Cuộc đời và sự nghiệp của Phan Khô

Một phần của tài liệu Tiếp biến văn hoá Đông - Tây đầu thế kỷ XX nhìn từ góc độ báo chí, qua trường hợp Phan Khôi (Trang 76)

Phan Khôi (1887-1959) là một trong số ít nhà báo Việt Nam buổi đầu thế kỷ XX tiếp thu nhiều nhất những tư tưởng mới lạ, đa văn hóa từ Trung Hoa, Nhật, Pháp... Vừa am hiểu văn hóa phương Đông, lại vừa am tường tư tưởng phương Tây, Phan Khôi cũng là một học giả nhiệt tình cổ suý cho tư tưởng duy lý phương Tây nhưng không hề “nệ Tây” như một số học giả đương thời, mà biết tiếp biến có chọn lọc để làm giàu cho nền văn hóa dân tộc.

Có thể coi Phan Khôi là một “sản phẩm” thành công của cuộc tiếp biến văn hóa Đông Tây đầu thế kỷ XX. Bởi, trong cuộc đời và sự nghiệp hoạt động của ông, chỉ xét riêng trên lĩnh vực báo chí, Phan Khôi đã có nhiều đóng góp đối với tiến trình hiện đại hóa văn hóa Việt Nam, đặc biệt ở một thời điểm bản lề quyết định vận mệnh dân tộc – những năm đầu thế kỷ XX đến trước Cách mạng tháng Tám 1945.

2.1.1. Cuộc đời

Phan Khôi hiệu là Chương Dân, sinh ngày 20/08/1887 tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thân phụ Phan Khôi là phó bảng Phan Trân (1826-1935), tri phủ Điện Khánh, và thân mẫu là Hoàng Thị Lệ (1826-1882) con gái Tổng đốc Hoàng Diệu (1828-1882).

Năm 1905 Phan Khôi ra Huế thi Hương, nhưng rớt cử nhân và chỉ được xếp hạng tú tài (vì thế mà Phan Khôi thường lấy biệt hiệu là Tú Sơn). Chán lối học từ chương khuôn sáo và thi cử nên Phan Khôi không tiếp tục chuẩn bị cho khoa thi tiếp theo. Lúc bấy giờ, trước ảnh hưởng của làn sóng Duy tân trong và ngoài nước, Phan Khôi chuyển sang học chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp. Cùng với sự kiện này, Phan Khôi mạnh dạn cắt tóc ngắn, bất chấp sự phản đối của cụ thân sinh và họ hàng gia tộc.

Năm 1906, Phan Khôi học chữ Quốc ngữ với Phan Thành Tài, một người bà con trong họ. Nhưng vì Phan Thành Tài chỉ mới biết đọc biết viết, không đủ sức dạy lên nữa nên Phan Khôi chuyển sang trường thày Lê Hiên tại làng Phi Phú (nay thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Thày Lê Hiên chỉ mới đỗ bằng Tiểu học nên chỉ có thể dạy Quốc ngữ và tiếng Pháp theo chương trình lớp vỡ lòng và dự bị.

Phan Khôi học Hán văn từ nhỏ, nhờ đọc các sách Tân thư nên có tinh thần Duy tân và tin ở Dân quyền. Khi phong trào Duy Tân (1906-1908) do Phan Châu Trinh (1872-1926), Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) và Trần Quý Cáp (1870-1908) cùng các sĩ phu tiến bộ dấy lên, Phan Khôi lập tức hưởng ứng.

Năm 1907 Phan Khôi ra Hà Nội, dạy chữ Hán ở trường Đông Kinh Nghĩa Thục và viết cho tờ Đăng Cổ Tùng Báo do phong trào này xuất bản.

Năm 1908, trường Đông Kinh Nghĩa Thục và tờ Đăng Cổ Tùng Báo bị cấm, Phan Khôi lánh về Nam Định học tiếng Pháp với Nguyễn Bá Học là một nhà nho sớm biết tiếng Pháp ở trình độ cao hơn thày Lê Hiên.

