Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế-xã hội của nghề nuôi tôm he chân trắng tạ

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm he chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh khánh hòa (Trang 71)

tại tỉnh Khánh Hòa

3.3.1. Thành tựu và hạn chế của nghề nuôi tôm he chân trắng tỉnh Khánh Hòa

a. Thành tựu đạt được

Từ năm 2005 – 2010 cả diện tích và sản lượng tôm he chân trắng tăng lên rất nhanh, năm 2005 chưa có diện tích nuôi tôm he chân trắng do Bộ thủy sản đang kiểm nghiệm loại giống tôm he chân trắng mới và chưa cho phổ biến nuôi rộng rãi. Nhưng tới năm 2006 khi Bộ thủy sản chính thức xoá bỏ lệnh cấm thì tỉnh Khánh Hòa cũng chính thức đưa đối tượng này vào nuôi với diện tích nuôi ban đầu là 83 ha và sản lượng đạt 332 tấn, bình quân năng suất 4 tấn/hec-ta. Tới năm 2010 tổng diện tích nuôi tôm he chân trắng đã tăng lên 4103 hec-ta, sản lượng tăng lên 5.265 tấn chỉ trong vòng 4 năm diện tích nuôi đã tăng lên gần gấp 50 lần và sản lượng là gần 16 lần. Diện tích nuôi tôm he chân trắng hầu hết là do những ao, đìa nuôi tôm sú không hiệu quả những năm trước chuyển sang. Do những ưu điểm của con tôm he chân trắng dễ nuôi, năng suất cao, phát triển tương đối đồng đều, thời gian nuôi ngắn hơn tôm sú, có thể nuôi với mật độ dày (trên 100 con/m2) và thích nghi tương đối tốt với những biến đổi của khí hậu nên được đa số người nuôi ưa chuộng. Trong thời gian này khi phong trào nuôi tôm sú đang đi vào thoái trào thì nuôi tôm he chân trắng đã góp phần giúp cho nhiều hộ nuôi trả được nợ từ những vụ nuôi tôm sú thất bại trước. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu trong tỉnh [9].

b. Hạn chế

Khi đưa đối tượng tôm he chân trắng vào nuôi, tỉnh Khánh Hòa đã không kiểm soát được số lượng người tham gia nuôi, nhiều hộ dân thấy nuôi tôm he chân trắng có lợi hơn tôm sú nên đua nhau đi nuôi đối tượng mới này bất chấp những khuyến cáo của các ngành chức năng về dịch bệnh cũng như đầu ra. Việc nuôi tôm he chân trắng đòi hỏi phải nắm vững quy trình kỹ thuật nuôi, trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo, con giống phải sạch bệnh mới đảm bảo năng suất nhưng đa số người tham gia nuôi đều không thể đáp ứng được những yêu cầu đó. Công tác tuyên truyền hướng dẫn kỹ thuật cho người dân khó khăn do thiếu chi phí, cán bộ vì vậy người nuôi chủ yếu phải tự tìm các tài liệu nghiên cứu học cách nuôi. Người nuôi thì tiến hành nuôi ồ ạt chính quyền địa phương thì chỉ biết cấp giấy phép xác nhận quyền sở hữu các Ao, đìa nuôi để

người dân đi vay vốn ngân hàng đầu tư nuôi chứ không có hướng quy hoạch hay hạn chế số lượng người tham gia vào nuôi.

Từ năm 2006 – 2008 diện tích và sản lượng tăng lên quá nhanh do người dân thấy những ưu điểm vượt trội của tôm he chân trắng so với tôm sú. Tôm he chân trắng là đối tượng mới nên chưa xuất hiện dịch bệnh vì vậy người nuôi đã chuyển từ các đìa nuôi tôm sú không hiệu quả sang nuôi tôm he chân trắng. Tuy nhiên, do người nuôi chỉ thấy lợi ích trước mắt của nuôi tôm he nên đầu tư chuyển sang nuôi đối tượng này ồ ạt diện tích nuôi tăng lên quá nhanh chóng tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn này là 561,87%. Do nuôi trên các đìa, ao cũ của tôm sú tận dụng lại hầu hết cơ sở vật chất của nuôi tôm sú, không có kênh cấp thoát nước riêng những cơ sở vật chất này không còn đảm bảo chất lượng. Nuôi theo hình thức cá nhân, manh mún diện tích nuôi không lớn, chỉ quan tâm tới lợi nhuận không quan tâm tới môi trường xung quanh, nước thải không qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường làm ô nhiễm môi trường nước trong vùng nuôi tôm. Điểm yếu của tôm he chân trắng là thường mắc những bệnh của tôm sú, ngoài ra còn mang hội chứng Taura, dịch bệnh xuất hiện lây lan nhanh chóng cho các đìa nuôi trong khu vực, và còn ảnh hưởng tới tôm nuôi bản địa tiếp tục gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Cũng như tôm sú việc nuôi diễn ra tự phát không quan tâm đến môi trường nên hiệu quả chỉ được trong vài năm đầu của vụ nuôi sau đó thì môi trường nuôi suy thoái dần dịch bệnh bùng phát thì nghề nuôi tôm lại đi vào thoái trào điển hình là năm 2009 sản lượng tôm đã giảm xuống.

