Cách giải thích ý nghĩa/ chức năng và hướng dẫn sử dụng các kết từ trong phần ngữ pháp.

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng Việt (Trang 53)

KẾT TỪ TRONG CÁC SÁCH DẠY TIẾNG VIỆT NHƢ MỘT NGOẠI NGỮ

2.2.2. Cách giải thích ý nghĩa/ chức năng và hướng dẫn sử dụng các kết từ trong phần ngữ pháp.

2.2.2.1. Thực trạng về cách gọi tên các kết từ trong sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

Cùng một kết từ có thể có những tên gọi khác nhau. Sự khác nhau về cách gọi tên này đƣợc thể hiện trong những sách khác nhau ở những trình độ khác nhau. Ví dụ nhƣ: chúng ta còn thấy sự không tƣơng thích trong việc gọi tên các kết từ còn xảy ra trong các sách tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài ở các trình độ khác nhau. Ví dụ nhƣ: từ “là, rằng” trong trƣờng hợp “Mẹ tôi nói rằng tôi rất giống bố tôi” trong sách “Thực hành tiếng Việt dùng cho ngƣời nƣớc ngoài” của Nguyễn Việt Hƣơng cho là đây là từ thuộc nhóm “liên từ” còn sách “Giáo trình cơ sở tiếng Việt II” của Trƣờng Đại học Tổng hợp lại cho kiểu từ này là thuộc nhóm “giới từ”.

Ngoài ra sách tiếng Việt ở cùng trình độ cũng có sự khác nhau. Ví dụ: Quyển “Tiếng Việt cơ sở” của Vũ Văn Thi gọi từ “do” là “giới từ” trong khi đó “Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài” của Bùi Phụng gọi là “liên từ”. Từ “nhƣ” trong trƣờng hợp “Mùa đông này lạnh nhƣ mùa đông năm ngoái” của sách “Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài” của Nguyễn Anh Quế, tác giả gọi là “phó từ” còn từ “nhƣ” trong câu “Cô ấy đẹp nhƣ tiên” của sách “Thực hành tiếng Việt dùng cho ngƣời nƣớc ngoài” của Nguyễn Việt Hƣơng lại đƣợc tác giả gọi tên là “giới từ”.

Bên cạnh đó, luận văn còn khảo sát đƣợc cả những quan điểm sai lệch. Không chỉ khác nhau về tên gọi trong nhóm kết từ mà còn chuyển hẳn sang nhóm từ loại khác. Ví dụ: Trƣờng hợp “cả” trong “Cả mẹ tôi cũng không rõ em tôi bây giờ ở đâu.”, sách “Giáo trình cơ sở tiếng Việt” của Đại học Bắc Kinh cho là giới từ. Trên thực tế “cả” ở đây phải là phụ từ.

Với những dẫn chứng trên và thực tế giải thích các hiện tƣợng ngữ pháp trong các sách giáo khoa về dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài hiện hành. Để tránh những ý kiến khác nhau quan điểm gây ra những thắc mắc không đáng có đối với ngƣời học tiếng Việt thực hành, chúng tôi xin đề xuất quan điểm của luận văn là không gọi tên các kết từ cũng nhƣ các thuật ngữ chuyên

ngành trong phần giải thích ngữ pháp của sách dạy tiếng Việt mà chỉ đƣa ra cấu trúc và hƣớng dẫ sử dụng cấu trúc đó.

2.2.2.2. Cách giải thích ý nghĩa/ chức năng và hướng dẫn sử dụng của các sách tiếng Việt cho người nước ngoài ở phần ngữ pháp.

Qua thống kê phần giải thích ngữ pháp, chúng tôi nhận thấy, mặc dù có những cách gọi tên khác nhau nhƣ trên nhƣng những kết từ mà phần ngữ pháp của các sách tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài chúng tôi đã thống kê (kể cả trình độ cơ sở và nâng cao) đều tập trung vào một số kết từ nhất định.

Về kiểu loại kết từ giữa các sách tiếng Việt cơ sở và tiếng Việt nâng cao không có sự khác biệt đáng kể. Ở mỗi sách khác nhau thì số lƣợng nhiều ít khác nhau và cá biệt có trƣờng hợp đặc biệt nhƣng tựu trung, cả sách tiếng Việt cơ sở và tiếng Việt nâng cao cho ngƣời nƣớc hiện hành ở phần ngữ pháp thƣờng giải thích các liên từ sau: Vì…nên…, nếu…thì…, khi…thì…., giá…thì…, cả…lẫn…, không những…mà còn…, tuy … nhƣng …, hễ…là…, sở dĩ…là vì, dù…cũng…, nhƣ, là (rằng), thì, do, chứ, mà, hay (hoặc), thà,…

Và các giới từ cũng có những sách có ngoại lệ, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào những giới từ sau để giải thích ý nghĩa trong phần ngữ pháp: ở, của, từ…đến…, nhóm: trên, dƣới, trong, ngoài, nhóm: ra, vào, lên, xuống, bằng, để, lúc, vào lúc, tận, từ…sang…, theo, vào, với…

Đặc biệt (trong 7 quyển tiếng Việt cơ sở và 7 quyển tiếng Việt nâng cao), duy có trƣờng hợp sách “Tiếng Việt cho ngƣời Nhật” của Trần Thị Chung Toàn trong phần giải thích ngữ pháp có đề cập đến các liên từ “và”, “với”, “của”, “rồi” ngay trong bài 5. Tác giả đã xếp từ “của” cùng với từ “và”, “rồi”, “với” và gọi là chúng là những từ nối đồng thời phân biệt với các giới từ “cho”, “với”. Vậy đây là cuốn sách duy nhất đƣa từ “và” vào điểm chú ý ngữ pháp mặc dù tác giả không có một câu để giải thích về cách sử dụng của từ “và”.

