Nghiêm túc chấp hành và có trách nhiệm trong việc thực hiện quy hoạch vùng nuôi tôm của các cấp chính quyền.
Hiện nay, các thông tin về kỹ thuật nuôi tôm được rất phổ biến và được đăng tải rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, ti vi, mạng điện tử… Vì vậy, người nuôi cần chủ động hơn nữa trong việc tiếp cận và học hỏi kỹ thuật từ các nguồn này.
Tăng cường học hỏi, đúc kết kinh nghiệm để nâng cao kiến thức quản lý cũng như kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng. Thực hiện nghiêm chỉnh các qui trình kỹ thuật, công tác quản lý chăm sóc Ao nuôi, kịp thời phát hiện ra các hiện tượng khác thường để nhanh chóng đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế dịch bệnh đối với vật nuôi, tránh để xảy ra lây lan trên diện rộng. Qua các nghiên cứu liên quan, phân tích tìm nguyên nhân tôm nuôi chết, bước đầu được xác định là do hội chứng hoại tử gan, tụy cấp gây ra (EMS/AHPNS). Bản chất do tác động của độc chất Cypermethrine - một thành phần có trong thuốc diệt giáp xác dùng để xử lý Ao nuôi tôm. Giải pháp phòng ngừa dịch bệnh trên tôm, cần chuẩn bị tốt môi trường Ao nuôi như xử lý bùn đáy, phơi đáy nhằm kiểm soát chất hữu cơ và tác nhân gây bệnh. Tiệt trùng nguồn nước đầu vào trong Ao lắng hoặc Ao nuôi trước khi thả tôm. Chú ý cân bằng khoáng trong Ao nuôi, nhất là trong điều kiện độ mặn thấp. Thả giống khỏe mạnh từ Ao giống uy tín, chất lượng. Cần chú ý kiểm tra tình trạng gan, tụy của tôm giống. Trong ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay có nhiều phương pháp phổ biến để tuyển chọn giống mà người nuôi nên áp dụng như: PCR (polymerase chain reaction – phản ứng chuỗi trùng hợp), sốc độ mặn...Việc kiểm tra bệnh trên tôm giống bằng phương pháp PCR để loại trừ được các lô tôm giống mang mầm bệnh virus nguy hiểm mà có thể phát sinh thành dịch.
Mật độ thả căn cứ vào sức của Ao. Kiểm soát việc cho tôm ăn trong tháng nuôi đầu tiên không vượt quá 12kg/100.000 tôm/ngày ở ngày nuôi thứ 30 khi tôm đạt 2 - 2,5g. Giảm cho tôm ăn khi nhiệt độ thấp dưới 2600C. Lượng thức ăn tăng tối đa trong ngày chỉ khoảng 500g/100.000 con. Cung cấp quạt nước ở mức 1 HP/400kg sinh khối tôm.
Một số kinh nghiệm dân gian cần được áp dụng triệt để trong nuôi tôm như sử dụng vôi và bã trà (saponin). Vôi và bã trà (saponin) được sử dụng ở tất cả các trang ao nuôi tôm. Bã trà có tác dụng diệt tất cả các loại cá tạp có trong Ao. Vôi được sử dụng để điều chỉnh pH đất và pH nước bởi vì độ pH nước trong Ao là tương đối thấp so với nhu cầu của tôm he chân trắng (7,6-7,8).
Đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng nuôi tôm. Đăc biệt hiện nay rất ít hộ nuôi có Ao lắng xử lý nước trước khi cấp nước cho Ao tôm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan nhanh và khó kiểm soát. Vì vậy, người nuôi phải nhanh chóng khắc phục tình trạng này.
Đoàn kết, tự giác, có trách nhiệm trong việc phòng chống dịch bệnh, giữ sạch môi trường và nguồn nước nuôi. Tại tỉnh Khánh Hòa, không chỉ những hộ nuôi có ý thức kém dẫn đến dịch bệnh, gây thiệt hại vụ tôm, mà cả những hộ nuôi tuân thủ đúng mức quy trình kỹ thuật cũng bị thiệt hại tương tự. Bà con nông dân cho rằng, vấn đề không phải ở Ao nuôi, kỹ thuật nuôi hay cách thức chăm sóc, mà là ở môi trường nước. Vì vậy mà hoạt động nuôi trồng thủy sản ở nơi cuối nguồn luôn ẩn chứa nhiều rủi ro. Người nuôi cần thực hiện nghiêm túc việc xử lý nước thải trước khi đổ ra môi trường để hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước ngầm làm ảnh hưởng đến hoạt động nuôi tôm của cộng đồng
Không sử dụng các hóa chất, thuốc và thức ăn có hàm lượng các chất vượt quá giới hạn cho phép nằm trong danh mục cấm sử dụng, đồng thời thường xuyên theo dõi thường xuyên danh mục cập nhật các hóa chất, kháng sinh cấm để thực hiện kịp thời.