Năm 1909, Phan Khôi ra Huế nộp đơn xin vào học trường dòng Pedlerin do các cố đạo Thiên chúa sáng lập, chuyên dạy các môn bằng tiếng Pháp. Thấy Phan Khôi lớn tuổi (22 tuổi) nhưng ham học nên trường này nhận đơn, song lại buộc Phan Khôi sát hạch vào lớp nhì học cùng bọn trẻ lên 10. Hai tháng đầu, Phan Khôi bị xếp hạng chót. Tháng thứ ba, Phan Khôi vọt lên đứng đầu. Học được mấy tháng thì ở nhà có đại tang nên Phan Khôi phải về quê thọ tang và thôi học, ở nhà.

Lúc này có một số phong trào tự phát của quần chúng nổi lên, Phan Khôi tham gia biểu tình xin xâu, đòi giảm xâu thuế, rồi tham gia phong trào Duy Tân ở Quảng Nam. Trong một cuộc biểu tình đòi giảm thuế Phan Khôi bị bắt và bị giam tại nhà lao Hội An cùng cụ Huỳnh Thúc Kháng và nhiều nhân sĩ yêu nước khác.

Trong thời gian bị tù (1911-1913), ngoài việc thơ phú xướng họa với các nhân sĩ bạn tù, Phan Khôi tự học tiếng Pháp. Đầu năm 1914, vì có chiến tranh

Đức - Pháp, toàn quyền Albert Sarraut mới ân xá cho nhiều tù nhân, trong đó có Phan Khôi.

Ra tù, về nhà, Phan Khôi cưới vợ và mở lớp dạy chữ Hán tại nhà, cải tiến cách giảng bài dễ hiểu, khác với các thày đồ xưa, khiến cho học trò xa gần nô nức đến học. Năm 1916, Phan Khôi thôi dạy và khuyên học trò nên học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Sau đó, ông ra Hải Phòng làm thư ký cho Công ty vận tải đường thủy của Bạch Thái Bưởi, chuyên viết thư từ giao dịch bằng chữ Hán với các hãng buôn Hồng Kông, Vân Nam, v.v... và thảo các văn thư ngắn bằng tiếng Pháp gửi các hãng tàu thủy ở Pháp. Phan Khôi làm việc này chỉ để kiếm sống, không phù hợp với nguyện vọng nâng cao kiến thức nên sau đó Phan Khôi xin thôi việc, mặc dù Bạch Thái Bưởi làm mọi cách để giữ chân ông.

Năm 1917, Phan Khôi ra Hà Nội, được Nguyễn Bá Trác giới thiệu vào làm cho báo Nam Phong của Phạm Quỳnh. Được ít lâu, do bất bình với Phạm Quỳnh về thái độ độc đoán trong việc sửa chữa bài viết nên Phan Khôi bỏ Nam Phong vào Sài Gòn làm cho báo Lục Tỉnh Tân Văn. Trong thời gian làm việc cho Nam Phong, Phan Khôi sưu tầm sách chữ Hán, chữ Pháp để nghiên cứu khoa luận lý học và trao đổi, thảo luận môn học này với một số sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Ngoài ra ông tìm đọc sách, báo Trung Quốc xuất bản trong và sau Cách mạng Tân Hợi (1911), tìm hiểu sự phát triển của nền văn học Trung Hoa, đặc biệt chú trọng nghiên cứu các nhà văn tiến bộ như Lỗ Tấn, Hồ Thích, v.v... Trung Quốc vào thời điểm sau Cách mạng Tân Hợi và nhất là sau cuộc Ngũ Tứ vận động (ngày 4/5/1919) với sự tham gia đông đảo của học sinh, sinh viên, thì giới trí thức nhận thấy cần phải có một lối văn gần với quốc dân hơn. Bạch thoại (văn bình dân) được đề cao và văn ngôn có tính bác học bị xét lại. Thật ra, trước cuộc vận động này, trí thức Trung Quốc cũng đã nhiều lần đặt lại vấn đề đổi mới văn nghệ. Những xao động này này cũng ảnh hưởng tới học giới, văn giới Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Tất nhiên, Phan Khôi cũng để tâm theo dõi những chuyển biến ở nước láng giềng, và từ ảnh hưởng đó, ông đổi hẳn lối viết rườm rà sang thể văn rành mạch, phân tích, lý lẽ.

