Thông tin chung về nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm he chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh khánh hòa (Trang 48)

3.1.1. Những thông tin chung về chủ hộ

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo: “Phát triển nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020”; báo cáo: “Một số giải pháp góp phần phát triển nuôi trồng thủy sản lợ, mặn theo hướng bền vững tại tỉnh Khánh Hòa”…; các website điện tử: ninhhoa.khanhhoa.gov.vn, baokhanhhoa.com, vietlinh.com.vn…

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trưc tiếp 200 hộ dân nuôi tôm he chân trắng thương phẩm bằng bảng câu hỏi ở 4 huyện tại tỉnh Khánh Hòa Phương pháp chọn mẫu là (i) chia hạn ngạch cho các địa phương nuôi dựa trên tổng số diện tích; (ii) rồi rút ngẫu nhiên đơn giản bằng cách dựa vào danh sách các hộ nuôi ở mỗi địa phương để chọn ra các hộ cần điều tra. Như vậy, mẫu đảm bảo đại diện được cho tổng thể.

Số liệu thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ hộ. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, thu được 192 mẫu có ý nghĩa, đầy đủ dữ liệu. Vì trong quá trình điều tra và nhập liệu có thể xảy ra thiếu sót hay sai lệch nên dữ liệu được tiến hành làm sạch trước khi thống kê và tính toán các chỉ tiêu cần thiết. Điều này đảm bảo cho số liệu đưa vào phân tích đầy đủ và thống nhất, nhờ đó kết quả đưa ra sẽ có độ chính xác cao hơn. Phương pháp thực hiện làm sạch: sử dụng bảng tần số để rà soát lại tất cả các biến quan sát nhằm tìm ra các biến thông tin sai lệch hay thiếu sót. Các thuộc tính kiểm soát gồm: giới tính, độ tuổi, số lao động thường xuyên tham gia nuôi tôm, tỷ lệ các nguồn thu nhập, kinh nghiệm nuôi tôm, kỹ thuật nuôi tôm, trình độ học vấn, diện tích nuôi tôm cũng được trình bày như sau.

Phân bố mẫu theo giới tính

Bảng 9: Phân bố mẫu theo giới tính

Giới tính Số người Tỷ lệ (%)

Nam 172 89,52

Nữ 20 10,48

Tổng 192 100,00

Bảng 8 cho thấy, trong mẫu nghiên cứu có 172 người có giới tính là nam (chiếm 89,52 %) và 20 người có giới tính là nữ (chiếm 10,4 %) được phỏng vấn. Tỷ lệ nam giới cao hơn so với tỷ lệ nữ giới.

Phân bố mẫu theo độ tuổi

Độ tuổi là lượng biến nhận nhiều giá trị khác nhau, vì vậy trước khi thống kê mô tả tác giả đã tiến hành phân tổ lại theo đúng lý thuyết thống kê kinh tế .

Bảng 9 cho thấy, các nông dân tham gia phỏng vấn trong mẫu có tuổi từ 27 đến 66. Trong đó, có 5 người nằm trong độ tuổi từ 27 đến 31, chiếm tỷ lệ 2,82 %; 15 người thuộc độ tuổi từ 32 đến 36, chiếm tỷ lệ 8,06 %; 38 người thuộc độ tuổi từ 37 đến 41, chiếm 19,76 %; 43 người thuộc độ tuổi từ 42 đến 46, chiếm tỷ lệ 22,18%; 39 người thuộc độ tuổi từ 47 đến 51, chiếm 20,16 %; trong độ tuổi từ 52 đến 56 có 24 người, chiếm 12,50 %; độ tuổi từ 57 đến 61 có 20 người, chiếm 10,48 %; độ tuổi từ 62 đến 66 có 8 người, tương ứng 4,03%.

