Hình 42 Đánh giá về chính sách nhân dụng của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các địa phương tiếp giáp với nước CHDCND Lào (Trang 94 - 96)

chính sách chăm sóc sức khoẻ người lao động, chính sách công nhận và thưởng, đãi ngộ tương đối phù hợp với người lao động tại địa phương. Trong khi đó, doanh nghiệp Quảng Nam và Quảng Bình được nhìn nhận về việc thực hiện trách nhiệm xã hội còn doanh nghiệp Quảng Trị được đánh giá nhiều hơn khi có một số chính sách riêng cho người lao động (như Ăn trưa). Doanh nghiệp các địa phương Sơn La, Điện Biên và Kon Tum không có nhiều ý kiến đánh giá về chính sách nhân sự, phần vì chủ yếu doanh nghiệp ở các địa

phương này có quy mô nhỏ, mức độ cạnh tranh trên thị trường lao động không nhiều nên không nhất thiết phải giữ người lao động ở lại doanh nghiệp. Điều này phần nào cũng cho thấy sự “thô sơ” của lĩnh vực nhân sự tại doanh nghiệp các địa phương này.

Chính sách nhân dụng của địa phương

Đánh giá về cơ chế và chính sách sử dụng nguồn nhân lực của địa phương, doanh nghiệp Hà Tĩnh cho rằng địa phương đã thực hiện khá tốt chính sách thất nghiệp khi: Tập trung đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành chính sách cho người lao động và các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh thông qua nhiều hình thức như tổ chức hội thảo, hội nghị; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền lưu động; gửi công văn, phát hành các loại tờ rơi, pa nô, áp phích, sổ tay...

Doanh nghiệp Điện Biên thì cho rằng chính sách trao thưởng ở địa phương khá tích cực trong khi ở Thanh Hoá, Nghệ An, doanh nghiệp nhận định chính sách nâng bậc lương đối với người lao động là khá tốt.

Hình 43 Đánh giá về chính sách nhân dụng của địa phương

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các địa phương tiếp giáp với nước CHDCND Lào (Trang 94 - 96)