Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm he chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh khánh hòa (Trang 30)

1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Ở giác độ vi mô, các chủ hộ nuôi thường quan tâm chủ yếu đến khả năng sinh lợi. Do vậy, việc phân tích khả năng sinh lợi của các đơn vị sản xuất để đề xuất các chính sách phát triển bền vững đã được áp dụng rất rộng rãi để trong ngành thủy sản. Ví dụ, Dawang và ctg (2011) cho các hộ đánh bắt thủy sản ven bờ Nigeria với 110 mẫu, đã chỉ ra rằng hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào trung bình là 0,83 và thu nhập ròng của một Ao nuôi là 48.734,57 đồng Nigeria; Long và ctg (2008) cho thấy lợi nhuận/doanh thu trong năm 2004 của nghề cá ngừ đại dương Khánh Hòa là 12%. Nghiên cứu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tiêu biểu là: Sharma và Lueng (1998)

1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam, đã có một số ít tác giả áp dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế như Hoàng Thu Thủy (2008) khi đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôi tôm sú giống (Penaeus monodon) tại tỉnh Khánh Hòa, và Dư Ngọc Tuấn (2011) khi điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh Ninh Thuận.

CHƯƠNG 2:

ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình nuôi tôm he chân trắng trên trên thế giới

Tình hình nuôi trồng thủy sản trên thế giới

Với đặc trưng là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, tình hình đánh bắt và nuôi trồng thủy sản từ năm 2000 không có nhiều đột biến nhưng có tốc độ phát triển khá ổn định. Tổng sản lượng thủy hải sản trên thế giới bình quân tăng 1,4%/năm. Cơ cấu nguồn cung dịch chuyển theo hướng tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng và giữ ổn định nguồn khai thác tự nhiên. Nguyên nhân do thủy sản đánh bắt ngày càng cạn kiệt và sự cải tiến kỹ thuật cho phép gia tăng năng suất nuôi trồng. Năm 2009, mảng nuôi trồng thủy sản đóng góp 37% tổng sản lượng, tăng đều từ mức 26% năm 2000 [2].

Theo nhiều nghiên cứu, mức tiêu dùng thủy hải sản ở các quốc gia rất khác nhau và không có mối liên hệ chặt chẽ với mức sống và khả năng chi trả của người dân. Một số quốc gia có thu nhập trung bình lại có mức tiêu thụ thủy sản/người/năm tương đối cao như Malaysia (55,4kg), Tonga (53,1kg)… trong khi đó, dân cư các khu vực có mức sống cao như EU, Mỹ tiêu dùng thủy sản khá thấp. Các nước như Iceland (90,5kg), Nhật Bản (63,2kg) lại nằm trong trường hợp mức sống và tiêu thụ đều tốt [1]. Vì vậy có thể thấy rằng, khả năng tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố như tập quán ẩm thực, vị trí địa lý (gần biền) và thường ít có sự đột biến. Trong vòng 40 năm trở lại đây, nhu cầu thủy sản tăng cao, khoảng 3%/năm, tăng nhanh so với tốc độ tăng trưởng dân số là 1,7%/năm. Các sản phẩm thủy sản cung cấp 16% lượng đạm động vật cho toàn thế giới và 30% - 50% ở châu Á. Tiêu dùng thực phẩm thủy sản bình quân đầu người từ năm 2006 ở mức 16,8 kg/người/năm Theo dự báo, trong giai đoạn hiện tại đến 2025, tốc độ tăng tiêu dùng thủy sản sẽ tăng khoảng 2%/năm, nhỉnh hơn tốc độ dự phóng tăng trưởng dân số là 1,4%/năm [20].

Khu vực Châu Á chiếm ưu thế, cung cấp trên 60% lượng thủy sản hàng năm. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, chiếm 35% sản lượng thủy sản toàn cầu và 69% sản lượng nuôi trồng thế giới năm 2009[20 ].Theo một báo cáo khác của FAO về tình hình nuôi trồng thủy sản thế giới năm 2005 thì các nước châu Á hầu như chiếm vị trí độc tôn trong 10 quốc gia dẫn đầu về nuôi trồng thủy sản, Trung Quốc là nước dẫn đầu bảng xếp hạng vượt xa tất cả các nước khác với 67,31% về sản lượng và 48,71% về giá trị các mặt hàng thủy sản được nuôi trồng trên

thế giới. Việt Nam xếp vị trí thứ 3 chiếm 2,98% trong tổng sản lượng và chiếm vị trí thứ 5 về % trong tổng giá trị [20].

