trần Hƣng Đạo. (Tô Ngọc Thái, Nhân Dân, số 17985, ngày 28/ 10/ 2004)

27 Tận Biểu hiện giới hạn không gian và thời gian mà hành động hƣớng tới.

Chỉ đến non trƣa, ông chủ có trâu cho thuê đã ra tận ruộng tháo vai trâu và dắt trâu về, muốn bừa thêm một đƣờng nữa, ngƣời ta cũng không cho ông ạ.

(“Tắt đèn”, Ngô Tất Tố) 28 Theo Đứng sau động từ, biểu thị

hƣớng di chuyển hoặc hành động, hành động này chiếu theo y nhƣ hành động khác hoặc do hành động khác ảnh hƣởng, tác động đến. Nhìn theo bóng Tràng và bóng ngƣời đàn bà lũi thũi đi về bến, ngƣời hàng xóm lạ lắm.

(“Vợ nhặt”, Kim Lân)

29 Tới, đi, đến

Biểu thị hƣớng đích của sự chuyển động. Đi kèm theo động từ.

Giá bác ở đây thì nhiều lúc bác cũng cƣời đến chết.

(“Đôi mắt”, Nam Cao)

Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn chạy, chạy xuống tới lƣng dốc. (“Vợ

chồng A Phủ”, Ma Văn Kháng) 30 Từ,

từ … đến

Biểu thị điểm xuất phát của một đoạn không gian mà hành động diễn biến, điểm mốc thời gian và làm thành khoảng cách cho đến lúc đang nói hoặc biểu hiện bao gồm, bao quát toàn bộ các cá thể, cụ thể thành một tổng thể.

Từ các làng xóm, từ các ấp trại, từ các núp nhà linh tinh trên sƣờn đồi, ngƣời và gồng gánh, thúng mủng và bị quai, tay nải và ba lô nữa, lũ dài, lũ ngắn dồn lên mấy con đƣờng lớn.

(“Buổi chợ trung du”, Ngô Tất Tố)

31 Trên Biểu thị hƣớng hành động từ thấp lên cao so với chỗ đứng. Biểu thị vị trí có mặt bằng hoặc sát mặt bằng mà ngƣời nói nhìn rõ theo tầm nhìn. Biểu thị địa điểm ở bậc cao hơn.

Gió thổi vào cành lá nguỵ trang trên nóc xe ràn rạt.

(“Mảnh trăng cuối rừng”, Nguyễn Minh Châu).

32 Trong Biểu thị hƣớng không gian của hoạt động, phạm vi, giới hạn không gian làm thành môi trƣờng cho hoạt động xảy ra hoặc tồn tại.

Sống trong cát chết vùi trong cát Những trái tim nhƣ ngọc sáng ngời.

(“Mẹ Tơm” Tố Hữu) 33 Trƣớc Biểu thị vị trí thời gian của

hành động xảy ra. Hoặc hoàn cảnh, điều kiện, tình trạng mà hành động tiến hành. Trƣờng hợp này “trƣớc” kết hợp với danh từ hoặc nhóm danh từ.

Chị Nguyệt “lão” giơ nắm tay to lớn ra trƣớc mặt tôi.

(“Mảnh trăng cuối rừng” Nguyễn Minh Châu).

34 Vào Kết hợp với một số danh từ chỉ thời gian tạo thành kết cấu giới ngữ.

Vào tháng ba, tháng tƣ, sớm nắng chiều ma.

(“Cà Mau quê hƣơng cây đƣớc, cây tràm”, Mai Văn Tạo)

35 Vào Biểu thị hƣớng của hành động từ bên ngoài vào bên trong, hoặc hành động thu nhận, can thiệp hoặc hoà vào trong một sự vật khác, hay một tổ chức, một phong trào nào đó.

Nguyệt để nguyên cả quần áo thế, nhanh nhẹn lội phăng sang bên kia bờ giúp tôi cột dây tời vào một gốc cây.

(“Mảnh trăng cuối rừng” Nguyễn Minh Châu).

36 Về Kết hợp với danh từ tạo thành các giới ngữ

Về sự lòng sự đời, một triết gia đã phát biểu nhƣ thế này “Thƣờng ngƣời ta nói hoa hồng nào cũng

đều có gai. Nhƣng cũng không nên quên rằng vô khối loại gai mà không có hoa gì.”

(“Tờ hoa” Nguyễn Tuân) 37 Về Biểu thị hƣớng của hành

động hoạt động hoặc phạm vi của đối tƣợng, sự vật mà hành động đề cập.

Đời sống con ong để lại cho ngƣời đọc nó một bài học về kiên nhẫn, về cần lao, về tích luỹ, về chế tạo và sáng tạo.

(“Tờ hoa” Nguyễn Tuân) 38 Vì Biểu thị nguyên nhân, mục

đích của hành động.

Có ngƣời đã hi sinh, có ngƣời mang thƣơng tật, dây thép gai chọc nát bàn tay, mồ hôi thấm rách từng loại quần áo, ngƣời héo lại vì nắng, vì gió Lào, mồm lở, chân phù vì thiếu rau xanh.

(“Mùa Lạc”, Nguyễn Khải) 39 Với Biểu thị phƣơng thức, mức

độ của hành động hoặc nghĩa đối tƣợng liên đới với điều kiện nói đến trong câu.

Với cái sức khoẻ mạnh với cái tính nhanh nhảu với cái đức chịu thƣơng chịu khó trong nghề cày thuê cuốc mƣớn, những năm son rỗi, vợ chồng nhà anh cũng vẫn kiếm đƣợc thừa ăn.

(“Tắt đèn”, Ngô Tất Tố) 40 Với Đi sau động từ biểu thị

nghĩa đối tƣợng có quan hệ tiếp nhận và sự tồn tại của hành động hƣớng tới.

Ai bảo con cậy khỏe dám cuốc vƣờn với cậu Khoà? Ai bảo con cậy khoẻ dám tƣới rau với cậu Khoà. (“Cửa Biển” Nguyên Hồng) 41 Xuống Biểu thị hƣớng từ cao đến

thấp, hoặc biểu thị quan hệ cấp bậc.

Tự tay A Phủ đóng cái cọc gỗ xuống bên cột (“Vợ chồng A Phủ”, Ma Văn Kháng)

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng Việt (Trang 42)