Hình 62 Đánh giá của người dân về đặc trưng địa phương

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các địa phương tiếp giáp với nước CHDCND Lào (Trang 119)

quan thiên nhiên trong khi người dân Hà Tĩnh lại thường nhắc đến các danh nhân lịch sử (Mai Hắc Đế, Nguyễn Dung, Nguyễn Biểu, Lê Hữu Trác, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Đình Phùng, Hoàng Ngọc Phách, Trần Phú, Xuân Diệu,…). Kon Tum gắn với các điểm văn hoá (như Ngục Kon Tum, chùa Bắc Ái, Toà giám mục Kon Tum, nhà thờ gỗ, Cầu treo Kon Klor, sông ĐắkBla, khu du lịch sinh thái Măng Đen). Quảng Trị và Nghệ An gắn nhiều hơn với các sự kiện lớn, đặc biệt ở Quảng Trị là đối với nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn.

Ý kiến của doanh nghiệp có phần khác biệt so với ý kiến của người dân. Doanh nghiệp Quảng Nam cho rằng địa phương mình gắn nhiều hơn với cảnh quan thiên nhiên trong khi Kon Tum và Điện Biên gắn với các nhân vật lịch sử. Nghệ An và Hà Tĩnh gắn với điểm mua sắm và hoạt động thể thao (như đội bóng Sông Lam Nghệ An, đội bóng Xi măng Xuân Thành Sài Gòn,…). Quảng Bình được cho rằng gắn với nhà bảo tàng và là địa điểm tổ chức các sự kiện lớn.

Đối với Thừa Thiên Huế, người dân đánh giá rằng Thừa Thiên Huế được biết đến nhiều hơn thông qua việc tổ chức một số chương trình, sự kiện lớn (gắn với du lịch) và là điểm vui chơi cho người dân, du khách khá tốt trong tương quan với các địa phương lân cận. Còn doanh nghiệp lại nhìn nhận Thừa Thiên Huế gắn với các công trình kiến trúc đặc trưng (chùa Thiên Mụ, quần thể cố đô Huế, hệ thống các lăng mộ) và là điểm văn hoá tâm linh, tín ngưỡng đặc trưng.

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các địa phương tiếp giáp với nước CHDCND Lào (Trang 119)