Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (Trang 121)

7. Kết cấu của luận văn

3.4.3.Nguyên nhân

-Về nhận thức và chỉ đạo của chính quyền các cấp:

Công tác chỉ đạo, hỗ trợ phát triển HTX ở các địa phương hiện tồn tại hai thái cực, hoặc buông lỏng sự lãnh đạo, chỉ đạo, hoặc can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của HTX như sắp xếp nhân sự, định giá dịch vụ, phân phối trong HTX; nhưng lại ít quan tâm đến hỗ trợ các HTX, giải quyết khó khăn trong SXKD, tình trạng coi HTX là cánh tay nối dài của chính quyền địa phương xuất hiện ở nhiều nơi;

Sự phân công phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo HTX chưa chặt chẽ. Việc tổng kết và nhân rộng các điển hình, mô hình HTX còn chậm và mang tính hình thức. Các cấp, các ngành, các địa phương chưa quan tâm đến hỗ trợ phát triển HTX dẫn đến không có hành động cụ thể để hướng dẫn, chỉ đạo, không tạo nguồn lực cho lĩnh vực này.

- Tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ HTX chưa hiệu quả.

Các cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX đã được ban hành tương đối đầy đủ nhưng việc thể chế hoá các chính sách còn chậm và chưa đồng bộ như chưa có văn bản hướng dẫn giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với HTXNN; bảo hiểm xã hội; ứng dụng khoa học công nghệ; thông tin mở rộng thị trường; xúc tiến thương mại; hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Một số chính sách có văn bản hướng dẫn nhưng chưa phù hợp với điều kiện thực tế HTXNN, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, cụ thể:

Chính sách đất đai: Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về Hướng dẫn thi hành Luật đất đai và Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX đã quy định chính sách giao đất đối với HTXNN, nhưng nhiều địa phương không còn đất để giao, nơi còn đất (đất công ích 5%) lại thiếu quy hoạch; mặt khác nhiều nơi HTXNN quy mô nhỏ (thôn, xóm) lại có rất nhiều loại hình HTX khác nhau trên địa bàn xã. Ở một số địa phương HTX còn thiếu kinh phí đo đạc. Ngoài ra thiếu văn bản hướng dẫn giao đất cho HTX đã làm cho các địa phương lúng túng, tính khả thi của chính sách bị hạn chế.

Chính sách tài chính, tín dụng: Phần lớn các HTX chưa xây dựng được phương án SXKD nên việc vay vốn ngân hàng còn nhiều khó khăn, cán bộ HTX phải dùng tài sản của gia đình làm thế chấp để vay tín dụng cho HTX hoạt động.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX: Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ kế hoạch và Đầu tư (Thông tư 02), Bộ tài chính

(Thông tư 66) khá đầy đủ và rõ ràng. Tuy nhiên nguồn lực (vốn hỗ trợ) để thực hiện chính sách còn quá thấp so nhu cầu. Các quy định về định mức chi phí hỗ trợ như thù lao cán bộ giảng dạy, ăn, ở, đi lại cho học viên, các chi phí khác cho việc tổ chức lớp ... chưa phù hợp với điều kiện thực tế; mặt khác người đi học không chỉ là cán bộ HTX mà còn là xã viên HTX, HTX khó khăn về vốn, quỹ để hỗ trợ cán bộ đi học.

Chính sách bảo hiểm xã hội: Hiện nay các huyện đã triển khai thực hiện chính sách BHXH cho cán bộ HTX và được các HTX đánh giá cao, cả tỉnh có 47,39% số cán bộ quản lý HTX tham gia đóng BHXH, số liệu trên phản ánh tính tích cực của việc ban hành và thực thi chính sách. BHXH đối với HTX, tuy nhiên nhiều HTX phản ánh thời gian thực hiện đóng BHXH chỉ từ năm 2003 sẽ gây thiệt thòi cho nhiều cán bộ HTX đã tham gia làm việc cho HTX từ nhiều năm trước, đặc biệt là những người đang ở độ tuổi gần nghỉ hưu.

* Tiểu kết chƣơng 3:

Luật HTX năm 1996 và Luật HTX năm 2003 ra đời đã tạo ra một chuyển biến lớn lao đối với các HTX, đặc biệt là HTXNN. Kết quả của quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa từ khi có Luật HTX đến nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Quy mô HTX sau một thời gian biến động, thay đổi đã dần ổn định, hoạt động kinh doanh dịch vụ trong các HTX, đặc biệt là trong HTXNN được tăng cường làm tăng hiệu quả kinh tế, số HTX có lãi ngày càng nhiều… Các cấp ủy, Đảng đúc rút kinh nghiệm về sự phát triển của mô hình hợp tác trong từng thời kỳ, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm làm cơ sở hoạch định cơ chế, chính sách cho khu vực KTTT, trong đó đã có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ HTX phát triển. Tuy không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế cần khắc phục song những kết quả đạt được của quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa đã có tác dụng tích cực đối với công cuộc CNH, HĐH nông thôn, đồng thời khẳng định được sự cần thiết tồn tại mô hình HTX trong thời kỳ mới.

