Giải pháp tính toán giá bỏ thầu

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp góp phần nâng cao khả năng thắng thầu tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Biển Đông (Trang 82)

- Tập trung xây dựng Công ty có tốc độ tăng trưởng cao, cải tiến năng xuất, nâng

3.2.1 Giải pháp tính toán giá bỏ thầu

Giá bỏ thầu là một trong bốn loại tiêu chuẩn mà chủ đầu tư quan tâm. Nhà thầu nào đưa ra được mức giá bỏ thầu thấp thì có khả năng cạnh tranh cao và khả năng trúng thầu cao. Điều đó được thể hiện rất rõ qua mối quan hệ giữa giá bỏ thầu và xác suất trúng thầu.

trúng thầu

Mức giá dự thầu

Trên thị trường hiện nay, cạnh tranh bằng giá là phương thức cạnh tranh khá hiệu quả không chỉ trong hoạt động đấu thầu mà trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác. Việc lựa chọn mức giá dự thầu của Công ty cần linh hoạt hơn để tăng khả năng trúng thầu bằng cách Công ty có thể tăng, giảm giá dự toán các loại chi phí.

Giá dự thầu được tính theo công thức tổng quát sau: G = D + L

G : Giá dự thầu tính tổng hợp cho toàn bộ đối tượng đấu thầu

D : Dự toán các loại chi phí cho thực hiện nhiệm vụ mà chủ đầu tư giao L : Mức lợi nhuận mà nhà thầu dự kiến thu được

Qua công thức trên ta thấy giá dự thầu phụ thuộc vào hai nhân tố: chi phí dự toán và lãi dự kiến của nhà thầu.

 Chi phí dự toán bao gồm chi phí về vật liệu xây dựng, chi phí thi công, chi phí nhân lực, chi phí quản lý và một số chi phí hợp lệ khác mà nhà thầu phải chi trong quá trình thi công công trình. Nhà thầu dựa vào hai căn cứ cơ bản sau để dự toán các loại chi phí:

- Hệ thống tiêu chuẩn định mức thống nhất, ví dụ chi phí sỏi, cát, xi măng, thép cho 1m3 bê tông tiêu chuẩn.

- Những dự tính có tính chất kinh nghiệm như dự báo sự biến động giá cả vật liệu xây dựng trong thời gian thi công, điều kiện tự nhiên, tác động của các biện pháp tổ chức thi công đến chi phí,…

Do quan niệm về tính hợp lý của những chi phí trên của các nhà thầu, sự đánh giá mức ảnh hưởng các yếu tố kể trên của mỗi nhà thầu là khác nhau nên mức dự toán chi phí sẽ khác nhau.

 Mức lợi nhuận mà các nhà thầu dự kiến thu được (L) chủ yếu phụ thuộc vào chủ quan của các nhà thầu. Trong một số trường hợp nhà thầu có thể chấp nhận không có lãi để thắng thầu.

Qua đó có thể thấy rằng mức giá bỏ thầu phụ thuộc chủ yếu vào mức độ chính xác của việc tính dự toán chi phí

Theo đó ta có công thức:

G = VL + NC + M + C + L +VAT G = T + C + L + VAT

Trong đó:

- VL: Chi phí vật liệu

- NC: Chi phí nhân công

- M: Chi phí máy thi công

- L: Lãi dự kiến

- T: Cộng chi phí trực tiếp T = VL + NC + M

- C: Chi phí chung C = C1 + C2

- C1 : Chi phí quản lý công trường

- C2 : Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho từng hạng mục công trình xây dựng

Giá thành xây lắp:

ZXL = T + C = T + C1 + C2 Suy ra ta có:

G = T + C1 + C2 + L + VAT = ZXL + L + VAT

Tuỳ theo từng công trình, tuỳ theo từng giai đoạn, tuỳ theo từng đối thủ cạnh tranh mà Công ty lựa chọn chiến lược giá phù hợp, có thể theo các phương án sau:

Phương án 1:

Công ty có thể sử dụng phương án này khi nhận thấy năng lực của đối thủ cạnh tranh không mạnh bằng Công ty hoặc khi Công ty dự kiến đạt điểm kỹ thuật hoặc tiến độ thi công cao nhất. Trong trường hợp này Công ty nên đưa ra mức giá bỏ thầu:

Mức giá dự thầu có thể bằng hoặc thấp hơn giá dự toán xây lắp và vẫn có thể đạt được tỷ lệ lãi cao.

Phương án 2:

Công ty có thể sử dụng phương án này đối với các đối thủ cạnh tranh có mức độ cạnh tranh cao. Trong trường hợp này Công ty có thể áp dụng chiến lược giá thấp bằng cách hạ bớt giá thành xây lắp vì giá thành xây lắp chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá trị của công trình. Công ty nên tìm cách giảm một phần chi phí quản lý doanh nghiệp. Mức giá bỏ thầu nên đưa ra là:

T + C1 + VAT ≤ G ≤ T + C + VAT

Mức giá dự thầu mà Công ty đưa ra có thể thấp hơn giá thành xây lắp nhưng vẫn phải bù đắp được giá thành xây lắp đã cắt giảm C2 (còn gọi là giá thành công trường Z’XL = T + C1 ).

Phương án 3:

Công ty có thể lựa chọn phươn án này trong trường hợp Công ty chấp nhận thắng thầu bằng mọi giá. Công ty phải tự bù đắp hoàn toàn chi phí quản lý doanh nghiệp (C2) để bước đầu giải quyết khó khăn về công ăn việc làm cho lao động và năng lực máy móc bỏ không.

T + C1 ≤ G ≤ T + C1 + VAT

Khi lựa chọn phương án này Công ty phải cân nhắc thật kỹ và phải dự kiến mức lỗ mà Công ty phải gánh chịu.

Trong tất cả các trường hợp trên Công ty vẫn phải lựa chọn mức giá bỏ thầu sao cho vừa có lãi, vừa thoả mãn điều kiện thấp nhất để thắng thầu. Vì giá thành xây lắp chiếm một tỷ trọng rất lớn trong giá trị công trình nên muốn hạ giá bỏ thầu Công ty cần ưu tiên hạ giá thành xây lắp theo các hướng:

- Tính toán hợp lý, giảm dần đến mức thấp nhất các chi phí thuộc khoản mục chi phí chung, đặc biệt giảm thiểu các chi phí thuộc quản lý doanh nghiệp.

- Xác định đúng chi phí nguyên liệu, hạn chế đến mức nhỏ nhất có thể lượng hao hụt trong quá trình thi công.

- Giảm chi phí nhân công đến mức có thể bằng cách tăng năng suất, trình độ của lao động.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp góp phần nâng cao khả năng thắng thầu tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Biển Đông (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w