Đối tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm he chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh khánh hòa (Trang 81)

Nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống kênh mương cấp, thoát nước, xử lý nước thải… cho các vùng nuôi tôm tập trung. Xây lắp hệ thống đường điện 3 pha để giúp làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.

Nâng cao hiệu quả công tác quan trắc, cảnh báo môi trường tại các vùng nuôi tôm tập trung. Đẩy mạnh nghiên cứu các biện pháp phòng, trị các loại bệnh trên tôm nuôi. Chuẩn hóa hệ thống phòng xét nghiệm bệnh tôm để tránh gây những tổn thất không đáng có cho người nuôi và người sản xuất giống.

Khuyến khích việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất như công nghệ Biofloc, nuôi theo hệ thống an toàn sinh học .v.v.; Xây dựng các mô hình nuôi áp dụng quy phạm VietGAP, nuôi theo hình thức quản lý cộng đồng.

Thực hiện đúng quy hoạch vùng nuôi tôm và xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm. Trên cơ sở qui hoạch cần xây dựng các chương trình, dự án từ sản xuất giống, đến nuôi trồng, chế biến xuất khẩu sản phẩm; nghiên cứu xây dựng các mô hình nuôi luân canh, xen canh; tổng kết và nhân rộng các mô hình tiên tiến nuôi tôm he chân trắng hiệu quả, hạn chế rủi ro cho người nuôi tôm, từ đó giảm được tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của các hộ nông dân và trang ao nuôi tôm.

Có chính sách thu hút, đào tạo đội ngũ cán bộ thủy sản. Đồng thời thường xuyên tổ chức các cuộc hôi thảo, các đợt tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm, thông qua đó trAo đổi kinh nghiệm, tìm ra giải pháp nuôi tôm hiệu quả hơn, truyền đạt và chuyển giAo những kỹ thuật nuôi tiên tiến cho người dân để họ áp dụng vào quá trình nuôi tôm. Trong thời gian tới cần có giải pháp: Sắp xếp và tổ chức lại, củng cố, nâng cấp, mở rộng, hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực thủy sản phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất. Ban hành chính sách khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, đào tạo gắn kết với các doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.

Đối với lực lượng làm công tác hỗ trợ dịch vụ sản xuất: (i) hoàn chỉnh bộ máy quản lý nhà nước trên lĩnh vực nuôi tôm đến xã, hợp tác xã...; (ii) cần phải qui hoạch mở rộng hệ thống đào tạo và đào tạo lại, từ các lớp nghiệp vụ ngắn ngày, các trường sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học toàn ngành; (iii) mở rộng phạm vi đào tạo cán bộ có trình độ đại học trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ nuôi tôm he chân trắng, khuyến ngư và phát triển nông thôn.

Đối với lực lượng lao động trực tiếp sản xuất: Tăng cường hơn nữa những chương trình khuyến ngư tầm cao, ngoài hiểu biết về kỹ thuật cần tổ chức rộng rãi và sâu sát các lớp học về pháp luật và đào tạo hướng nghiệp cho người nuôi tôm he chân trắng, tạo điều kiện cho người nuôi tôm, vừa tham gia khai thác tốt nguồn lợi thủy sản, vừa bảo vệ và phát triển môi trường, nguồn lợi thủy sản. Trung tâm khuyến ngữa và các trường đào tạo của tỉnh Khánh Hòa cần phải tăng cường mở thêm những lớp tập huấn ngắn hạn và trung hạn cho người nuôi tôm. Công nhân kỹ thuật và người sản xuất chính cần được đào tạo vừa cơ bản, vừa thường xuyên, do các tiến bộ và công nghệ nuôi tôm thường tiến rát nhanh. Vì vậy, cần phải mở các lớp đào tạo mới, hoặc nâng cao trình độ ngắn ngày trên cơ sở kết hợp với trung tâm khuyến ngư của tỉnh.