Năm 1920, Phan Khôi từ Sài Gòn ra Hà Nội viết cho Thực Nghiệp Dân Báo và tạp chí Hữu Thanh, đồng thời nhận lời dịch Kinh thánh cho Hội Tin Lành, dùng bản chữ Trung Quốc đối chiếu với bản chữ Pháp để dịch ra tiếng Việt.

Năm 1922, Phan Khôi lại vào Sài Gòn tìm việc làm, nhưng không báo nào mời làm chủ bút. Vì thế, ông chỉ viết bài cộng tác kiếm sống, chờ thời cơ. Do một sự việc gì đó, Phan Khôi bị Pháp tình nghi và đe dọa, nên phải chạy về Cà Mau ẩn náu nơi nhà người bạn làm chủ đồn điền. ở nơi hẻo lánh, không giao du bàn luận văn chương thế sự với ai nên ông chủ yếu dùng thời gian học tiếng Pháp. Phan Khôi viết thư cho một nhà báo Pháp có tên Dejean ở Sài Gòn nhờ giúp đỡ. Dejean gửi xuống cho Phan Khôi một số sách học và một số bài ngắn để ông tập dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và ngược lại, rồi gửi lên cho Dejean xem. Sau một thời gian, Dejean viết thư cho Phan Khôi khen ngợi sự tiến bộ nhanh chóng của ông và cho rằng học cứ đà này thì chỉ trong vòng 6 tháng Phan Khôi sẽ viết báo bằng tiếng Pháp được.

Những năm 1925-1928, Phan Khôi lại trở lên Sài Gòn viết cho các báo

Thần Chung, Đông Pháp thời báo, Văn học tạp chí, và gửi bài cho Đông Tây tuần báo ở Hà Nội. Cũng cần nhắc lại đây là giai đoạn báo chí Sài Gòn lớn mạnh nhờ làn gió mới từ phong trào Duy Tân từ Pháp trở về. Thật vậy, từ năm 1923, Nguyễn Anh Ninh, đồng chí trẻ nhất của nhóm Phan Châu Trinh đã từ Pháp về Sài Gòn để lập báo Le Cloche fêlée (Tiếng chuông rè) mở màn cho cuộc đấu tranh bằng báo chí đầy hứng khởi. Cũng năm này, Ngô Đức Kế từ Côn Đảo về, nổ ra cuộc bút chiến giữa Ngô Đức Kế và Phạm Quỳnh “nhân vụ án Truyện Kiều”.

Năm 1929, Phan Khôi trở thành cây bút trụ cột trong tờ tuần báo Phụ Nữ Tân Văn từ số 1 (ngày 2/5/1929) – một tờ báo có xu hướng cấp tiến, nhưng Phan Khoi vẫn tiếp tục cộng tác với báo Thần ChungTrung Lập. Thời kỳ này, Phan Khôi viết bài phê bình sách Nho giáo của Trần Trọng Kim (1883-1953), dẫn tới bút chiến về Nho giáo (tháng 5/1930). Tiếp đó là cuộc bút chiến giữa Phan Khôi và Phạm Quỳnh (1892-1945) về chấn hưng Quốc học (tháng 9/1930),

dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi trong giới trí thức trên các báo Phụ Nữ Tân Văn, Đông Tây, Nam Phong, An Nam tạp chí.

Năm 1932, trên Phụ Nữ Tân Văn, bài báo Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ cùng bài thơ Tình già của Phan Khôi được ví như phát đại bác bắn vào thành trì thơ cũ lạc hậu. Do đó, ông được coi là vị chủ soái phong trào Thơ Mới.

Tình già

Hai mươi bốn năm xưa, Một đêm vừa gió lại vừa mưa

Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ Hai mái đầu xanh kề nhau than thở. Ôi đôi ta tình thương thì vẫn nặng Mà lấy nhau hẳn là không đặng Để đến rồi tình trước phụ sau

Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau Hay! Nói mới bạc làm sao chớ!