Bảng 10: Phân bố mẫu theo độ tuổi

Độ tuổi Số người Tỷ lệ (%) 27 – 31 5 2,82 32 – 36 15 8,06 37 – 41 38 19,76 42 – 46 43 22,18 47 -51 39 20,16 52 – 56 24 12,50 57 – 61 20 10,48 62 - 66 8 4,03 Tổng 192 100,00

Phân bố mẫu theo số lao động thường xuyên tham gia nuôi tôm

Số lao động thường xuyên tham gia nuôi tôm trong mỗi hộ bao gồm lao động gia đình và lao động thuê mướn thường xuyên

Bảng 10 cho thấy, số lao động thường xuyên tham gia nuôi tôm của các hộ nông dân trong mẫu biến thiên từ 1 đến 11 người. Số hộ có 1 lao động tham gia nuôi tôm là 93 hộ, chiếm tỷ lệ là 48,39 %; số hộ có 2 lao động tham gia nuôi tôm là 60 hộ, tương ứng 31,45 %; số hộ có 3 lao động là 22 hộ, chiếm 11,69 %; số hộ có số lao động tham gia nuôi tôm từ 4 -6 người chiếm tỷ lệ rất nhỏ từ 1,21 – 4,03 %; các hộ có số lao động tham gia nuôi tôm là 9,10 hoặc 11 người hầu như không có chỉ chiếm tỷ lệ 0,4 %. Trong 192 hộ nuôi tôm trong mẫu không có hộ nào sử dụng 7 hoặc 8 lao động. Như vậy, đa số các hộ nông dân chỉ sử dụng từ 1 đến 3 lao động, tương ứng 91,6 %.

Bảng 11: Phân bố mẫu theo số lao động thường xuyên tham gia nuôi tôm

Số lao động thường xuyên

tham gia nuôi tôm (người) Số hộ Tỷ lệ (%)

1 93 48,39 2 60 31,45 3 22 11,69 4 8 4,03 5 4 2,02 6 2 1,21 9 1 0,40 10 1 0,40 11 1 0,40 Tổng 192 100

Phân bố mẫu theo tỷ lệ thu nhập từ nuôi tôm

Trong tập dữ liệu thu thập được về tỷ lệ thu nhập của các hộ nuôi tôm tại Khánh Hòa thì thu nhập của mỗi hộ có từ các nguồn sau: nuôi tôm, buôn bán, làm việc nhà nước, làm thuê, chăn nuôi và làm ruộng. Phân bố mẫu theo tỷ lệ thu nhập từ hoạt động nuôi tôm được trình bày ở bảng.

Bảng 11 cho thấy, các hộ nông dân trong mẫu có tỷ lệ thu nhập từ nuôi tôm rất cao. Chỉ có 16,8 % có tỷ lệ thu nhập từ việc nuôi tôm thấp hơn 50 %. Số nông hộ có tỷ

lệ thu nhập từ nuôi tôm từ 50 % trở lên chiếm tỷ lệ 83,2 %. Trong các hộ này có đến 32,8 % số hộ nuôi có tỷ lệ thu nhập từ hoạt động nuôi tôm là 100 %. Như vậy, có thể nói nuôi tôm là nghề mang lại nguồn thu nhập chính cho 192 hộ nuôi tôm trong mẫu.

Bảng 12: Phân bố mẫu theo tỷ lệ thu nhập từ việc nuôi tôm Tỷ lệ thu nhập từ nuôi tôm (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

20 5 2,42 30 12 6,05 40 16 8,47 50 20 10,48 60 24 12,50 70 23 12,10 80 19 9,68 90 12 6,05 100 62 32,26 Tổng 192 100,00

Phân bố mẫu theo kinh nghiệm nuôi tôm

Kinh nghiệm nuôi tôm của những nông dân được phỏng vấn là biến rời rạc, nhận nhiều giá trị khác nhau từ 1 đến 25 năm. Do đó, biến kinh nghiệm được phân tổ theo đúng lý thuyết thống kê kinh tế và mã hóa lại để tiến hành thống kê và được trình bày ở bảng.

Bảng 12 cho thấy, kinh nghiệm nuôi tôm của các nông dân tham gia phỏng vấn thấp nhất là 1 năm và cao nhất là 25 năm. Trong mẫu có 2,82 % người có kinh nghiệm nuôi tôm từ 1 đến 3 năm; kinh nghiệm từ 4 đến 6 năm có 14,52 %; từ 7 đến 9 năm có 10,48 %; từ 10 đến 12 năm có 21,37 %; từ 13 đến 15 năm có 17,74 %; từ 16 đến 18 năm có 10,08 %; từ 19 đến 21 năm có 17,74 %; kinh nghiệm từ 22 đến 25 năm có 5,24 %. Nhìn chung kinh nghiệm nuôi tôm của các nông dân này là khá lớn và không quá chênh lệch.

