7. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Trong những năm bước đầu thực hiện chính sách khoán sản
phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động (1981 – 1986)
Vào cuối những năm 70 đầu năm 80 của thế kỷ XX, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, Thanh Hóa nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Sau hơn 20 năm xây dựng, củng cố và phát triển, kinh tế hợp tác theo mô hình HTH đã không mang lại hiệu quả.
Trước tình hình đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khóa IV) họp tháng 8/1979 đã ra Nghị quyết về những vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách, điều chỉnh một số vấn đề kinh tế, làm cho “sản xuất bung ra”, mở ra thời kỳ phát triển mới của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Nghị quyết TW 6 đã nhanh chóng được triển khai ở Thanh Hóa và được nông dân nhiệt tình hưởng ứng. Tỉnh ủy Thanh Hóa đã chỉ đạo hệ thống HTX cho xã viên mượn đất hoang hóa, ao hồ chưa được sử dụng để sản xuất và miễn các khoản đóng góp trong 3 năm. Nghĩa vụ lương thực, thực phẩm, hãng xuất khẩu bán cho Nhà nước số lượng ổn định trong 5 năm, phần còn lại các HTX được bán cho Nhà nước hoặc bán ra thị trường với giá thỏa thuận. Nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp tiếp tục được quan tâm hơn.
Hình thức khoán hộ đang được gọi là “khoán chui” ở Thanh Hóa có điều kiện mở rộng. Khoán hộ đối với rau, màu (khoán đất nhàn rỗi) được áp dụng tương đối phổ biến và công khai trong các HTXNN. Nhiều HTX đã tiến hành khoán hộ đối với một số loại cây công nghiệp (lạc, đay, mía, dâu tằm, đậu tương) đem lại hiệu quả tốt. Từ đó nhiều HTX đã mở rộng hình thức khoán hộ đối với cây lúa.
Tháng 12 năm 1980, Ban Bí thư Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị nông nghiệp toàn quốc tại Thanh Hóa để phổ biến Thông báo số 22 (21/10/1980) ghi nhận và cho phép các địa phương làm thử hình thức khoán sản phẩm đối với cây lúa. Sau hội nghị Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100/CT-TW (13/1/1981), chính thức quyết định thực hiện chủ trương khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong các HTXNN.
Chỉ thị 100 là bước đột phá đầu tiên vào mô hình kinh tế hợp tác HTH- TTH cùng với cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp của nó. Đồng thời nó chấm dứt quá trình cải tiến cơ chế quản lý nông nghiệp theo xu hướng mở rộng quy mô HTX, tăng cường quản lý tập trung thống nhất ở mức độ cao.
Ngay sau khi Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng được ban hành, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã kịp thời chỉ đạo các cấp tổ chức cho người lao
động trong tất cả các HTXNN, ngư nghiệp học tập và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ xã và HTX nghiên cứu triển khai Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng thời tổ chức các đoàn cán bộ của tỉnh, huyện trực tiếp chỉ đạo.
Quá trình sản xuất được chia ra làm 8 khâu, xã viên đảm nhận 3 khâu, HTX đảm nhận 5 khâu. Hộ xã viên được giao một số diện tích ruộng đất với một số khoảnh nhất định. Xã viên nhận giống, phân bón và thực hiện 3 khâu công việc cấy trồng, chăm sóc và thu hoạch - những khâu dựa vào cách làm thủ công mà từng hộ có thể làm tốt. Những khâu công việc đòi hỏi kỹ thuật, gắn với sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật chung như tuyển giống, làm mạ, làm đất, thủy nông, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ mùa màng… do tập thể đảm nhiệm. HTX thành lập những đội chuyên như chuyên làm đất, chuyên giống, chuyên bảo vệ thực vật… hoạt động theo sự điều hành của HTX, theo chế độ khoán việc. Trên mảnh ruộng được giao, hộ xã viên tự điều hành lao động và thời gian lao động, thực hiện theo tiến độ của HTX. Sau khi thu hoạch, hộ xã viên nộp phần sản lượng khoán cho HTX, còn phần vượt khoán họ được hưởng. Trong chăn nuôi cũng thực hiện khoán cho hộ, HTX giao khoán con giống, thức ăn cho gia đình xã viên hoặc giao đất cho hộ nông dân chăn nuôi cho HTX.