Buông nhau làm sao cho nở?

Thương được chừng nào hay chừng nấy Chẳng qua ông trời bắt đôi ta phải vậy! Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng Mà tính việc thủy chung?

Hai mươi bốn năm sau

Tình cờ nơi đầt khách gặp nhau! Đôi mái đầu đều bạc

Nếu chẳng quen lung, đố nhìn ra được! Ôn chuyện cũ mà thôi.

Liếc đưa nhau đi rồi! Con mắt còn có đuôi

Năm 1933, Phan Khôi ra Hà Nội viết cho Phụ Nữ thời đàm. Ông viết bài

Khoa Văn (1908-1954) về duy tâm – duy vật và lôi vào “vòng chiến” nhiều cây bút khác như Thanh Lâm (báo Đông Phương), Hoàng Tân Dân (Văn học tuần san), Phan Văn Hùm, Bùi Công Trừng, Hồ Xanh...

Năm 1935, Phan Khôi về Huế làm chủ bút báo Tràng An và viết bài cho

Phụ Nữ Tân Văn tái bản với Ban biên tập mới.

Năm 1936, Phan Khôi sáng lập tờ Sông Hương và cộng tác với Hà Nội báo, đồng thời xuất bản cuốn Chương dân thi thoại tập hợp các bài viết đã đăng trong chuyên mục Nam Âm thi thoại trên các báo Nam Phong, Đông Pháp, Thời báo, Thần Chung, Phụ Nữ Tân Văn, Trung Lập báo... từ năm 1918 đến năm 1931. Báo Sông Hương sống được non một năm thì phải đình bản (năm 1937) vì tài chính không đảm bảo. Sau đó, Phan Khôi vào Sài Gòn dạy chữ Hán và Việt văn cho trường Trung học tư thục Chấn Thanh của Phan Bá Lân (Hán – Việt được coi là ngoại ngữ trong chương trình trung học của Pháp). Trong thời gian từ 1937 đến 1941, Phan Khôi cộng tác với tạp chí Tao Đàn từ số 1 (tháng 3/1939). Trường Chấn Thanh chấm dứt thời kỳ thịnh vượng vào cuối năm 1941.

Đầu năm 1942, không tìm được việc làm ổn định, do báo chí lúc này gặp nhiều khó khăn bởi ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ hai, Phan Khôi rút khỏi Sài Gòn về Quảng Nam. Tháng 2/1945, Nguyễn Bá Trác thuyết phục Phan Khôi tham gia chính phủ Trần Trọng Kim sẽ thành lập nay mai sau khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương. Nguyễn Bá Trác lúc này đang làm Tổng đốc Thanh Hóa, mưu đồ lập ê kíp cho Trần Trọng Kim. Tuy nhiên, Phan Khôi đã dứt khoát từ chối.

Giữa năm 1945, Phan Bá Lân trong Ban chấp hành kỳ bộ Quốc dân đảng Trung kỳ tới lui ráo riết lôi kéo Phan Khôi vào Quốc dân đảng. Song Phan Khôi chỉ nhận lời trên danh nghĩa chứ thật ra chưa hiểu biết gì về đảng này và cũng không có hoạt động gì.

Ngày 19/8/1945, Việt Minh toàn tỉnh Quảng Nam cùng cả nước tiến hành cướp chính quyền ở các cấp là một sự kiện bất ngờ đối với Phan Khôi. Phan Khôi hoàn toàn không hay biết gì về thời kỳ chuẩn bị đã diễn ra tại địa phương và ngay trong gia đình mình trước đó một vài tháng. Ông có phần vui mừng

nhưng lại lo ngại, ngờ vực. Chính quyền lâm thời tỉnh Quảng Nam mời Phan Khôi dự mít tinh mừng ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông lên diễn đàn tán thành độc lập dân tộc, nhưng không đồng tình đi theo con đường cộng sản chủ nghĩa vì ông cho là kinh tế lạc hậu, dân trí thấp kém.