Bảng 2: Sản lượng NTTS quốc gia đứng đầu thế giới năm 2005 [20]

STT Quốc gia Sản lượng

(ngàn tấn) % trong tổng sản lượng Giá trị (triệu USD) % trong tổng giá trị 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11. Trung Quốc Ấn Độ Việt Nam Indonesia Thailand Bangladesh Nhật Bản Chile Nauy Philippine Các nước khác 32.414 2.838 1.437 1.197 1.144 882 746 698 657 557 5.580 67,31 5,89 2,98 2,59 2,37 1,83 1,55 1,45 1,36 1,16 11,59 34.550 3.922 2.931 1.999 1.689 1.246 3.178 3.108 2.073 793 15.440 48,71 5,53 4,13 2,82 2,38 1,76 4,48 4,38 2,92 1,12 21,77

Tình hình nuôi tôm he chân trắng trên thế giới

Trong những năm qua do ảnh hưởng của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và thương mại làm cho thị trường thủy sản thế giới có nhiều biến động. Tuy nhiên, tổng sản lượng thủy sản trên thế giới, đặc biệt là sản lượng thủy sản nuôi vẫn tăng đáng kể. Trong đó chủ yếu là sản lượng nuôi tôm. Năm 1999, sản lượng tôm nuôi trồng trên thế giới là 814.250 tấn. Đến năm 2000, sản lượng tôm nuôi đạt 912.456 tấn và đến năm 2010 sẽ đạt 1,7 triệu tấn [20]. Theo thống kê, trong cơ cấu các sản phẩm nuôi trồng thủy sản trên thế giới, mặt hàng tôm nuôi dù chỉ chiếm 5,56% về sản lượng nhưng đã chiếm đến 14,96% giá trị năm 2005. Điều này cho thấy nuôi tôm trên thế giới luôn chiếm ưu thế trong nuôi giáp xác và trong nuôi trồng thủy sản. Các loài tôm nhiều nhất là tôm

P.monodon, tôm nương P.chinenis và tôm chân trắng P.vannamei, riêng 3 loài tôm này

chiếm trên 86% sản lượng nuôi tôm của thế giới.

Nuôi tôm là nghề có tốc độ phát triển nhanh trong lĩnh vực NTTS. Theo FAO, có khoảng 22 loài tôm biển được nuôi phổ biến trên thế giới. Từ năm 1950 ÷ 1968 chủ yếu nuôi các loài trong họ tôm he (Penaeus spp), giai đoạn này tôm he chân trắng và tôm sú có cơ cấu sản lượng thấp. Giai đoạn 1969 ÷ 2002 tôm sú bắt đầu vượt lên vị trí đứng đầu và tôm he chân trắng xếp ở vị trí thứ hai trong cơ cấu 22 loài tôm nuôi. Hiện

nay có khoảng 25 loài tôm đang được nuôi, nhưng chỉ có 5 loài đạt sản lượng trên 10 ngàn tấn/ năm và 3 loài đạt sản lượng trên 100 ngàn tấn/năm [20].

Bảng 3 : Sản lượng tôm nuôi trên thế giới giai đoạn 2001 – 2005 [20]

Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1. Sản lượng tôm (ngàn tấn) 1.347 1.496 2.129 2.446 2.675 2. Giá trị (tr USD) 7.612 7.998 8.535 9.689 10.608 3. Tổng sản lượng NTTS (ngàn tấn) 37.955 40.389 42.682 45.924 48.150 4. Tổng giá trị NTTS (tr USD) 53.008 54.989 59.104 64.604 70.929 5. SL/tổng SL NTTS (%) 3,55 3,7 4,99 5,33 5,56 6. Giá trị tôm/ giá trị NTTS (%) 14,36 14,54 14,44 15,00 14,96

Tôm là nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao nhất trong nhóm hàng thủy sản với ba sản phẩm chính là tôm đông, tôm tươi sống và tôm đóng hộp. Do sự bùng nổ tôm nuôi trên thế giới nên ngoài kênh tiêu thụ trong những nhà hàng của Nhật và Mỹ thì nay tôm đã được tiêu thụ rộng rãi ở kênh tiêu thụ gia đình. Sau gần 20 năm qua, nhu cầu nhập khẩu tôm thế giới tăng 3 lần. Năm 1985 toàn thế giới nhập khẩu tôm các loại trị giá: 2.633 triệu USD thì đến năm 1998 khối lượng tôm nhập khẩu toàn thế giới đã tăng lên 1.245.000 tấn, trị giá 10.819 triệu USD [20].

Hiện nay trên thế giới có 62 quốc gia nuôi tôm và tập trung chủ yếu ở hai khu vực chính là các nước châu Á (Đông bán cầu) chiếm 86% tổng sản lượng nuôi tôm trên thế giới và các quốc gia Mỹ La Tinh (Tây bán cầu).

