Ngôn ngữ văn xuôi giàu tính nhạc

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới (Trang 88)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2.Ngôn ngữ văn xuôi giàu tính nhạc

Nói đến tính nhạc thông thường người ta nghĩ đến thơ, bởi đây là một đặc trưng của ngôn ngữ thơ. Văn xuôi nghệ thuật cũng có tính nhạc nhưng đòi hỏi cao hơn. Âm thanh, nhịp điệu không phải chỉ tạo ra tiết tấu nhịp nhàng, cân đối mà còn phải tạo ra âm hưởng hòa quyện với nội dung để đạt hiệu quả thẩm mỹ. Như trên đã nói, trong những trang viết của mình, Ma Văn Kháng đã sử dụng khá nhiều, khá nhuần nhuyễn tục ngữ, ca dao, thành ngữ. Có lẽ chính điều này đã tạo nên tính nhạc trong lời văn truyện ngắn. Tục ngữ, ca dao, thành ngữ vốn giàu tính nhạc bởi nó có vần, có nhịp. Trong ngôn ngữ nhân vật, đặc biệt là nhân vật nữ, Ma Văn Kháng đã sử dụng rất tài tình hệ thống thành ngữ, tục ngữ dân gian với một tần số đậm đặc. Với một loạt những câu tục ngữ, thành ngữ đan xen trong các lời thoại giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về tính cách nhân vật. Đây là một đoạn đối thoại giữa mẹ chồng – nàng dâu trong Bồ nông ở biển: “Vợ Lương giậm chân, xỉa tay chỉ về phía bà cụ:

“- Này, đừng có vu oan giá họa nhớ, mụ già kia. Bà cụ gạt tay Lương nhảy chồm chồm:

- Mày có ba bò chín trâu, ruộng cả ao sâu gì mà ngồi mát ăn bát vàng

nào?

- Ừ thì cứ cho là thế, thì bây giờ cụ muốn gì tôi?

- Tao muốn vạch mặt mày. Mày là quân mèo đàng chó điếm, mày là quân cơm hàng cháo chợ!

- …Úi giời! Phúc đức bà Tú Đễ là mày. Mày bao dong hạt cải, ruộng

rãi chôn kim (…). Thôi đừng đãi bôi nữa, quân bòn gio đãi trấu kia! Tao còn

lạ! Mày ăn mày lấp miệng. Mày còn đem của cải nhà mày về nhà mày bù trì bù trít cho họ hàng tông ty nhà mày.” [21– 30].

Nếu như những nhân vật bình dân hay nói bằng tục ngữ, thành ngữ thì những nhân vật trí thức hay nói bằng thơ. Trong nhiều truyện, chúng ta bắt

gặp sự đan cài của những câu thơ, những bài thơ của các tác giả khác làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn, câu văn sinh động và uyển chuyển hơn. Bài thơ của thi sĩ Võ Văn Trực được đọc lên trong cuộc hội ngộ của anh em ông Phúc, ông Ngôn và ông lão Nâu đã diễn tả đúng tiếng lòng, tâm trạng chung của các nhân vật:

“Bè bạn tan tác cả rồi

Còn dăm ba đứa ta ngồi với nhau Lẽ đời hiểu hết nông sâu

Chén vui chưa cạn chén đau đã đầy”

(Chén vui chưa cạn)

Bài thơ đã cho ta thấy rõ cuộc đời, số phận của họ. Trong Chị Thiên

của tôi, sự xuất hiện của bài dân ca Ý thật hợp tình hợp cảnh và tạo ra sự nhịp

nhàng lãng mạn cho câu chuyện. Chị Thiên là người có nhan sắc và đức hạnh, chị đã vô cảm trước nhiều đấng nam nhi nhưng đã xiêu lòng trước một gã thợ xây chỉ vì gã biết chọn bài hát dân ca Ý gợi đúng tâm trạng, nỗi niềm của chị: “Biết đến bao giờ gặp lại cô em thời ấu thơ. Một phút gần nhau để rồi mãi mãi lùi xa”. Chính nhờ bài thơ dân ca Ý đã mở rộng cánh cửa lòng khép chặt từ lâu của chị Thiên, nó như phép thần đưa chị Thiên ra khỏi sự chán chường, cam phận, suốt ngày ủ dột.