Bảng 13: Phân bố mẫu theo kinh nghiệm nuôi tôm

Kinh nghiệm nuôi tôm (năm) Số người Tỷ lệ (%)

1 – 3 5 2,82 4 – 6 28 14,52 7 – 9 20 10,48 10 – 12 41 21,37 13 – 15 34 17,74 16 – 18 19 10,08 19 – 21 34 17,74 22 - 25 10 5,24 Tổng 192 100,00

Phân bố mẫu theo kỹ thuật nuôi tôm của chủ hộ

Kỹ thuật nuôi tôm của các chủ hộ trong mẫu có được từ kinh nghiệm tích lũy bản thân, tập huấn kỹ thuật, các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, ti vi.

Bảng 14: Phân bố mẫu theo kỹ thuật nuôi tôm của chủ hộ

Kỹ thuật nuôi tôm Số người Tỷ lệ (%)

Bản thân 52 27,02

Bản thân, tập huấn 89 46,37

Bản thân, tập huấn, báo, đài, ti vi 51 26,61

Tổng 192 100,00

Bảng 13 cho thấy, 100 % các chủ hộ có được kỹ thuật nuôi tôm do tự bản thân tích lũy được. Trong 200 người trong mẫu thì có 27,02 % chỉ có kỹ thuật nuôi tôm từ bản thân; 46,37 % có được kỹ thuật nuôi tôm từ bản thân và tập huấn; 26,61 % ngoài tự bản thân tích lũy thì còn học hỏi kỹ thuật nuôi tôm qua các đợt tập huấn và các phương tiện như báo, đài, ti vi.

Phân bố mẫu theo trình độ học vấn

Học vấn của các nông dân được phỏng vấn gồm: không học, cấp 1, cấp 2, cấp 3, trung cấp và đại học.

Bảng 15: Phân bố mẫu theo trình độ học vấn Trình độ học vấn Số người Tỷ lệ (%) Không học 15 8,06 Cấp 1 84 43,55 Cấp 2 57 29,44 Cấp 3 31 16,13 Trung cấp 2 1,21 Đại học 3 1,61 Tổng 192 100,00

Bảng 14 cho thấy, trong số 192 nông dân tham gia phỏng vấn có 8,06 % người không học. Đa số nông dân có trình độ học vấn là cấp 1, cấp 2 và cấp 3 với tỷ lệ tương ứng lần lượt là 43,55 %, 29,44% và 16,13 %. Rất hiếm gặp những người có trình độ học vấn là trung cấp (1,21 %) và đại học (1,61 %).

Phân bố mẫu theo diện tích nuôi tôm

Bảng 16: Phân bố mẫu theo diện tích nuôi tôm Diện tích nuôi tôm (ha) Số hộ Tỷ lệ (%)

0,07 – 1,46 159 83,06 1,46 – 2,85 16 8,47 2,85 – 4,24 8 4,03 4,24 – 5,63 3 1,61 5,63 – 7,02 2 0,81 7,02 – 8,41 2 0,81 8,41 – 9,80 2 0,81 9,80 – 11,20 1 0,40 Tổng 192 100

Bảng 15 cho thấy, hầu hết các hộ nông dân trong mẫu có diện tích nuôi tôm từ 0,07 ha đến 1,46 ha, với số hộ lên đến 83,06 %. Với diện tích từ 1,46 ha đến 2,85 ha có 8,47 %; diện tích từ 2,85 ha đến 4,24 ha có 4,03 %. Số hộ nuôi với diện tích lớn hơn rất hiếm và chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Như vậy các nông hộ nuôi tôm trong mẫu có diện tích nuôi tương đối đồng đều, đa số các hộ canh tác trên diện tích vừa và nhỏ.