Trên thế giới tôm he chân trắng được nuôi chủ yếu theo hình thức thâm canh. Châu Mỹ có 12 quốc gia nuôi tôm he chân trắng. Năm 1998 sản lượng tôm he chân trắng chiếm hơn 90 % sản lượng tôm nuôi ở Tây Bán cầu. Các nước nuôi cho sản lượng cao như Ecuador đạt 130.000 tấn (1999), phương thức nuôi chủ yếu là bán thâm canh. Kế đến là các nước Mexico, Brazil có sản lượng tôm he chân trắng đạt hàng chục ngàn tấn [20].

Tổng sản lượng tôm nuôi trên toàn thế giới năm 2007 đạt khoảng 3,3 triệu tấn, trong đó, tôm he chân trắng chiếm khoảng 63 %. Ngay tại châu Á, “quê nhà” của tôm sú, trong tổng sản lượng tôm năm 2007 ước tính khoảng 2,65 triệu tấn thì tôm he chân trắng cũng chiếm tới 57 %. Riêng Trung Quốc tôm he chân trắng chiếm gần 80 % trong tổng sản lượng 1 triệu tấn của nước này [20]

Ở Châu Á, Trung Quốc là nước quan tâm tôm he chân trắng sớm nhất. Từ năm 1988 họ đã công bố nuôi tôm he chân trắng thành công và sẵn sàng chuyển giao công nghệ (cung cấp con giống và kỹ thuật nuôi). Các nước châu Á khác như Philippine, Indonesia, Thái Lan cũng đã di nhập tôm he chân trắng về nước nhằm đa dạng hóa sản phẩm tôm xuất khẩu, tránh tình trạng độc canh nuôi tôm sú. Ngoài ra, tôm he chân trắng đã được công ty kỹ thuật sinh học biển CEATECH USA tuyển chọn và di giống sang nuôi ở đảo Hawaii để nghiên cứu, tạo ra đàn tôm bố mẹ có sức khoẻ tốt, tính di truyền cao và sạch bệnh

2.2. Tình hình nuôi tôm he chân trắng ở Việt Nam

2.2.1. Tình hình nuôi tôm he chân trắng ở Việt Nam

Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam

Với đường bờ biển dài hơn 3.260 km, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2 [1]. Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm khá dày đặc. Trữ lượng hải sản ở Việt Nam ước tính có khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn [1]. Trong những năm gần đây, các sản phẩm mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngày càng được đa dạng hóa.

Đây là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực, đóng góp khoảng 4% GDP của nền kinh tế. Giai đoạn 2000 – 2008, ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh, bình quân đạt 15%/năm [2]. Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam bị chững lại trong năm 2009, tăng trưởng âm 6% chủ yếu do sự sụt giảm ở mảng cá tra, basa.

Diện tích mặt nước và sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2000 là 641.900 ha với tổng sản lượng nuôi trồng là 589.600 tấn; năm 2004 là 920.100 ha, sản lượng 1.202.500 tấn; năm 2006 là 976.500 ha, sản lượng 1.693.900 tấn; năm 2008 là 1.052.600 ha, sản lượng 2.465.600tấn; trong đó diện tích nuôi mặn lợ là 713.800 ha, riêng nuôi tôm 629.300 ha [2]. Tuy Việt Nam gia nhập nhóm các cường quốc “tôm” chậm hơn một số nước khác nhưng đã thâm nhập mạnh vào thị trường thế giới nhờ tận dụng uy tín về chất lượng và đang đứng thứ 3 về sản lượng nuôi tôm.

Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam

Nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời, riêng nghề nuôi tôm ước tính xuất hiện khoảng 100 năm nay nhưng nuôi chuyên tôm mới phát

triển từ năm 1987, khi sản xuất tôm bột đạt số lượng thương phẩm. Đến thập kỷ 90, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có sản lượng tôm nuôi cao trong khu vực và trên thế giới với diện tích nuôi tôm cả nước đạt 260.000 ha và sản lượng 52.000 tấn vào năm 1995.

