0
Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Đối với chính quyền địa phương, Sở du lịch và các ban ngành liên quan

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH QUỐC TẾ VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TOUR HUẾ - ĐÀ NẴNG – HỘI AN DO CHI NHÁNH VIDOTOUR HUẾ THỰC HIỆN (Trang 75 -75 )

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

2.1 Đối với chính quyền địa phương, Sở du lịch và các ban ngành liên quan

Có thể nói, hiện nay du lịch chính là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó không thể không kể đến Việt Nam. Mô hình du lịch ở Hội An đã và đang rất phát triển tuy nhiên tỉnh Thừa thiên Huế lại là một thành phố giàu tiềm năng và có nhiều thuận lợi cho việc phát triển du lịch nhưng đứng trên giác độ khách quan thì du lịch thành phố vẫn còn nhiều hạn chế, tầm phát triển vẫn chưa tương xứng với những ưu đãi mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho mảnh đất Thần kinh này. Cụ thể là các doanh nghiệp du lịch hoạt động trên địa bàn thành phố nhìn chung quy mô còn nhỏ, chưa có tính cạnh tranh trong kinh doanh, công tác quảng bá, tiếp thị du lịch tuy có cải thiện nhưng chưa đáng kể, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn nên mức chi tiêu bình quân/khách còn thấp, nhiều người ăn xin và bán hàng rong lưu niệm làm phiền khách,…Nhìn chung, Huế tuy là điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước nhưng không lưu chân khách được lâu. Nhận thấy được những bất cập trên, bản thân tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:

Khoá luận tốt nghiệ

* Về công tác xây dựng, phát triển, hoàn thiện cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ các điểm du lịch.

- Chính quyền địa phương nên tập trung hơn nữa trong việc nâng cấp, sửa chữa cũng như xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình di chuyển của du khách trong chuyến đi (đặc biệt là vào mùa mưa). Cụ thể nên gấp rút đầu tư nâng cấp sân bay Phú Bài, mở rộng thêm đường băng, tăng thêm nhiều chuyến bay để phục vụ tốt hơn lượng khách đến Huế ồ ạt trong mùa cao điểm cũng như phòng tránh những ảnh hưởng bất thường của thời tiết khắc nghiệt ở miền Trung. Nhiều tuyến đường như đường về Cầu ngói thanh toàn, đường về các làng nghề ở Huế, đường về đầm phá Tam Giang,… cũng cần được nâng cấp để nhằm tạo điều kiện phát triển thêm những tour du lịch mới. Ngoài ra, việc thu hút khách du lịch bằng tàu biển từ cảng nước sâu Chân Mây cũng là một lợi thế lớn cho ngành du lịch Tỉnh nhà, do đó cần chú trọng đầu tư phát triển.

- Nhằm tăng doanh thu du lịch từ chính người dân địa phương và nổ lực lưu chân khách cũ, thu hút khách mới đến với Huế, Đà Nẵng, Hội An ngày càng nhiều, Sở du lịch nên tham mưu với chính quyền sở tại thúc đẩy nhanh hơn nữa việc xây dựng các cơ sở vui chơi- giải trí như công viên phục vụ cho tầng lớp thanh thiếu niên, các trung tâm thể thao rèn luyện sức khỏe, các tụ điểm sân khấu âm nhạc, quán bar, phòng trà hay các khu mua sắm thuơng mại… với mục đích kéo dài ngày lưu trú bình quân của du khách. Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa các loại hình du lịch, xây dựng các dịch vụ bổ sung nhằm tạo cảm giác mới mẻ cho du khách, tìm kiếm, phát hiện thêm các điểm du lịch mới, đặc biệt là du lịch tự nhiên như du lịch biển, du lịch đầm phá,…

- Hiện nay, ta nhận thấy có một số điểm di tích giàu giá trị lịch sử lẫn giá trị truyền thống như các khu phố cổ, những ngôi làng nghề truyền thống hay như một số công trình kiến trúc độc đáo đang dần bị mai một theo thời gian. Chính vì thế, hơn ai hết, chính quyền địa phương cần phối hợp với người dân để tiếp

Khoá luận tốt nghiệ

tục bảo tồn, trùng tu, tôn tạo để lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống bao đời nay của ông cha ta.