Ngoài ra, những vần thơ trong truyện Ma Văn Kháng còn có giá trị tạo tứ cho tác phẩm. Viết Thanh minh trời trong sáng, ông đã được gợi ý từ câu thơ của Nguyễn Du: “Thanh minh trong tiết tháng ba”. Những vần thơ của Yến Lan trong Lại về tỉnh nhỏ:

“Tỉnh nhỏ Đìu hiu

Mặt trời ngủ giữa chiều Trở mình trên mái rạ

Tỉnh nhỏ Cô em Nằm xem Kiếm hiệp

Sân bàn cờ cửa trường gài liếp Mòn thước gõ đầu trẻ

Ông giáo đã hoa râm”

[32, tr. 69]

đã tạo nên không khí thân thương, lãng đãng như gần như xa trong truyện ngắn Bến bờ.

Không chỉ đưa thơ ca vào ngôn ngữ nhân vật, trong ngôn ngữ trần thuật của người kể chuyện, có khi tác giả cũng đưa cả thơ ca, văn vần tạo thêm tính nhạc cho câu văn. Chị chỉ còn dang dở mỗi đường tình ái. Thì may thay, anh thợ khóa tài hoa tới dang tay mở khóa động đào, vạch mây cho tỏ lối vào

Thiên Thai (Anh thợ chữa khóa) [22, tr. 142]. “Giờ đây, chưa chồng ở tuổi

này, bà vẫn rất muốn lấy chồng. Rất muốn lấy chồng nhưng bà lại hết sức ngại ngùng. Nhưng ngại mà thiết tha thì vẫn cứ là thiết tha. Âu đó cũng là sự thường của lẽ tự nhiên. Lẽ tự nhiên như bài hát cổ. Các phần tử trên trời. Đều thành lứa đôi. Trời là chồng Đất là vợ. Đất nâng đỡ. Những gì trời mưa tuôn.

Trời ấp lạnh. Trời quạt nồng” [22, tr. 476].

Bên cạnh việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ, thơ ca, Ma Văn Kháng còn sử dụng tổng hợp các phép tu từ: đối, điệp, liệt kê, đồng nghĩa kép… để tạo tính nhạc cao và nội dung thêm uyển chuyển. Theo như chúng tôi hiểu: đối là cách tạo ra sự hài hòa tương ứng về thanh, về ý. Điệp là lặp lại nhiều lần từ ngữ hoặc cấu trúc ngữ pháp. Liệt kê là sự sắp xếp một loạt các sự vật, khái niệm tương đồng. Thông thường trong cách viết của mình, Ma Văn Kháng không sử dụng riêng rẽ một biện pháp tu từ mà luôn luôn kết hợp, tổng hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhiều biện pháp tu từ để chúng bổ sung, hỗ trợ cho nhau và cùng phát huy hết tác dụng tạo sự mượt mà, nhịp nhàng cho câu văn. Chúng ta có thể tìm thấy trong truyện ngắn Ma Văn Kháng nhiều đoạn trữ tình giàu tính nhạc. Đoạn tả cảnh chợ hoa với đầy đủ các loại hoa, mỗi loại một sắc màu, một dáng vẻ, một sự ẩn chứa nét tâm trạng của con người trong Chợ hoa phiên áp tết là một ví dụ tiêu biểu. “Hoa, vẫn là đã thân quen mà sao hôm nay mới mẻ và đắm say. Hồng đằm thắm. Cúc đơn hậu. Thược dược tươi mởn. Đồng tiền nhẹ nhõm. Bướm vui tươi. Loa kèn giản dị. Păngxê ưu tư. Ôi, những bông hoa như bật ra từ thiên lương trong sạch. Những bông hoa vừa mong manh vừa hoàn mỹ, chắt chiu, gạn lọc từ những xô bồ, thô lậu, trong khuôn khổ mà không hề câu nệ, gò gẫm. Hoa, sự lắp ghép và phối màu như tùy tiện mà hoàn hảo, không chút lỡ lầm. Hoa, bước nhảy vọt của tự nhiên” [22, tr. 238]. Nói về hoa mà thực chất để nói người. Mỗi loài hoa một vẻ đẹp khác nhau, cũng giống như ông Huỳnh, ông Khoa, cô Trang là những tri thức hào hoa, tâm hồn phong phú biết chân giá trị cuộc sống, biết cách ứng xử nhịp nhàng, họ tạo nên sự đa dạng, hài hàa cho cuộc đời.