Tỉnh ủy Thanh Hóa hướng dẫn điều chỉnh quy mô HTX, đội sản xuất và cho tiến hành khoán sản phẩm cuối cùng đối với cây lúa. Chủ trương đó được đông đảo nông dân hưởng ứng và nhiều địa phương thực hiện. Trước khi triển khai Chỉ thị 100, những năm 1979 – 1980, Thanh Hóa đã được Trung ương chỉ đạo khoán thử ở huyện Triệu Sơn. Đúc kết kinh nghiệm Triệu Sơn, tỉnh ủy chỉ đạo triển khai ở hầu hết các loại cây trồng, vật nuôi, ngành nghề trong các HTXNN, ngư nghiệp, TTCN. Khoán sản phẩm tiến hành đồng thời với các chính sách kinh tế mới của Nhà nước đã thúc đẩy kinh tế phát triển. Vụ chiêm xuân năm 1981, hầu hết các HTXNN trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Ở đồng bằng đã có 79% tổng số
HTX tiến hành khoán sản phẩm đối với cây lúa. Việc khoán sản phẩm tuy có một số lệch lạc, nhưng về cơ bản, các nơi đều làm nhanh, có hiệu quả rõ rệt, nông dân rất phấn khởi.
Năm 1981, năm đầu tiên thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong các HTXNN, toàn tỉnh phải khắc phục hậu quả nặng nề của cơn bão số 2 có cường độ gió cấp 11, 12 vào Thanh Hóa ngày 3 thán 7 năm 1981, nhiều đoạn đê biển ở các huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hoằng Hóa và Hậu Lộc bị vỡ, nước mặn tràn vào làm ngập 12.659 ha lúa, làm mất trắng 3.961 ha lúa. Tuy nhiên, toàn tỉnh vẫn đạt được những thành tựu mới [2;65].
Bảng 1.3: Kết quả sản xuất nông nghiệp những năm 1981 - 1985
Danh mục ĐV tính 1981 1982 1983 1984 1985
Tổng diện tích gieo trồng 1.000 ha 378,8 381,0 383,4 391,3 398,7 Tổng sản lượng lương thực 1.000 tấn 687,2 722,7 700,0 750,0 800,0 Bình quân lương thực đầu
người
kg 278 290 279 281 283
Huy động lương thực cho nhà
nước 1.000 tấn
130,0 180,0 180,0 170,0 200,0
Đàn trâu 1.000 con 168,5 175,4 174,7 180,3 183,8 Đàn bò 1.000 con 93,4 94,6 96,4 101,7 104,9 Đàn lợn 1.000 con 619,2 639,3 622,1 643,8 647,7 Nguồn: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2005), Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa 1975 - 2000, Nhà xuất bản Thanh Hóa, tr. 76
Tổ chức và quản lý trong HTXNN được củng cố và cải tiến. 100% số HTX thực hiện khoán màu và cây công nghiệp, 95% tổng số HTX miền xuôi và 15% tổng số HTX miền núi khoán lúa chiêm xuân. 100% tổng số HTX miền xuôi và 75% tổng số HTX miền núi khoán lúa mùa. 54% tổng số lợn tập thể được khoán theo hình thức gia công. Kết quả là hơn 50% tổng số hộ vượt khoán sản phẩm lúa. Năm 1982, nông nghiệp Thanh Hóa đạt sản lượng lương
thực cao chưa từng có là 72 vạn tấn, lần đầu tiên tự trang trải được nhu cầu lương thực trên địa bàn tỉnh. Những tập thể tiên tiến xuất hiện ngày càng nhiều. HTX Xuân Thành (huyện Đông Sơn) đạt năng suất 10 tấn/ha/năm, HTX Hoằng Quý (Hoằng Hóa), Đông Hòa (Đông Sơn) đạt 8 tấn/ha/năm. Bộ mặt nông thôn dần thay đổi [2;73].
Cơ chế khoán 100 trên thực tế trong những năm đầu được coi như “chiếc chìa khóa vàng” tác động sâu sắc, toàn diện đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn. Nhưng sau gần 3 năm thực hiện, Chỉ thị 100 cũng bộc lộ những mặt hạn chế:
- HTX vẫn là đơn vị sản xuất kinh doanh chủ yếu, người nhận khoán vẫn còn phải phụ thuộc nhiều vào sự điều hành nhiều khâu công việc theo kế hoạch của HTX. Trong khi đó những khâu do HTX đảm nhiệm theo chế độ khoán việc, do không gắn bó lao động với hiệu quả sản xuất nên ảnh hưởng xấu đến chất lượng lao động và tính chủ động, sáng tạo của hộ nhận khoán.
