Hình 50 Trụ cột Văn hoá

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các địa phương tiếp giáp với nước CHDCND Lào (Trang 107 - 109)

Di tích và Lễ hội

Là một trong những vùng văn hoá đặc trưng của Việt Nam, mỗi địa phương đều có những hệ thống giá trị vật chất và giá trị tinh thần riêng.

Quảng Bình, Quảng Trị là vùng giao thoa của 2 nền văn hoá cổ Việt – Chămpa (được thể hiện thông qua di chỉ có niên đại 5000 năm tại Bàu Tró).

Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh là những địa phương có nền tảng văn hoá Lam Hồng, có chung biểu tượng núi Hồng Lĩnh và sông Lam. Các địa phương này có cùng phương ngữ - tiếng Việt, kho tàng văn hoá dân gian, câu hò ví dặm,..

Thừa Thiên Huế được coi là trung tâm văn hoá lớn và đặc sắc của Việt Nam với 2 di sản văn hoá thế giới là Quần thể di tích cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế. Văn hoá Huế được thể hiện qua hệ thống kho tàng về các làn điệu hò (mái nhì, mái đẩy), các điệu lý, ca Huế,…; qua hương vị Huế trong các món ăn rất riêng, vừa giản dị vừa phong phú.

Điện Biên và Sơn La là 2 địa phương nằm ở

phía Tây Bắc, giáp với Thượng Lào, có nét văn hoá riêng của người dân tộc Thái, Tày, H’Mông, …

Sự đa dạng về hệ thống giá trị văn hoá của các địa phương có biên giới giáp Lào khó có thể phản ánh mức độ đặc trưng văn hoá của địa phương nào hơn địa phương nào. Thực hiện khảo sát, thấy rằng, người dân Quảng Trị, Thừa Thiên Huế khá tự hào về các di tích, di sản và lễ hội truyền thống của địa phương trong khi đó, doanh nghiệp của 2 địa phương này đều đánh giá mức thấp hơn. Đáng chú ý

Thừa Thiên Huế hiện có 26 đình, 6 chùa, 2 đàn, 2 tháp, 94 di tích lịch sử cách mạng và 2 di tích khác (2010)

là doanh nghiệp Quảng Bình nhận định khá tích cực về các di tích và lễ hội của địa phương hơn so với người dân của địa phương.

Hình 51 Cảm nhận về di tích và lễ hội của Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các địa phương tiếp giáp với nước CHDCND Lào (Trang 107 - 109)