Năm 2009 diện tích nuôi tăng lên nhưng sản lượng lại giảm mạnh do dịch bệnh đỏ đuôi (hay hội chứng Taura) xuất hiện làm cho nhiều vùng nuôi trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa bị thiệt hại nặng nề. Điển hình tại huyện Vạn Ninh trong vụ nuôi tôm năm 2009 toàn bộ diện tích 400/450 ha Ao, đìa nuôi tôm đã bị chết trắng tổng thiệt hại ước tình khoảng 24 tỷ đồng. Riêng tại Xã Vạn Long – Vạn Ninh năm 2009 có hơn 450 hộ làm nghề nuôi tôm diện tích thả nuôi khoảng 90 ha tôm he chân trắng nhưng sau hơn một tháng phát dịch, toàn bộ diện tích thả nuôi đều bị chết hết tổng thiệt hại ước tính khoảng hơn 4,5 tỷ đồng. Nguyên nhân dịch bệnh lan rộng nhanh chóng là do người nuôi không tuân thủ lịch thời vụ, nuôi tôm với mật độ quá dày mật độ 40 vạn con giống/mẫu đìa (gần 5.000m2). Khi xuất hiện dịch bệnh mặc dù người dân có báo lại với chính quyền nhưng chính quyền lại lúng túng trong việc cử các cơ quan chức năng về kiểm tra lấy mẫu và khuyến cáo cách điều trị bệnh cho người dân nuôi tôm nên dịch

bệnh lây lan nhanh chóng không thể kiểm soát được. Tại Nha Trang tôm chết 100/110 hec-ta tôm chết giá bán chỉ được từ 2.000 – 3.000 đồng/kg.

Diện tích tăng lên nhanh trong vòng vài năm số lượng giống sản xuất trong tỉnh không thể đáp ứng được nhu cầu nuôi vì vậy nhiều người nuôi phải mua giống từ các tỉnh lân cận như Phú Yên việc vận chuyển chủ yếu bằng xe máy nên rất khó kiểm tra kiểm dịch. Bên cạnh đó còn có một số Ao sản xuất giống tôm he chân trắng không có giấy phép hoạt động, hết thời gian được phép sản xuất nhưng vẫn sản xuất vì vậy tạo ra những con giống không đạt chất lượng, giá rẻ ảnh hưởng tới sự cạnh tranh lành mạnh của các cơ sở được cấp giấy phép. Trên địa bàn tỉnh cũng có nhiều đại lý cung cấp thức ăn đa dạng cho người nuôi tôm trong khi các ngành chức năng không thể kiểm soát hết chất lượng của những loại thức ăn này.

Như vậy, tại Khánh Hòa nghề nuôi tôm he chân trắng phát triển quá nóng trong khi công tác quy hoạch quản lý vùng nuôi còn chậm, hệ thống cấp thoát nước riêng biệt chưa có. Dịch bệnh bùng phát, thiên tai thời tiết thất thường, chất lượng con giống không đảm bảo, giá tôm thương phẩm bếp bênh…làm cho nghề nuôi tôm he chân trắng có nhiều rủi ro, tiềm ẩn sự phát triển không bền vững giống như nghề nuôi tôm sú, đời sống người nuôi tiếp tục lâm vào cảnh khó khăn [9].

3.3.2. Một số nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả các hộ nuôi tôm he chân trắng tại tỉnh Khánh Hòa

Lao động và trình độ lao động: Trình độ canh tác của người dân cũng là một trong những nguyên nhân khiến nghề nuôi tôm chưa phát huy tối đa hiệu quả. Bởi đa số người nuôi tôm chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân và canh tác theo loại hình nuôi quảng canh truyền thống nên rủi ro rất cao. Chính tập quán canh tác lạc hậu đó làm cho người nuôi tôm chưa phát huy được hết lợi thế trong sản xuất. Mặc dù cán bộ kỹ thuật xuống tận địa bàn để tập huấn công tác khuyến ngư, nhưng một bộ phận người dân chưa tuân thủ, dễ bị tác động bởi những ý kiến khác nhau từ bên ngoài dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao.