3.1.2. Các thông số kỹ thuật về tôm he chân trắng tại Khánh Hòa

Bảng 17: Các thông số kỹ thuật về tôm he chân trắng tại Khánh Hòa, 2010

Chỉ tiêu Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

1. Năng suất 0,68 0,14 0,40 1,00 2. Mật độ 81,61 14,05 35,00 110,00 3. Hệ số thức ăn 1,22 0,10 1,10 1,30 4. Độ trong 34,63 4,04 25,00 45,00 5. Độ mặn 16,34 4,90 7,50 30,00 6. Tỷ lệ đạm của thức ăn 39,03 0,73 33,50 39,50

Bảng 16 cho thấy, nangsuat - năng suất của mẫu nghiên cứu có giá trị trung bình là 0,697, giá trị nhỏ nhất là 0,400; giá trị lớn nhất là 5,000; matdo- mật độ có giá trị trung bình là 81,683, giá trị nhỏ nhất là 35,000, giá trị lớn nhất là 110,00; hesothucan- hệ số thức ăn có giá trị trung bình là 1,22, giá trị nhỏ nhất là 1,10, giá trị lớn nhất là 1,300; dotrong - độ trong có giá trị trung bình là 34,63, giá trị nhỏ nhất là 25,00, giá trị lớn nhất là 45,00; doman- độ mặn có giá trị trung bình là 16,34, giá trị nhỏ nhất là 7,50, giá trị lớn nhất là 30,00; luongdam - lượng đạm có giá trị trung bình là 39,03, giá trị nhỏ nhất là 33,500, giá trị lớn nhất là 39,500.

a. Mật độ thả

Bảng 18: Thống kê mô tả mật độ theo từng huyện tỉnh Khánh Hòa, 2010

Mật độ Cam Ranh Nha Trang Ninh Hoa Van Ninh

1. Trung bình 68,65 82,21 90,38 85,48

2. Độ lệch chuẩn 12,05 11,26 11,37 12,06

3. Nhỏ nhất 35,00 60,00 60,00 60,00

4. Lớn nhất 100,00 100,00 110,00 105,00

Bảng 17 cho thấy về matdo - mật độ nuôi trong mẫu nghiên cứu tại Cam Ranh có giá trị trung bình là 68,65, giá trị nhỏ nhất là 35,00, giá trị lớn nhất là 100,00; tại Nha Trang, giá trị trung bình là 82,21, giá trị nhỏ nhất là 60,00, giá trị lớn nhất là 100,00; tại Ninh Hòa giá trị trung bình là 90,38, giá trị nhỏ nhất là 60,00, giá trị lớn nhất là 110,00; tại Vạn Ninh, giá trị trung bình là 85,48, giá trị nhỏ nhất là 60,00, giá trị lớn nhất là 105,00.

b. Hệ số thức ăn

Bảng 19: Thống kê mô tả hệ số thức ăn theo từng huyện tỉnh Khánh Hòa, 2010

Hệ số thức ăn Cam Ranh Nha Trang Ninh Hoa Van Ninh

1. Trung bình 1,19 1,20 1,23 1,24

2. Độ lệch chuẩn 0,10 0,10 0,09 0,09

3. Nhỏ nhất 1,10 1,10 1,10 1,10

4. Lớn nhất 1,30 1,30 1,30 1,30

Bảng 18 cho thấy, về hesothucan - hệ số thức ăn, tại Cam Ranh, giá trị trung bình là 1,19, giá trị nhỏ nhất là 1,10, giá trị lớn nhất là 1,30; tại Nha Trang, giá trị trung bình là 1,2, giá trị nhỏ nhất là 1,10, giá trị lớn nhất là 1,3; tại Ninh Hòa, giá trị trung bình là 1,23, giá trị nhỏ nhất là 1,10, giá trị lớn nhất là 1,3; tại Vạn Ninh, giá trị trung bình là 1,24, giá trị nhỏ nhất là 1,10, giá trị lớn nhất là 1,30.

c. Độ trong

Bảng 20: Thống kê mô tả độ trong theo từng huyện tỉnh Khánh Hòa, 2010 Độ trong Cam Ranh Nha Trang Ninh Hoa Van Ninh

