Hình 22 Yếu tố hấp dẫn đầu tư của địa phương

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các địa phương tiếp giáp với nước CHDCND Lào (Trang 69 - 72)

điểm khác nhau của doanh nghiệp đối với môi trường đầu tư địa phương.

Hình 22 Yếu tố hấp dẫn đầu tư của địa phương

Điện Biên, Kon Tum, Sơn La vẫn là những địa phương gần như không có đánh giá nào nổi bật và tích cực về các yếu tố đã kéo nhà đầu tư đến, mặc dù Kon Tum được coi là “ngã ba Đông Dương”. Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam thì được cho rằng chi phí giao dịch xã hội là yếu tố hấp dẫn hơn trong khi Hà Tĩnh gắn với lực lượng lao động

chuyên môn cũng như tần suất của các chương trình xúc tiến đầu tư, còn Nghệ An thì được nhận định hấp dẫn bởi lợi thế địa lý của địa phương. Tinh thần kinh doanh và tinh thần sáng tạo của doanh nghiệp địa phương cũng được coi là điểm thu hút các nhà đầu tư đến Thanh Hoá.

Có thể thấy, yếu tố quan trọng và cơ bản giúp cho các nhà đầu tư nhanh chóng lựa chọn đích đến là “Chiến lược và kế hoạch minh bạch, rõ ràng”, “Môi trường kinh doanh ổn định”, “Tính chuyên nghiệp”, “Năng suất lao động” không được đánh giá nhiều đối với các địa phương. Điều này có khả năng dẫn đến những dự báo về tình trạng “đầu tư không bền vững”, hoặc bệnh chạy theo thành tích lấy số lượng các dự án đầu tư mà chưa thể tính toán được trước những rủi ro có thể gặp phải.

Bên cạnh đó, trình độ quản lý, văn hoá ứng xử và trình độ ngoại ngữ của người lao động cũng nằm ở vị trí gần như tách riêng, hàm ý về tính thích ứng đối với nền văn hoá công nghiệp hiện đại ở những địa phương này còn đang có rất nhiều trở ngại, dẫn đến hiệu suất làm việc không được như kỳ vọng.

Trụ cột Du lịch

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các địa phương tiếp giáp với nước CHDCND Lào (Trang 69 - 72)