Tháng 10/1945, Tỉnh ủy Quảng Nam cử cán bộ đến tận nhà Phan Khôi giải thích tình hình chung và triển vọng của cách mạng, đồng thời mời ông đi Hà Nội theo chỉ thị triệu tập của chính phủ. Phan Khôi ra Hà Nội trong tình hình đối nội đối ngoại phức tạp, nguy hiểm cho vận mệnh quốc gia.

Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Phan Khôi theo Hội Văn nghệ lên chiến khu Việt Bắc, làm công tác nghiên cứu và dịch thuật.

Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết. Trong thời gian chuyển quân tập kết, Phan Khôi được cử vào phái đoàn chính phủ đi thăm Liên khu V, nói chuyện với đồng bào về thắng lợi của Việt Nam.

Năm 1955, Hội Văn nghệ dời về Hà Nội, Phan Khôi được bố trí ở tại số nhà 51 Trần Hưng Đạo, được gặp lại vợ con tập kết ra. Sau đó, Phan Khôi được Bộ Văn hóa và Hội Văn nghệ cử sang Bắc Kinh dự lễ kỷ niệm 100 năm sinh Lỗ Tấn, có nhà thơ Tế Hanh tháp tùng.

Năm 1956, Phan Khôi xin phép ra báo Nhân Văn tại Hà Nội.

Năm 1958, Phan Khôi chuyển về nhà số 10 phố Nguyễn Thượng Hiền và sau đó là nhà số 73 phố Thuốc Bắc, không còn hoạt động gì ngoài việc nằm trên giường bệnh đọc sách.

11 giờ trưa ngày 16/1/1959 (tức mồng 8 tháng Chạp âm lịch), Phan Khôi lặng lẽ trút hơi thở cuối cùng tại số nhà 73 phố Thuốc Bắc.

Cỗ xe song mã màu đen quàn thi hài ông, đi sau là vợ con, cùng một vài bạn hữu tiễn đưa ông đến nghĩa trang Hợp Thiện phía đông thành phố Hà Nội.

Trong chiến tranh, phần mộ của ông bị thất lạc.

Phan Khôi sống và mất như nhà thơ Phùng Quán viết:

Tôi muốn làm nhà văn chân thật Chân thật trọn đời

Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã Bút giấy tôi ai cướp giật đi Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá

2.1.2. Sự nghiệp

Ngoài văn chương, báo chí, Phan Khôi còn là một nhà nghiên cứu sắc nét. Phần lớn bài khảo luận chuyên ngành của ông đều đăng trên các báo ở Sài Gòn, Huế, Hà Nội từ năm 1915 đến năm 1945. Phan Khôi ảnh hưởng Nho học và Tân học (say mê khoa luận lý học logique). Khả năng lý luận của ông rất uyên bác.

Nhiều nhà nghiên cứu gọi Phan Khôi là kiện tướng của “Quảng Nam hay cãi”. Nhà văn Nguyễn Văn Xuân (Huế) đã nhận xét:

“Tôi từng biết một gia đình cãi nhau những ba đời. Đó là gia đình ông Phan Khôi. Cha Phan Khôi, một bậc đại khoa tên là Phan Trân (con án sát Phan Nhu), tôi không rõ giữa ông Phan Nhu và Ông Phan Trân có hay cãi nhau như thế nào không, nhưng giữa ông Phan Trân và Phan Khôi, các cụ vẫn còn kể lại những vụ cãi nhau rất kinh động. Rốt cuộc, cha thường vác roi đuổi con chạy tơi bời. Điều ấy dễ hiểu: ông phó bảng Phan Trân bênh vực cổ nhân như các bậc đại khoa thời ấy; ông Phan Khôi chống lại vì ông đọc Tân thư, tin ở dân quyền...”.

Phan Khôi là một trong những tên tuổi lớn của báo chí, văn học và tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tìm hiểu các lĩnh vực ấy, không thể bỏ qua những điều Phan Khôi đã viết ra, đã đăng báo, in sách suốt hơn nửa thế kỷ sống và hoạt

Một phần của tài liệu Tiếp biến văn hoá Đông - Tây đầu thế kỷ XX nhìn từ góc độ báo chí, qua trường hợp Phan Khôi (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)