Đoạn 2007 - 2011

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các địa phương tiếp giáp với nước CHDCND Lào (Trang 62)

Tuy nhiên, nếu chỉ coi số lượng dự án và tổng vốn đăng ký đầu tư “khủng” là thước đo duy nhất thì chưa thực sự phản ánh đúng với thực trạng đầu tư nước ngoài của địa phương. Ví dụ, mặc dù số lượng dự án lớn hơn nhưng xem xét trên tỷ trọng vốn đăng ký/ dự

án thì Nghệ An cao hơn so với Thừa Thiên Huế, ở một góc độ xem xét, cho thấy quy mô đầu tư tại Nghệ An và khả năng tạo đột phá tại địa phương này sẽ lớn hơn.

So sánh 2 giai đoạn nghiên cứu 2005 – 2009 và 2007 – 2011 thấy rằng Thanh Hoá, Hà Tĩnh vẫn là địa phương có sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài và có khoảng chênh lệch hơn so với Quảng Nam, Nghệ An. Kết quả này phần nào phản ánh tốc độ duy trì và thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các cấp chính quyền địa phương cũng như mục tiêu của địa phương trong suốt giai đoạn từ 2005 đến nay.

Hình 16 Tỷ trọng vốn đăng ký/ dự án giai đoạn 2005 – 2009 và 2007 - 2011

Điện Biên gần như không có dự án đầu tư nào còn hiệu lực đến 9/2013 trong khi Quảng Trị và Kon Tum thì tỷ trọng vốn đăng ký/ dự án gần như không thay đổi giữa 2 giai đoạn nghiên cứu. Bên cạnh đó, số liệu về Thừa Thiên Huế và Nghệ An có thể cho thấy 2 bức tranh khá tương phản nhau về nguồn vốn FDI tại khu vực này.

Đầu tư nội địa

Theo số liệu thống kê, tính đến 2013, tình hình đầu tư nội địa của các doanh nghiệp Việt đã có một vài dấu hiệu thay đổi. Như Thanh Hoá có 1056 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 4617 tỷ

đồng trong tổng số 6733 doanh nghiệp đang hoạt động (4494 doanh nghiệp có lợi nhuận, 1517 doanh nghiệp thua lỗ) và 276 doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động. Quảng Nam, tính đến 11/2013, đã có 568 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, 99 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; 97 doanh nghiệp phải giải thể. Mặc dù nhiều dự báo theo các khuynh hướng khác nhau song vẫn cần nhìn nhận rằng, thực tế, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong năm tới, và xu hướng đón chờ những lợi thế của Hiệp định TPP khi được ký kết thành công sẽ chuyển dịch trọng tâm đầu tư sang lĩnh vực nông nghiệp, dệt may,...

Ngoài những nguồn đầu tư từ doanh nghiệp nội địa, một nguồn nữa cũng rất được quan tâm đến từ trong dân. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hình thức tiết kiệm gửi lãi suất ngân hàng vẫn được lựa chọn phổ biến, trong đó có người dân Quảng Trị và Nghệ An là nhiều hơn hết. Bởi tốc độ tăng trưởng nền kinh tế chậm, các kênh đầu tư như bất động sản, chứng khoán, vàng vừa bấp bênh vừa khó sinh lời trong khi rủi ro lại lớn nên dù lãi suất huy động liên tục giảm nhưng nhiều người dân lựa chọn giải pháp an toàn là gửi ngân hàng.

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các địa phương tiếp giáp với nước CHDCND Lào (Trang 62)