- Với lợi thế “núi choài ra biển, biển ăn sâu vào đất liền”, Thừa thiên Huế gặp nhiều thuận lợi trong việc phát triển du lịch leo núi và tắm biển. Thế nhưng, dường như hai loại hình du lịch này chưa được đầu tư khai thác do cơ sở phục vụ du lịch nơi đây còn quá đơn điệu và sơ sài. Bên cạnh đó, môi trường du lịch còn nhiều bất ổn trong những mùa cao điểm do ý thức gữ gìn vệ sinh chung của người dân chưa cao cũng như công tác bảo vệ môi trường tại các bãi biển chưa được quản lý chặt chẽ. Nếu biết cách đầu tư, khai thác tốt thì tôi tin rằng tam giác Bạch Mã- Lăng Cô- Cảnh Dương sẽ trở thành những điểm đến hấp dẫn cho du khách.

* Tạo sự thông thoáng cho môi trường kinh doanh du lịch.

- Xây dựng cơ chế thông thoáng, chính sách công bằng để thu hút khách cũng như thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch Tỉnh nhà để mở rộng quy mô phát triển du lịch.

- Cải cách hành chính trên lĩnh vực du lịch.

- Chính quyền địa phương, Sở du lịch nên có chính sách thông thoáng và ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, đặc biệt là đối với các công ty tư nhân, các chi nhánh trên địa bàn thành phố để phát huy động lực và khả năng của các doanh nghiệp này.

* Đối với vấn đề quản lý chất lượng phục vụ trong du lịch

Mặc dù những năm trở lại đây, hầu hết các cơ sở kinh doanh du lịch đã nhận thấy được tầm quan trọng của chất lượng phục vụ trong việc thu hút, lưu chân khách nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số cơ sở kinh doanh xem nhẹ yếu tố này. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của chính cơ sở đó mà còn làm ảnh hưởng chung đến thương hiệu bao đời nay của du lịch Thừa Thiên Huế. Chính vì vậy, chính quyền địa phương, Sở du lịch cần phải có những biện pháp thiết thực và kịp thời:

Khoá luận tốt nghiệ

- Thường xuyên cử chuyên viên trực tiếp kiểm tra nghiệp vụ của các nhân viên phục vụ du lịch, nhất là các cơ sở kinh doanh tư nhân. Ngoài ra, có thể tổ chức những cuộc thi nghiệp vụ giỏi giữa cán bộ nhân viên các công ty, cơ sở kinh doanh du lịch để tạo môi trường giao lưu, học hỏi lành mạnh.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ du lịch tại chỗ.

- Tiến hành sắp xếp, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ từ Sở đến các doanh nghiệp du lịch thông qua các lớp đào tạo nghiệp vụ theo chức năng…

- Cần có sự phối hợp nhịp nhàng để phát triển du lịch giữa ba tỉnh: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Hội An.

- Việc kiểm soát những người ăn xin, bán hàng rong lưu niệm làm phiền khách cũng là vấn đề khá nan giải vì những người này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh đất nước Việt Nam. Theo tôi, chính quyền nên có biện pháp nghiêm khắc đối với những người này, đồng thời hướng dẫn tạo công ăn việc làm cho những người này.

* Đối với công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch

- Xây dựng chiến lược quảng bá, tiếp thị du lịch qui mô toàn ngành có gắn với hoạt động của đội ngũ làm công tác thông tin đối nội và đối ngoại tập trung vào các thị trường trọng điểm.

- Tiến hành xây dựng và cài đặt Webside ngành du lịch TT-Huế nhằm phục vụ cho công tác thông tin quảng bá.

- Tiếp tục xuất bản các ấn phẩm du lịch giới thiệu tiềm năng và hoạt động du lịch TT-Huế. Để chủ động trong việc thu hút khách thì cần có một số các đại diện quảng bá du lịch của Huế tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, chuyên phụ trách việc phát các ấn phẩm du lịch và giới thiệu các tiềm năng của du lịch Huế ở Trung tâm thành phố và sân bay.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo bằng cách tạo mối quan hệ mật thiết với Công ty Lữ hành. Đồng thời thường xuyên đến các tỉnh bạn để tiếp thị chào mời đi du lịch cho các cơ quan cá nhân

Khoá luận tốt nghiệ

hoặc cung cấp cho công ty gửi khách hình ảnh về tài nguyên du lịch cũng như các sản phẩm hiện có.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH QUỐC TẾ VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TOUR HUẾ - ĐÀ NẴNG – HỘI AN DO CHI NHÁNH VIDOTOUR HUẾ THỰC HIỆN (Trang 75 -75 )

×