Khả năng thắng thầu của công ty cổ phần công nghiệp Biển Đông

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp góp phần nâng cao khả năng thắng thầu tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Biển Đông (Trang 69)

III. Công nghiệp 96 25 77 14

2.3.2 Khả năng thắng thầu của công ty cổ phần công nghiệp Biển Đông

Đánh giá năng lực thực hiện qua mô hình SWOT

Trong sự cạnh tranh khắt khe ngày nay các doanh nghiệp nói chung, các Công ty xây dựng nói riêng muốn tồn tại và phát triển buộc phải tìm ra cho mình một hướng đi đúng phù hợp với bản thân. Không có một mô hình, một lý thuyết, một con đường nào phù hợp với tất cả các Công ty. Mỗi Công ty đều xuất phát từ tiềm lực mà bản thân mình có, biết phát huy được thế mạnh của mình, khắc phục những tồn tại bất cập của bản thân đồng thời phải biết tận dụng tốt những cơ hội và tránh được các mối đe doạ thì sẽ vươn lên được trên đấu trường cạnh tranh gay gắt này. Để đưa ra được những giải pháp hợp lý cho Công ty chúng ta sẽ đánh giá năng lực đấu thầu của Công ty qua việc xây dựng ma trận SWOT với sự phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức mà Công ty gặp phải hiện nay.

Ma trận SWOT là ma trận phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong mối quan hệ với cơ hội và thách thức hay chính là sự phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của một tổ chức nhằm đưa ra được chiến lược hoạt động cho tổ chức. Môi trường bên trong chính là nội bộ của Công ty hay năng lực hoạt động của

Công ty, môi trường bên ngoài là những yếu tố về kinh tế, chính trị, điều kiện tự nhiên hay những thay đổi của chính sách,… tạo ra những cơ hội cũng như thách thức cho Công ty. Nếu phân tích được một cách đúng đắn những vấn đề này thì có thể nắm bắt được cơ hội và đối phó được với những thách thức có thể xảy ra.

+Các cơ hội với Công ty (O)

Trong môi trường cạnh tranh ngày nay các cơ hội mà Công ty cần phải biết tận dụng đó là:

Kinh tế Việt Nam trong vài năm gần đây tăng trưởng nhanh: Năm 2009, tăng trưởng GDP đạt 5,32% với lạm phát được kiềm chế dưới 7%. Những con số này có thể cho cảm nhận kinh tế vĩ mô đang ở tình trạng khá ổn định, GDP tính theo tổng cầu thì tiêu dùng cuối cùng tăng 4,19%, trong đó tiêu dùng của nhà nước tăng 7,6%, tiêu dùng của hộ gia đình tăng 3,85%; tích lũy tài sản tăng 4,31%; xuất khẩu tăng 11,08%, nhập khẩu tăng 6,66%.

Trong quý 1/2009, tiêu dùng cuối cùng tăng trưởng âm. "Sâu" nhất là tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, âm đến 9,3%, nhưng sang quý 2 bắt đầu tăng lên 3,8%; quý 3 lên 8,4%; và quý 4 tăng 9,3%.

 cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch tích cực theo hướng gắn với thị trường, phát huy được thế mạnh từng ngành. Nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

 Tiềm năng thị trường xây dựng rất lớn, nhu cầu xây dựng ngày càng tăng kể cả nhu cầu xây dựng trong nhân dân và các công trình lớn của đất nước.

 Nhà nước đã ban hành quy chế đấu thầu riêng trong lĩnh vực xây dựng với những quy định ngày càng đầy đủ, chặt chẽ, có hiệu lực cao, đảm bảo nguyên tắc khách quan, công bằng và minh bạch, đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp xây dựng.

 Khách hàng ngày càng tin tưởng vào năng lực và uy tín của Công ty.  Công ty được sự giúp đỡ, ủng hộ của Tổng Công ty về mọi mặt.

 Trụ sở Công ty ở Hà Nội rất thuận lợi cho việc nắm bắt thông tin và các cơ hội đầu tư lớn.

+ Các đe dọa đối với Công ty (T)

 Trên thị trường xây dựng cạnh tranh giữa các nhà thầu trong nước và cả các nhà thầu quốc tế ngày càng khốc liệt. Các nhà thầu quốc tế luôn chiếm ưu thế hơn về mọi mặt và luôn giành được những công trình có giá trị lớn trong đó các nhà thầu Việt Nam chủ yếu làm các công trình nhỏ hoặc làm thầu phụ.

 Yêu cầu của chủ đầu tư ngày càng cao về các giải pháp kỹ thuật, tiến độ thi công, chất lượng công trình,...

 Giá nguyên nhiên vật liệu ngày càng biến động gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động đấu thầu của Công ty (công tính tính giá dự thầu).

 Các Công ty xây dựng lớn giành chi phí lớn cho công tác tiếp thị quảng cáo, có chính sách ưu đãi tốt hơn cho người lao động do đó họ thu hút được đội ngũ lao động trình độ cao.

+ Những điểm mạnh của Công ty (S)

 Công ty có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng phó phòng ban, cán bộ công nhân viên trẻ, nhiệt tình làm việc, đoàn kết tốt.

 Tên tuổi của Công ty ngày càng được chủ đầu tư biết đến qua các công trình mà Công ty đã thực hiện.

 Tình hình tài chính Công ty mạnh, doanh thu và lợi nhuận mỗi năm một tăng.

 Công ty mới đầu tư hệ thống máy móc thiết bị hiện đại của Nhật Bản, Hàn Quốc,...

+ Những điểm yếu của Công ty (W)

 Trình độ văn hoá, tay nghề công nhân chưa thật đồng đều.

 Máy móc thiết bị sử dụng hết công suất nhiều khi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thi công các công trình lớn.

 Chưa có phương pháp Marketing tốt, chưa có con người đủ trình độ trong hoạt động marketing.

 Chất lượng hồ sơ dự thầu chưa đạt tiêu chuẩn do sự phối hợp chưa thật hợp lý giữa các phòng ban.

 Về tài chính: việc huy động vốn cho các dự án chưa kịp thời dẫn đến chậm tiến độ thi công công trình.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp góp phần nâng cao khả năng thắng thầu tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Biển Đông (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w