Tuy nhiên, trước những diễn biến ngày càng phức tạp của môi trường, thời tiết, khí hậu, yêu cầu người nuôi tôm cần có đủ kiến thức để thường xuyên đối mặt và phải ứng phó kịp thời, phù hợp với tình hình dịch bệnh tôm, thì phương thức chuyển giAo kỹ thuật như cách làm cũ là chưa đạt. Có nhiều lý do, nhưng có một lý do cố hữu là trước giờ người học chưa được sàng lọc về mặt bằng trình độ nên họ thường không đủ

khả năng tiếp nhận kiến thức do người dạy truyền đạt, dẫn đến ít tập trung, chuyên tâm học, học trước quên sau, học về không có điều kiện áp dụng hay không chịu áp dụng vì thích làm theo kinh nghiệm và quen làm theo tập quán địa phương, hoặc vì sợ làm cách mới khác đi khi gặp thất bại bị bạn bè, làng xóm chê cười. Cũng có tình trạng khi dự học là một người nào đó trong gia đình, còn người trực tiếp nuôi lại là người khác, hoặc buổi sáng người này học một phần, đến buổi chiều lại là người khác học tiếp phần khác, những ngày sau có khi lại là người khác nữa, mỗi người nhận thức một kiểu theo khả năng, rồi ráp lại áp dụng nên nhiều khi không thích hợp, thế là tôm cứ tiếp tục chết dài dài… Hiện nay, trước yêu cầu nâng cao kiến thức cho nông dân về nghề nuôi trồng thủy sản theo hướng đa canh bền vững, về đời sống con tôm, để nâng cao trình độ kỹ thuật cho bà con, nhằm hướng đến mở rộng các mô hình nuôi tiên tiến, như nuôi thâm canh mật độ cao, nuôi quảng canh cải tiến năng suất cao, nuôi công nghiệp theo quy trình công nghệ vi sinh… thì việc tập huấn kỹ thuật, đào tạo chuyên môn cho nông dân càng trở nên bức xúc và đòi hỏi phải được đổi mới để nâng cao chất lượng.

Để làm được điều đó, thời gian tới đối với việc tập huấn kỹ thuật cho các mô hình nuôi tiên tiến nêu trên, người học cần phải được chọn lựa, sàng lọc về mặt trình độ kiến thức và phải là người sẽ trực tiếp nuôi tôm, cũng chính là người phải theo xuyên suốt bài học, phải có lòng nhiệt tình ham muốn hiểu biết và chịu khó theo dõi thực hành các công đoạn nuôi để tiếp thu kiến thức được truyền đạt một cách tốt nhất.

Và phải có điều kiện thực hành vận dụng, đồng thời cũng phải chịu khó thường xuyên cập nhật kiến thức thông qua tài liệu, sách báo. Có điều kiện thì nên tham dự các cuộc hội thảo có liên quan…

Để phục vụ cho hướng mở rộng vùng nuôi tôm công nghiệp, nuôi quảng canh cải tiến năng suất cao, không thể thiếu chính sách hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho người thực hiện nuôi tôm một cách bài bản hơn. Phải có chính sách rõ ràng và được kiểm tra giám sát chặt chẽ để bảo đảm chất lượng người học. Nhưng để không hạn chế người học và cũng nhằm bảo đảm chất lượng đầu ra cho người học, các ngành chức năng chuyên môn liên quan khi chiêu sinh có thể phân người học thành hai nhóm: nhóm đủ trình độ tiếp thu cả lý thuyết lẫn thực hành và nhóm trình độ có hạn, chỉ chú trọng đến thực hành nuôi, còn lý thuyết chỉ là phụ. Tùy khả năng tiếp thu của từng nhóm mà có bài giảng lý thuyết và thực hành phù hợp.

Ngoài nội dung chung cần chuyển tải đến học viên, cần đi sâu và nhấn mạnh nguyên nhân, nguồn phát sinh dịch bệnh, đồng thời chuyển giAo các kỹ năng nhận biết, chẩn đoán và cách phòng chống có hiệu quả các loại dịch bệnh phổ biến trên tôm nuôi hiện nay. Nhất là cần phải giúp người dân hiểu rõ ý nghĩa của việc nuôi tôm “ba không”: không giấu bệnh, không xả nước thải khi chưa được xử lý và không thải xác tôm chết do nhiễm bệnh ra ngoài môi trường.