Bảng 4 : Sản lượng tôm nuôi của Việt Nam theo khu vực từ năm 2006 - 2010 [17]

(ĐVT: tấn) Năm Địa phương 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1. Đồng bằng sông Hồng 13.321 14.098 16.054 14.512 14.981 16.422 2. Trung du và miền núi phía Bắc 312 355 388 294 379 367 3. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 33.311 37.214 43.563 51.216 69.562 71.292 4. Tây Nguyên 64 62 88 61 67 68 5. Đông Nam Bộ 14.426 15.948 14.896 15.207 15.805 21.030 6. Đồng bằng sông Cửu Long 265.761 286.837 309.531 307.070 318.586 341.117 Cả nước 327.194 354.514 384.519 388.359 419.381 450.364 Trong những năm gần đây, tôm luôn là đối tượng nuôi chủ lực của Việt Nam do mang lại giá trị xuất khẩu cao. Theo thống kê của Cục thống kê và trung tâm tin học thủy sản, mặc dù tỷ trọng sản lượng nuôi tôm so với tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng giai đoạn 2001-2006 là 22,35, nhưng giá trị mặt hàng tôm xuất khẩu lại chiếm 48,5% so với tổng giá trị xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2002 – 2006. Trong giai đoạn 2005 – 2010, nếu như cả nước có tổng sản lượng là 327.194 tấn vào năm 2005, thì năm 2010 đã là 450.364 tấn, trong đó, riêng Đồng Bằng Sông Cửu Long, sản lượng tăng từ 265.761 tấn năm 2005 lên 341.117 tấn năm 2010 [2].

Sản xuất giống tôm he chân trắng ở Việt Nam: Cho đến nay nghề nuôi tôm he chân trắng ở Việt Nam chủ yếu vẫn phải dựa vào nguồn giống hoặc tôm bố mẹ nhập khẩu từ Thái Lan, Hawaii, Singapore, làm tăng chi phí và thiếu chủ động trong sản xuất. Để phục vụ sản xuất giống và phát triển nuôi tôm he chân trắng, trong những năm qua các đơn vị khoa học của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển

khai nghiên cứu một số công trình khoa học như: Quy trình nuôi vỗ tôm bố mẹ và cho sinh sản nhân tạo; Nghiên cứu sản xuất tôm chân trắng bố mẹ chất lượng và sạch bệnh có nguồn gốc nhập từ Hawaii phục vụ sản xuất giống nhân tạo; Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất giống tôm he chân trắng sạch bệnh. Tuy nhiên, trong lĩnh vực di truyền chọn giống, tạo đàn tôm he chân trắng bố mẹ có chất lượng cao và khả năng kháng bệnh trong điều kiện nuôi ở Việt Nam đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào được thực hiện. Tôm bố mẹ không chủ động, khó kiểm soát do nhập từ nhiều nguồn khác nhau đã trở thành thách thức chính đối với sự phát triển của nghề nuôi tôm he chân trắng ở Việt Nam.

Hiện nay giá tôm bố mẹ nhập khẩu vẫn khá cao, thủ tục xin phép nhập khẩu và hải quan còn khá phức tạp, các cơ sở sản xuất nhỏ không thể trực tiếp nhập mà chủ yếu mua tôm bố mẹ trôi nổi ngoài thị trường với giá rẻ. Chất lượng đàn tôm bố mẹ tại các trại không có nguồn gốc xuất xứ thường kém do bị khai thác triệt để, số lần đẻ nhiều đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng con giống.

Năm 2008, Tập đoàn chăn nuôi C.P. Thái Lan - CPF - đã tạo ra được thế hệ tôm chân trắng CPF - Turbo. Đây là dòng bố mẹ mới, có sức đề kháng tốt với virus Taura, đặc biệt tốc độ tăng trưởng nhanh hơn giống tôm he chân trắng thời kỳ trước đến 45 %. Ở Việt Nam, tôm giống bố mẹ CPF - Turbo đã được nhập từ Charoen Pokphand Foods (CPF) để sản xuất ở các trại giống C.P tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Nghệ An và Bến Tre từ tháng 8/2008.

Theo thống kê của Viện Nghiên cứu NTTS III, năm 2009 cả nước có 490 trại sản xuất giống tôm he chân trắng, mỗi năm sản xuất được khoảng 10 tỷ con giống trong khi nhu cầu thực tế cần khoảng 20 - 25 tỷ con giống. Theo dự báo, đến năm 2012 nhu cầu con giống lên tới khoảng 50 tỷ con. Như vậy nguồn tôm giống chân trắng sản xuất tại Việt Nam mới chỉ đáp ứng được rất ít (20 %) so với nhu cầu thực tế [16]

Tôm chân trắng bố mẹ của Việt Nam: Để tạo nguồn tôm bố mẹ chất lượng cao, phù hợp với điều kiện nuôi của Việt Nam, có khả năng kháng một số bệnh thường gặp, giúp các cơ sở sản xuất giống trong nước hạ giá thành, nâng cao chất lượng tôm giống và cung cấp cho người nuôi kịp thời vụ, Viện nghiên cứu NTTS III đã sử dụng đàn tôm hậu bị nhập từ Viện Hải dương học Hawaii (Mỹ), nuôi vỗ đến thành thục sinh dục

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm he chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh khánh hòa (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)