KẾT LUẬN

Các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn nước ta đã xuất hiện từ sớm do yêu cầu phát triển sản xuất. Có nhiều hình thức hợp tác nhưng ở nước ta hình thức phổ biến là các HTXNN.

Ngay sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Bắc, tháng 8 năm 1955, hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành TW Đảng (khóa II) đã đề ra chủ trương xây dựng HTX nông nghiệp, nhằm mở đường đưa kinh tế nông nghiệp, nông thôn đi lên XHCN. Thanh Hóa là một trong những tỉnh được chọn làm thí điểm.

Cùng với tiến trình phát triển của đất nước, phong trào HTH ở Thanh Hóa đã trải qua nhiều bước: thí điểm xây dựng HTX, tổ chức HTX bậc thấp, phát triển HTX bậc cao, cải tiến quản lý, khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động theo Chỉ thị 100 của Ban Bí thư TW, khoán gọn đến hộ xã viên, tạo điều kiện để hộ từng bước trở thành đơn vị kinh tế tự chủ theo Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và hiện nay đang triển khai các giải pháp phát triển mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa theo Luật HTX.

Thực tế ở mỗi vùng, mỗi huyện, mỗi xã ở Thanh Hóa đang tồn tại những nhận thức khác nhau và những giải pháp xử lý, hành động không giống nhau. Một số HTX đạt được những kết quả nhất định, song nhìn chung đang gặp không ít khó khăn, lúng túng, ảnh hưởng đến yêu cầu phát triển sản xuất và tâm lý của nông dân.

Từ những thành công và hạn chế của quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa, có thể rút ra một số kinh nghiệm nhằm phát huy vai trò của HTX đối với công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn như sau:

- Lựa chọn chủ nhiệm HTX có trình độ, biết tổ chức kinh doanh, say mê công việc, hết lòng vì HTX là yếu tố tiên quyết để xây dựng và phát triển HTX, nếu không HTX sẽ mai một dần. Song không phải HTX chỉ do chủ nhiệm làm mà phải quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ

cùng với việc mở rộng ngành nghề, thu hút lao động, tạo nhiều việc làm cho xã viên để họ gắn bó với HTX.

- Cần có sự hỗ trợ từ chính quyền xã làm “bà đỡ” cho HTX, nhất là triển khai thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước ở địa phương như: đất đai, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật (trạm điện, trạm bơm, trụ sở làm việc…) dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng địa phương.

- Phải có một lượng vốn nhất định để có thể đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và kinh doanh đa ngành, đa nghề. Số vốn này từ nhiều nguồn: vốn cổ phần của xã viên, vốn từ UBND xã chuyển qua, vốn vay ngân hàng hoặc tín dụng nội bộ… Đặc biệt là vốn góp cổ phần có ý nghĩa rất quan trọng, bởi nó tạo sự gắn bó của xã viên với HTX. Hiện nay vốn của HTX hầu hết còn nhỏ bé, nên không mở rộng được kinh doanh. Kinh nghiệm cho thấy HTX nào huy động được nhiều vốn góp của xã viên thì ở đó HTX phát triển. Nhưng cũng có một nghịch lý là vốn cổ phần đại trà xã viên chỉ góp bình quân trên dưới 100.000 đồng/cổ phần, còn hầu hết là vốn góp của bà con thân thiết của chủ nhiệm và kế toán trưởng góp lại, có người hàng chục triệu đồng. Do vậy gần như công ty cổ phần hoặc công ty TNHH, nhưng vẫn là kinh tế hợp tác xã vì mục tiêu, phương thức hoạt động vì lợi ích tập thể, “đối nhân” chứ không phải “đối vốn”.

- Vấn đề thị trường là vấn đề quyết định nhất cho sự tồn tại và phát triển của HTX, nghĩa là các HTX cần phải dịch vụ đầu ra cho sản phẩm. Bởi vì trong nền kinh tế hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra không bán được thì sản xuất sẽ bị đình đốn. Để có thị trường, vấn đề xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường là một yếu tố không thể thiếu được. Do vậy, Nhà nước cần phải hỗ trợ cho các HTX tìm kiếm thị trường, nhất là thị trường nước ngoài, được ưu đãi như các doanh nghiệp khác (nếu có sản phẩm xuất khẩu). Hiện nay nhiều HTX chưa dịch vụ được đầu ra cho sản phẩm của xã viên và cộng đồng dân cư, nên chưa quan tâm đến công tác xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường.

- Cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước phải được các cấp, các ngành triển khai hướng dẫn thực hiện nghiêm túc, trước hết là chính sách ưu đãi đối với HTX như đất đai, thuế, tín dụng, chuyển giao công nghệ, đào tạo nghề…

- Công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ và nhân dân thấu suốt chính sách của Đảng và Nhà nước đối với HTX, nhất là những quyền lợi và lợi ích hợp pháp của họ khi vào HTX – suy cho cùng người nông dân vào HTX cũng chỉ xuất phát từ lợi ích.

- Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào HTX là một yếu tố hết sức quan trọng vì trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhanh như vũ bão, nếu không đổi mới và đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu thị trường và hiệu quả không cao.

Nếu thực hiện được những yêu cầu trên, các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa sẽ đóng góp tích cực cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1996), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tập 2 1954 –1975, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2005), Những sự kiện lịch sử

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa 1975 - 2000, Nhà xuất bản Thanh Hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2009), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa 1975 - 2005, Nhà xuất bản Thanh Hóa.

4. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Thanh Hóa (1975), Thanh Hóa khắc sâu lời Bác, Nhà xuất bản Thanh Hóa.

5. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Thanh Hóa (1980), 50 năm hoạt động của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh hóa (1930 – 1980), Nhà xuất bản Thanh Hóa.

6. Ban Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa (1966), Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua với hợp tác xã Khoan Hồng về phát triển chăn nuôi lợn để đáp ứng kịp thời cho yêu cầu thâm canh tăng năng suất và thực phẩm trong tình hình mới, ngày 4/6/1966

7. Ban Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa (1988), Hướng dẫn thực hiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng theo đơn giá đến hộ và nhóm hộ gia đình trong các HTX nông – lâm – ngư nghiệp, ngày 10/4/1988.

8. Ban Nông nghiệp Trung ương (1990), Báo cáo tổng kết HTX nông nghiệp 1958 – 1990, định hướng HTX nông nghiệp thời kỳ sau 1990, (Lưu tại Ban Nông nghiệp Trung ương)

9. Ban Nông nghiệp Trung ương - Ủy ban khoa học xã hội (1990), Kỷ yếu hội thảo “Đánh giá quá trình hợp tác hóa ở Việt Nam”.

10. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Thanh Hóa (1991), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tập 1 (sơ thảo) 1930 – 1945, Nhà xuất bản Thanh Hóa.

11. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (1998), Bác Hồ với Thanh Hóa – Thanh Hóa làm theo lời Bác, Nxb Lao Động, Hà Nội.

12. Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóaa (1993), Đề cương giới thiệu Nghị quyết Trung ương V (khóa VII) về “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn”.

13. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa (1994), Những sự kiện Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa 1954 – 1975, Nhà xuất bản Thanh Hóa.

14. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Thanh Hóa (2000), Đảng bộ Thanh Hóa 70 năm chặng đường lịch sử vẻ vang (1930 – 2000).

15. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa (2005), Những sự kiện Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa 1975 – 2000, Nhà xuất bản Thanh Hóa.

16. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (2001), Kinh tế hợp tác – HTX ở Việt Nam thực trạng và định hướng phát triển, Nxb nông nghiệp, 2001.

17. Đinh Thu Cúc (1976), Bước đầu tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển tư tưởng làm chủ tập thể của người nông dân Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2, năm 1976.

18. Võ Chí Công (1993), Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp và phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta, Tạp chí Cộng sản, tháng 6/1993. 19. Cục Hợp tác xã và PTNT – JICA, Hệ thống các văn bản về HTX.

20. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (1965), Số liệu thống kê kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa năm 1960 - 1965, Nhà xuất bản Thống kê.

21. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (1968), Số liệu thống kê kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa năm 1965 - 1967, Nhà xuất bản Thống kê.

22. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (1975), Thanh Hóa 1945 – 1974.

23. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (1991), Số liệu thống kê kinh tế - văn hóa – xã hội 1986 – 1990 tỉnh Thanh Hóa, Nhà xuất bản Thống kê.

24. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (1992), Kinh tế - xã hội Thanh Hóa năm 1992, Nhà xuất bản Thống kê.

25. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (1997), Số liệu thống kê kinh tế - xã hội 1991 – 1995 tỉnh Thanh Hóa, Nhà xuất bản Thống kê.

26. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (1997), Số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 1996 tỉnh Thanh Hóa, Nhà xuất bản Thống kê.

27. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2000), Niên giám thống kê 1996 – 2000.

28. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2005), Niên giám thống kê 2001 - 2004,

Nhà xuất bản Thống kê.

29. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2007), Thực trạng nông thôn, nông nghiệp và thủy sản tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2001 – 2006, Nhà xuất bản Thống kê. 30. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2007), Niên giám thống kê 2006, Nhà xuất

bản Thống kê.

31. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2008), Niên giám thống kê 2007, Nhà xuất bản Thống kê.

32. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2009), Niên giám thống kê 2008, Nhà xuất bản Thống kê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

33. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2010), Niên giám thống kê 2009, Nhà xuất bản Thống kê.

34. Phạm Như Cương chủ biên (1991), Một số vấn đề kinh tế của hợp tác hóa nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,

35. Trần Đức (1991), Hợp tác xã và thời vàng son của kinh tế gia đình, Nhà xuất bản Tư tưởng văn hóa.

36. Hà Văn Đảng, Trần Ngọc Bút (1996), Mô hình đổi mới trong nông nghiệp, nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp

37. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1986), Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội năm 1986, Nxb Thanh Hóa.

38. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (Trang 121)