Nhanh chóng, triệt để trong công tác phòng ngừa và đối phó với dịch bệnh. Nắm bắt các thông tin về biến động của thời tiết để kịp thời thông báo cho người nuôi nhằm hạn chế tối đa những mất mát do thời tiết, thiên nhiên. Kiên quyết xử lý nghiêm các loại giống tôm chân trắng lưu hành trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa không có giấy kiểm dịch. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ cần kiểm dịch lại. Việc giám sát cần chặt chẽ, không để kinh doanh tôm giống trước lịch thời vụ cũng cần được triển khai quyết liệt. Cần xây dựng hệ thống thủy lợi đảm bảo, cung cấp nguồn nước đầy đủ, sử dụng con giống tốt, không lạm dụng hóa chất, chế phẩm xử lý môi trường. Tách hệ thống thủy lợi ra khỏi hệ thống của nông nghiệp, có kênh cấp, kênh thoát riêng biệt, có Ao xử lý nước cấp, xử lý nước thải.

Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nguồn vốn vay tín dụng, giải quyết nhanh chóng các thủ tục vay vốn. Đồng thời kêu gọi các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước như các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi, giảm thuế… Cần có những giải pháp về vốn nhằm góp phần phát triển nuôi tôm bền vững tỉnh Khánh Hòa, thông qua:

Một là, thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, trong đó:

Ngân sách nhà nước thực hiện đầu tư và hỗ trợ đầu tư: Xây dựng hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm theo phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị sản phẩm cho các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu và các doanh nghiệp; kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại thuộc tỉnh.

Vốn của các tổ chức, cá nhân: Đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp cơ sở chế biến theo hướng công nghiệp, hiện đại, đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến xuất khẩu nhằm tăng dần tỷ trọng xuất khẩu hàng có giá trị gia tăng cao, giảm tỷ trọng hàng sơ chế, hàng có giá trị gia tăng thấp; xây dựng và quảng bá thương hiệu cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp; đầu tư bảo đảm các điều kiện cho việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn bắt buộc và áp dụng các chương trình nuôi tiên tiến, bảo vệ môi trường và đào tạo nhân lực của doanh nghiệp.

Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dưới nhiều hình thức cho phát triển nuôi tôm ở địa phương.

Hai là, tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành về đầu tư, tín dụng

hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất giống, thức ăn, nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ rủi ro trong nuôi trồng thủy sản. Nhà nước có chính sách khoanh nợ, giãn nợ, và tiếp tục

cho vay vốn. Phải xác định rõ nguyên nhân nợ xấu và nợ quá hạn là do người nuôi hay do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh…) để có thể tiếp tục cho vay hay không cho vay. Cần xây dựng quy trình và thủ tục vay vốn đơn giản hơn…

Tăng cường liên kết “Bốn nhà” theo hướng gắn kết từ người sản xuất giống và người nuôi; Nhà nước; nhà khoa học; nhà doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Vấn đề này được thể hiện qua việc tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ Ao nuôi đến thị trường tiêu thụ, trong đó doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi. Khuyến khích phát triển hình thức ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với người nuôi tôm.

Hoàn thiện hệ thống quản lý thủy sản. Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng thủy sản, quản lý chất lượng theo chuỗi sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc; đặc biệt về chất lượng giống, thức ăn, thuốc thú y và các chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản, các chất bảo quản sản phẩm thủy sản.. Rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản trong nền kinh tế hội nhập quốc tế.

Nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học ứng dụng cho phát triển con giống, kỹ thuật nuôi, chế biến xuất khẩu tôm. Lựa chọn để nhập công nghệ mới, hiện đại, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, đồng thời xây dựng các mô hình sản xuất giống, nuôi thương phẩm nhằm ứng dụng, chuyển giao nhanh nhất các thành tựu khoa học tiên tiến trong nước và nước ngoài vào sản xuất.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm he chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh khánh hòa (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)