Các sách ở cùng trình độ nhƣng cũng có những các giải thích khác nhau về chức năng nhiệm vụ của mỗi từ.

Ví dụ:

Từ “bằng” ở các sách tiếng Việt cơ sở, các tác giả thƣờng giải thích ý nghĩa theo 2 cách: Giải thích các ý nghĩa/ chức năng của từ trong cùng một bài hoặc giải thích ở các bài khác nhau các ý nghĩa khác nhau của từ.

Lựa chọn theo cách thứ nhất có sách “Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành I” của Đại học Tổng hợp, “Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài” của Bùi Phụng. Trong một bài, có thể là trong 1 phần giải thích ngữ pháp (“Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài” của Bùi Phụng) giải thích tất cả cách sử dụng, ý nghĩa của từ bằng” hoặc giải thích 2 ý nghĩa khác nhau trong 2 phần ngữ pháp tách biệt của cùng một bài (“Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành” của Đại học Tổng hợp).

Lựa chọn theo cách thứ hai có “Tiếng Việt thực hành dùng cho ngƣời nƣớc ngoài” của Nguyễn Việt Hƣơng, “Tiếng Việt cơ sở” của Vũ Văn Thi, “Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài” của Nguyễn Anh Quế. Các tác giả theo hƣớng chọn một bài chỉ dạy một ý nghĩa của từ “bằng” và họ đều thống nhất đƣợc quan điểm dạy ý nghĩa chỉ “phƣơng tiện” hay “công cụ” của từ “bằng” trƣớc còn từ “bằng” chỉ “chất liệu” đƣợc dạy ở bài sau. Duy chỉ có quyển “Tiếng Việt cho ngƣời Nhật” của Trần Thị Chung Toàn chỉ dạy một ý nghĩa của từ “bằng” trong cả sách mà không dạy phần nghĩa chỉ chất liệu.

Từ “chứ” trong phần giải thích ngữ pháp của quyển “Tiếng Việt nâng cao” của Nguyễn Thiện Nam và “Tiếng Việt thực hành B” của Đoàn Thiện Thuật. Đây là 2 giáo trình nâng cao nhƣng cách trình bày các nét nghĩa theo quan điểm của 2 tác giả lại dƣới các hình thức khác nhau. Tác giả Nguyễn Thiện Nam trong sách “Tiếng Việt nâng cao” đã trình bày trong phần ngữ pháp của một bài thành một hệ thống với 3 ý nghĩa tƣơng đƣơng với 3 cách sử dụng của từ “chứ” trong đó có nét nghĩa thứ 3 là “từ nối để nối 2 ý trái ngƣợc (thƣờng là khẳng định và phủ định)”. Còn tác giả Đoàn Thiện Thuật lại chủ trƣơng chỉ nêu một nét nghĩa, nét nghĩa “dùng để khẳng định nội dung của vế đứng trƣớc, đồng thời phủ định nội dung của vế đứng sau.

Ngoài ra, trên thực tế, các sách ở trình độ nâng cao, trên cơ sở có một khối lƣợng kiến thức nền của học viên, nên có thể giải thích ngữ pháp theo hệ thống và chi tiết hơn sách tiếng Việt cơ sở:

Ví dụ: Cách giải thích liên từ “cả…lẫn…” trong phần ngữ pháp của sách “Tiếng Việt cơ sở” của Vũ Văn Thi và sách “Tiếng Việt nâng cao” của Nguyễn Thiện Nam có thể nhận thấy đƣợc quan điểm phân biệt trình độ của 2 tác giả. Sách “Tiếng Việt cơ sở” của Vũ Văn Thi, tác giả giải thích bằng một câu tiếng Anh rồi dịch từ từ tiếng Việt “cả…lẫn…” sang tiếng Anh. Học viên, đặc biệt là học viên có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Anh có thể đọc rất nhanh câu giải thích và lắp theo công thức có sẵn. Còn những học viên chỉ biết tiếng Anh nhƣ một ngoại ngữ thì nhìn vào từ đã dịch để lắp công thức vào trở thành câu tiếng Việt. Tuy nhiên có một hạn chế là có những trƣờng hợp, học viên không giỏi tiếng Anh lắm trong tình trạng “lơ mơ” về nghĩa của từ tiếng Anh sẽ dẫn đến “lơ mơ” nghĩa của từ tiếng Việt. Còn tác giả Nguyễn Thiện Nam trong “Tiếng Việt nâng cao” đã sử dụng nhiều ví dụ với những cách sử dụng khác nhau (trƣờng hợp là bổ ngữ, trƣờng hợp là chủ ngữ). Tiếp đó tác giả đƣa ra từ tƣơng đƣơng về nghĩa “cả …cả” nhƣng “đƣợc dùng trong văn nói và có ý nhấn mạnh”.

Nhƣ vậy, qua phần khảo sát trên, chúng ta nhận thấy, các tác giả khác nhau ở các trình độ khác nhau cũng có sự khác biệt về cách giải thích ý nghĩa/ chức năng của từ. Bên cạnh đó còn có những trƣờng hợp mặc dù ở trình độ tƣơng đƣơng nhƣng cũng có những cách trình bày không thống nhất về cùng một kết từ.

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng Việt (Trang 53)