Một số công trình nghiên cứu về tôm he chân trắng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm he chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh khánh hòa (Trang 40)

Trước năm 2001, các công trình nghiên cứu tại Việt Nam về đối tượng này chưa được thực hiện. Tháng 9/2001 Viện Nghiên cứu NTTS III tiến hành thuần dưỡng đàn tôm he chân trắng (105 con) để thử nghiệm cho sinh sản nhân tạo

Năm 2003 Viện nghiên cứu NTTS II đã tiến hành đề tài thử nghiệm nuôi thâm canh tôm he chân trắng trên vùng ngọt hóa Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang ở quy mô nông hộ

Năm 2003 ÷ 2004 Viện nghiên cứu NTTS III thực hiện đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu áp dụng quy trình sản xuất giống và cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm he chân trắng’’

Năm 2004 TS. Ngô Anh Tuấn cùng nhóm nghiên cứu thuộc khoa NTTS, Trường Đại học Nha Trang đã triển khai đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu nuôi tôm bố mẹ và sinh sản nhân tạo tôm he chân trắng (Penaeus vannamei)”; Mã Số: B2004-33-32.

Năm 2005 - 2006 Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật NTTS (Đại học Nha Trang) đã nhập một số tôm mẹ có nguồn gốc từ Hawaii về trại thực nghiệm NTTS Cam Ranh tiếp tục nghiên cứu để hoàn chỉnh quy trình công nghệ.

Năm 2007 Viện Nghiên cứu NTTS (Đại học Nha Trang) thực hiện đề tài: “Chuyển giao công nghệ sản xuất giống và nuôi thâm canh tôm he chân trắng

(Litopenaeus vannamei) cho Quảng Bình” Mã số: B2007-13-26-TĐ

Năm 2008 Trường Đại học Nha Trang lập dự án “Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An.

Năm 2009 TS. Bùi Quang Tề, Viện nghiên cứu NTTS I biên soạn tài liệu “Nuôi thâm canh tôm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mô hình GAqP”; Năm 2009, Viện nghiên cứu NTTS III đã phối hợp với các Trung tâm giống, Chi cục NTTS ở các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm he chân trắng F1 – V3 – VN

Năm 2010, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) đã hoàn thành nghiên cứu về ứng dụng công nghệ Biofloc, với ưu thế giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, tăng năng suất, tiết kiệm chi phí thức ăn cho người nuôi tôm [16]

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm he chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh khánh hòa (Trang 40)