Phương pháp dãy số thời gian để đánh giá hiệu quả
Vật chất luôn luôn vận động không ngừng theo thời gian. Để nghiên cứu sự biến động của kinh tế xã hội. Người ta thường sử dụng dãy số thời gian.
Khái niệm: dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Dãy số thời gian cho phép thống kê học nghiên cứu đặc điểm biến động của hiện tượng theo thời gian vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự biến động, đồng thời dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai [14].
Kết cấu
Dãy số thời gian gồm 2 phần: Thời gian và chỉ tiêu của hiện tượng nghiên cứu. Thời gian có thể đo bằng ngày, tháng, năm…tùy theo mục đích nghiên cứu. Đơn vị thời gian phải đồng nhất trong dãy số thời gian. Độ dài thời gian giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian.
Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu là chỉ tiêu được xây dựng cho dãy số thời gian. Các trị số của chỉ tiêu được gọi là các mức độ của dãy số thời gian. Các trị số này có thể là tuyệt đối, tương đối hoặc bình quân.
Phương pháp thống kê để đánh giá hiệu quả
Phương pháp này sử dụng các số liệu thống kê để xác định các chỉ số đánh giá. Số liệu gồm có số liệu đầu vào (chi phí), số liệu đầu ra (doanh thu). Có hai loại chỉ tiêu đánh giá:
Dạng thuận: H = Kết quả kinh tế /Chi phí kinh tế = Q/C
Trong đó: H biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vị đầu ra. Chỉ tiêu H được dùng để xác định ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn lực hay chi phí thường xuyên đến kết quả kinh tế.
Dạng nghịch: E = Chi phí kinh tế / Kết quả kinh tế = C/Q
Chỉ tiêu E cho biết để có một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị đầu vào. Chỉ tiêu E là cơ sở để xác định quy mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực hay chi phí thường xuyên.
Phương pháp đồ thị
Là phương pháp mô tả bằng đồ thị để có thể so sánh và đánh giá tính hiệu quả. Phương pháp này biểu thị rất trực quan và sinh động.