1. Trung bình 33,27 33,68 36,56 34,99 2. Độ lệch chuẩn 3,79 3,87 3,58 4,12

3. Nhỏ nhất 27,50 25,00 29,50 25,00

4. Lớn nhất 45,00 45,00 45,00 45,00

Bảng 19 cho thấy, về dotrong - độ trong, tại Cam Ranh, giá trị trung bình là 33,27, giá trị nhỏ nhất là 27,50, giá trị lớn nhất là 45,00; tại Nha Trang, giá trị trung bình là 33,68, giá trị nhỏ nhất là 25,00, giá trị lớn nhất là 45,00; tại Ninh Hòa, giá trị trung bình là 36,56, giá trị nhỏ nhất là 29,50, giá trị lớn nhất là 45,00; tại Vạn Ninh, giá trị trung bình là 34,99, giá trị nhỏ nhất là 25,00, giá trị lớn nhất là 45,00.

d. Độ mặn

Bảng 21: Thống kê mô tả độ mặn theo từng huyện tỉnh Khánh Hòa, 2010

Độ mặn Cam Ranh Nha Trang Ninh Hoa Van Ninh

1. Trung bình 14,32 24,65 16,24 18,68

2. Độ lệch chuẩn 5,60 3,60 5,90 5,14

3. Nhỏ nhất 7,50 18,00 7,50 11,00

Bảng 20 cho thấy, về doman - độ mặn, tại Cam Ranh có giá trị trung bình là 14,32, giá trị nhỏ nhất là 7,50, giá trị lớn nhất là 22,50; tại Nha Trang, giá trị trung bình là 24,65, giá trị nhỏ nhất là 18,00, giá trị lớn nhất là 33,74; tại Ninh Hòa, giá trị trung bình là 16,24, giá trị nhỏ nhất là 7,50, giá trị lớn nhất là 30,00; tại Vạn Ninh, giá trị trung bình là 18,69, giá trị nhỏ nhất là 11,00, giá trị lớn nhất là 30,00.

e. Tỷ lệ đạm của thức ăn

Bảng 22: Thống kê mô tả tỷ lệ đạm của thức ăn theo từng huyện

Tỷ lệ đạm của thức ăn Cam Ranh Nha Trang Ninh Hoa Van Ninh

1. Trung bình 39,09 39,07 38,98 38,95

2. Độ lệch chuẩn 0,45 0,46 0,92 0,90

3. Nhỏ nhất 38,50 38,50 33,50 33,50

4. Lớn nhất 39,50 39,50 39,50 39,50

Bảng 21 cho thấy, về luongdam - lượng đạm, tại Cam Ranh, giá trị trung bình là 39,09, giá trị nhỏ nhất là 38,50, giá trị lớn nhất là 39,50; tại Nha Trang, giá trị trung bình là 39,07, giá trị nhỏ nhất là 38,50, giá trị lớn nhất là 39,50; tại Ninh Hòa, giá trị trung bình là 38,98, giá trị nhỏ nhất là 33,50, giá trị lớn nhất là 39,50; tại Vạn Ninh, giá trị trung bình là 38,95, giá trị nhỏ nhất là 33,50, giá trị lớn nhất là 39,50.

f. Năng suất tôm nuôi

Bảng 23: Thống kê mô tả năng suất tôm nuôi theo từng huyện

Năng suất tôm nuôi Cam Ranh Nha Trang Ninh Hoa Van Ninh

1. Trung bình 0,61 0,71 0,88 0,58

2. Độ lệch chuẩn 0,10 0,10 0,59 0,11

3. Nhỏ nhất 0,40 0,50 0,50 0,50

4. Lớn nhất 0,85 0,90 1,00 0,90

Bảng 22 cho thấy, về nangsuat- năng suất, tại Cam Ranh, giá trị trung bình là 0,61, giá trị nhỏ nhất là 0,40, giá trị lớn nhất là 0,85; tại Nha Trang, giá trị trung bình là 0,71, giá trị nhỏ nhất là 0,50, giá trị lớn nhất là 0,90; tại Ninh Hòa, giá trị trung bình là 0,88, giá trị nhỏ nhất là 0,50, giá trị lớn nhất là 1,00; tại Vạn Ninh, giá trị trung bình là 0,58, giá trị nhỏ nhất là 0,50, giá trị lớn nhất là 0,90.

3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm he chân trắng tại Khánh Hòa 3.2.1. Đánh giá kết quả kinh tế

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm he chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh khánh hòa (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)