Để con tôm sống khỏe và bảo đảm cho các mô hình nuôi được thành công, phát triển ổn định, bền vững lâu dài, đòi hỏi phải có giải pháp khẩn trương nâng cao trình độ kỹ thuật cho những người nông dân trực tiếp thực hiện việc nuôi tôm. Nhưng nếu cứ mở lớp “tập huấn chay” cho nông dân theo hình thức tập huấn khuyến nông, khuyến ngư ngắn hạn theo kiểu cũ thì rõ ràng sẽ khó đáp ứng yêu cầu đặt ra. Cần phải có sự điều chỉnh về nội dung truyền dạy, thời gian và đối tượng học một cách phù hợp hơn.

Yếu tố đầu vào cho nuôi tôm he chân trắng: Con giống: Hạn chế chủ yếu của con giống tôm he chân trắng trong thời gian qua tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đó là: chưa chủ động và còn thiếu công nghệ sản xuất giống sạch bệnh; việc giải quyết tôm bố mẹ cho sản xuất tôm giống vẫn còn bị động, chưa có giải pháp hiệu quả để đảm bảo chất lượng, số lượng và thời vụ sản xuất; giá cả tôm mẹ cao nên có một số cơ sở đã lạm dụng cho tôm tái phát dục, đẻ nhiều lần, làm cho chất lượng tôm giống không đảm bảo; công tác kiểm dịch và kiểm tra con giống còn nhiều bất cập nên vẫn còn một lượng tôm giống kém chất lượng, chưa đủ tuổi, hoặc tôm đã mang mầm bệnh bán ra thị trường...gây thiệt hại cho người nuôi; hệ thống sản xuất tôm giống chưa được qui hoạch hợp lý.

Về phòng ngừa dịch bệnh: từ 2/2009 đến nay, tình trạng tôm chết do ô nhiễm xảy ra khá phổ biến. Nguyên nhân làm cho dịch bệnh tràn lan trên địa bàn là do thời tiết, nguồn nước, chất lượng con giống trước khi thả nuôi. Thiếu cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm, thiếu vốn, thiếu giống, đặc biệt là thiếu kiến thức phòng ngừa dịch bệnh.

Về công tác khuyến ngư: Hệ thống khuyến ngưa đã triển khai được nhiều mô hình nuôi tôm đạt năng suất và lợi nhuận cao. Các trung tâm khuyến ngư đã phối hợp mở nhiều lớp tập huấn, chuyển giAo công nghệ sản xuất giống nuôi tôm he chân trắng cho nông dân.

Giá cả con giống: Khi giá nguyên liệu, xăng dầu, tỷ giá giữa đồng đô la với đồng Việt Nam… tăng thì lập tức giá thức ăn tôm tăng, nhưng khi các yếu tố đầu vào sản xuất thức ăn tôm giảm thì giá thức ăn vẫn giữ nguyên. Giá tôm nguyên liệu tăng giảm thất thường là nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động nuôi tôm he chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

Nhu cầu về vốn: Việc đầu tư nuôi tôm he chân trắng thâm canh cần nguồn vốn lớn. Tuy nhiên, một trong cái khó khăn nhất đối với nuôi tôm he chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa là vốn. Tình trạng người dân “treo” Ao lại đang tiếp tục tăng lên vì nông dân không có vốn đầu tư nuôi tiếp, do đó sản lượng sẽ giảm mạnh. Người nuôi có thể lâm vào tình trạng cá có trong Ao nhưng lại không có thức ăn để nuôi cá bởi không có tiền để mua thức ăn.

Ý thức bảo vệ môi trường: Chất thải trong nuôi trồng thủy sản là phân của các loài thủy sản tôm cá, các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như: hóa chất, kháng sinh…; các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các thành phần chứa H2S, NH3... là sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí. Theo nghiên cứu của Boyd (1985) cho thấy chỉ có 25 – 30% hàm lượng Nitơ, Phôtpho và chất hữu cơ trong thức ăn được hấp thụ chuyển thành thịt cá còn lại 70 – 75% lượng Nitơ, Phôtpho và chất hữu cơ trong thức ăn thải ra môi trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa vào môi trường. Như vậy hàng ngày có một lượng chất thải hữu cơ ra biển tương ứng với 70-75% trong tổng khối lượng của thức ăn cá tạp; ngoài ra, thức ăn thừa rơi vãi, nước rửa cá mồi chất lượng kém, việc vứt cá chết ra biển....Đây là nguồn thải rất dễ phân hủy hữu cơ gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh.

Mặc khác, môi trường ven biển nói chung và vùng nuôi nói riêng thường chịu

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm he chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh khánh hòa (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)