Hình 7 Phản ứng của người dân với lạm phát

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các địa phương tiếp giáp với nước CHDCND Lào (Trang 53)

chọn phương án “chuyển sang nhãn hiệu rẻ hơn”, cho thấy 2 hướng lý giải: (1) sự đa dạng về chủng loại và nhà cung cấp hàng hoá còn thấp trong các kênh phân phối của địa phương và (2) hành vi mua hàng của người tiêu dùng không quan trọng tới nhãn hàng hay thương hiệu của hàng hoá. Ở một góc độ nào đó, sự phát triển của thương mại tiêu dùng địa phương vẫn còn khá hạn chế.

Đánh giá của về chất lượng hệ thống phân phối tại địa phương

Hiện tượng tán cụm trong đánh giá của người dân ở các địa phương khác nhau cho thấy tình trạng chất lượng thương mại là khác nhau mặc dù các địa phương này đều có đường chung biên giới và cửa khẩu quốc tế với Lào.

Sơn La là địa phương duy nhất không có cửa khẩu quốc tế (tính đến 2013) mà chỉ có 2 cửa khẩu quốc gia là Lóng Sập và Chiềng Khương cùng 2 cửa khẩu phụ là Nà Cài và Nậm Lạnh. Vậy nên, việc đánh giá của người dân Sơn La đối với các kênh phân phối truyền thống hay

hiện đại ở địa phương này cho thấy mức độ hài lòng còn ở cấp độ khá thấp.

Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Quảng Trị thì được đánh giá nghiêng hơn về hệ thống bán lẻ và các kênh bán lẻ truyền thống. Riêng Quảng Trị, người dân đánh giá khá tốt về siêu thị như Coop Mart Đông Hà, Sê Pôn, và một số siêu thị điện máy khác.

Các địa phương còn lại có nhiều đánh giá về chợ, cửa hàng bình dân và cửa hàng lớn hơn so với các đánh giá khác. Điều này cho thấy chủ yếu mô hình phân phối truyền thống vẫn đang nắm vị trí chủ đạo tại các địa phương này, với một phần nguyên do là địa hình hiểm trở và rải rác theo núi nên hình thức mua bán thông qua chợ vẫn được ưa chuộng hơn hết.

Hình 8 Đánh giá của người dân về hệ thống phân phối

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các địa phương tiếp giáp với nước CHDCND Lào (Trang 53)