Trong những đoạn miêu tả, bình luận, trữ tình ngoại đề, Ma Văn Kháng còn hay sử dụng phép đồng nghĩa kép – đặt những đơn vị ngữ nghĩa tương đương nhau cùng hướng về một đối tượng để diễn đạt cho đầy đủ về đối tượng đó. Trong Seoly, kẻ khuấy động tình trường, ông viết về Seoly: “Nàng là trăng trên trời. Là chim quyên trong các loài lông vũ. Là măng tre trong các loại rau ăn. Là quả vải trong các thức trái cây. Là mùa xuân của thiên nhiên. Nàng là đàn bà hơn tất cả đàn bà. Vì nàng gây thèm muốn được chế ngự, thỏa lạc của đàn ông. Cơn rừng động đất, đất rung khỏi sự tự nàng. Đàn ông trong bản lần lượt thảy rơi vào vọng giậm giựt rửng mở, dù cơm chưa đủ ấm cật, áo chưa đủ che da” [21, tr. 112]. Với các lớp nghĩa chồng chất, dồn đống lên nhau làm cho đoạn văn không phải chỉ phong phú về nghĩa, người đọc hiểu

sâu sắc hơn về bản chất con người Seoly, mà còn làm cho đoạn văn nhịp nhàng uyển chuyển.

Ngoài ra tính nhạc còn được tạo ra nhiều khi bởi sự phối hợp tài tình, khéo léo nhiều phương thức và biện pháp dùng nhiều từ láy, dùng các cặp tiểu đối trong một câu hoặc bình đối câu nọ với câu kia, đoạn nọ với đoạn kia tạo nên bản nhạc khi réo rắt trầm bổng, khi sâu lắng dịu êm. Ma Văn Kháng có nhiều đoạn văn tả cảnh thiên nhiên, đặc biệt là những đoạn tả cảnh mưa. Sử dụng khá nhuần nhị các biện pháp tu từ, do đó không chỉ là những đoạn tả cảnh mà còn là tâm trạng (Ngẫu sự, Mưa đêm, Ngày chủ nhật mưa ngâu…). Đây là đoạn tả cơn mưa qua cái nhìn của An (Ngày chủ nhật mưa ngâu): “Mưa ngâu rí rách như rơi lệ lúc thưa lúc dày, lúc thắc thỏm, lúc rền rền. Mưa rả rích, mưa sụt sùi. Lúc thả từng đàn, lúc đếm từng hạt, lại có lúc như một linh tâm tư. Mưa ngâu lúc rỉ rả, tỉ tê. Mưa ngâu lúc thắc thỏm bập bềnh. Mưa lên cơn hờn, cơn tủi, cơn dỗi, cơn đau. Mưa buồn thê thiết…” [41, tr. 453]. Đây là tiếng mưa hay chính tiếng lòng của An, muốn yên tĩnh mà không thể yên tĩnh?

Trong những trang viết của mình, Ma Văn Kháng rất chú ý đến từ ngữ. Ngôn từ trong văn Ma Văn Kháng phong phú nhờ sự cần mẫn và tinh tế của tác giả. Theo xu hướng chung hiện nay các nhà văn trẻ thường chú ý viết câu văn tự nhiên gân guốc gần với khẩu ngữ thì ở Ma Văn Kháng ngôn ngữ vừa đậm đà màu sắc sinh hoạt, mặt khác lại vừa chan chứa chất thơ nhờ sự kết hợp khá tài tình một số phương tiện và biện pháp tu từ hợp lý, độc đáo. Đọc nhiều trang văn của Ma Văn Kháng, người đọc có cảm nhận gần gũi với câu văn xuôi trong Tự lực văn đoàn ở sự “tỉa tót” từ ngữ, lấy sự gợi hơn là tả, lấy ý nghĩa kết hợp với sự đưa đẩy cho phù hợp với thị hiếu độc giả Việt Nam.

Tóm lại, với việc sử dụng ngôn ngữ giàu chất khẩu ngữ, với việc đưa thành ngữ, tục ngữ, thơ ca vào trong truyện với mức độ đậm đặc, với việc

phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ… giúp cho những suy nghĩ của Ma Văn Kháng về con người, về lẽ đời trở nên sâu lắng hơn, giúp cho những trang viết của Ma Văn Kháng trở nên tha thiết, giúp cho người đọc có những cảm nhận tinh tế và phong phú hơn. Đặc biệt giúp cho Ma Văn Kháng tạo ra được một vẻ đẹp, một chỗ đứng khó thay thế trong văn học Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới (Trang 88)