Trị, Hà Tĩnh, Kon Tum

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các địa phương tiếp giáp với nước CHDCND Lào (Trang 77)

Đánh giá của người dân về thực trạng du lịch địa phương cho thấy người dân Thừa Thiên Huế và Quảng Bình có phần đánh giá nghiêng về dịch vụ lưu trú, dịch vụ nhà hàng và dịch vụ taxi của du lịch địa phương. Điều này xuất phát từ nền tảng phát triển du lịch trong thời gian dài của “cố đô” Thừa Thiên Huế nên sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng dành cho du lịch cũng như phong cách và trình độ của đội ngũ nhân lực trong ngành cũng có nhiều kinh nghiệm hơn so với các địa phương khác. Cùng lý giải tương tự là trường hợp của Quảng Nam khi được đánh giá khá tốt về môi trường du lịch (với Thành phố Hội An), chất lượng dịch vụ lữ hành với chất lượng xe, chất lượng HDV và chất lượng phục vụ. Còn đối với Quảng Bình, do sức nóng du lịch của địa phương vẫn còn đang tiếp tục, chưa kể tới sự đầu tư của Tập đoàn Trường Thịnh (khu nghỉ dưỡng cao cấp Sunspa và Bảo Ninh) đã giúp cho bộ mặt du lịch của địa phương có nhiều thay đổi.

thức người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân miền Bắc, Sầm Sơn và Cửa Lò vẫn là những địa chỉ nghỉ mát quen thuộc vào mùa hè. Hơn nữa, đối tượng khách du lịch đến các địa phương này thường là du khách bình dân chỉ đòi hỏi các dịch vụ được phục vụ ở mức trung bình.

Người dân Hà Tĩnh và Sơn La không thể hiện nhiều ý kiến trong các đánh giá về du lịch địa phương. Còn người dân Quảng Trị và Điện Biên thì xoay quanh chất lượng dịch vụ lữ hành và món ăn đặc trưng của địa phương. Mặc dù Kon Tum đã có nhiều hoạt động tuyên truyền và quảng bá về du lịch địa phương như “Kon Tum – đại ngàn vẫy gọi” nhưng bản thân cư dân địa phương không quá đánh giá tích cực về hiệu quả của các chương trình này.

Hình 29 Đánh giá của người dân về thực trạng du lịch địa phương

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các địa phương tiếp giáp với nước CHDCND Lào (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)