- Quyền sử dụng tư liệu sản xuất của xã viên chưa được khẳng định rõ ràng và ổn định. Ruộng khoán và mức khoán luôn thay đổi một cách tùy tiện. Có HTX chia lại ruộng theo từng năm khiến xã viên không muốn đầu tư cải tạo đồng ruộng. Nhiều nơi nông dân chỉ nhận được từ 15 – 20% sản lượng trong khoán, phần sản lượng vượt khoán thì khó bù đắp nổi chi phí sản xuất do mình đã bỏ ra. Nhiều HTX sau thời gian đầu khuyến khích nông dân đã tăng mức khoán làm cho xã viên kém phấn khởi, không tích cực đầu tư sản xuất và nhiều hộ trả lại ruộng khoán.
- Việc phân chia quá trình sản xuất thành các khâu và phân chia lao động thành các đội chuyên không phản ánh đặc thù của sản xuất nông nghiệp và không phát huy hết tính tích cực của người nông dân.
- Trước tình hình trên, phần đông nông dân mắc nợ nhà nước và HTX, nhiều người không trả được nợ, nạn khê đọng sản phẩm diễn ra ở khắp nơi. Một số nơi tiến hành thu nợ bằng những hình thức thô bạo gây ra không khí nặng nề ở nông thôn.
Những chính sách chưa hợp lý về giá cả (nông sản, vật tư…) của nhà nước và thời tiết không thuận lợi càng làm nghiêm trọng thêm tình hình phát triển nông nghiệp, do đó đời sống nông dân càng khó khăn hơn. Hiện tượng nông dân kém phấn khởi, sản xuất cầm chừng, thậm chí trả lại ruộng diễn ra phổ biến ở nhiều nơi trong tỉnh.
Những hạn chế trên khiến cho trong những năm 1983 – 1986 “sản xuất phát triển chậm, chưa vững chắc, chưa toàn diện, chưa tương xứng với khả năng đất đai và yêu cầu. Sản lượng lương thực bình quân hàng năm tăng 4,3%, trong lúc tỷ lệ tăng dân số còn 2,4% nên lương thực bình quân đầu người còn thấp, năm 1982 mới đạt 293 kg, lương thực thuộc khu vực nhà nước còn căng thẳng, nhu cầu về lương thực của nhiều ngành kinh tế địa phương chưa đáp ứng kịp, một bộ phận nông dân còn khó khăn, chưa có quỹ lương thực dự phòng thiên tai” [3;78].
Trước tình hình trên, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có nhiều biện pháp khắc phục hạn chế của cơ chế khoán 100. Ngày 20 tháng 4 năm 1983, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ra Nghị quyết số 01-NQ/TU về chủ trương, biện pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI,
phát động thi đua thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn: về lương thực, về sản xuất hàng tiêu dùng, về sản xuất hàng xuất khẩu. Nhằm tạo điều kiện cho 3 chương trình kinh tế thành công, ngày 16 tháng 6 năm 1983, Ban thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 2 chỉ đạo các ngành, các cấp, các HTXNN sửa chữa sai lệch trong việc thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Chỉ thị chỉ rõ: 1. Chống khoán trắng trong các HTXNN, giao khoán ruộng đất cho hộ xã viên ổn định đến năm 1985, HTX phải tập trung chỉ đạo khâu giống, làm đất, thủy lợi, chỉ đạo gieo trồng đúng thời vụ. Sản lượng giao khoán phải đảm bảo 3 lợi ích, phải quan tâm giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, neo đơn. 2. Về hưởng thụ và thu nhập phải gắn trách nhiệm với quyền lợi, gắn kết quả sản xuất với hưởng thụ vật chất. Cần thực hiện chế độ thưởng, phạt về vật chất. 3. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ cơ sở trong thực hiện
khoán. 4. Thực hiện sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành cần hoàn thiện cơ chế khoán thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp.
* Tiểu kết chƣơng 1:
Từ xa xưa, trong nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã có sự hợp tác giữa các hộ nông dân để phát triển sản xuất. Nhưng đường lối làm ăn tập thể ở nước ta chỉ được cụ thể thành đường lối chính sách, và được xem là nền tảng của chế độ xã hội mới từ sau năm 1954. Ngay từ những năm đầu tiên thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, Thanh Hóa là một trong những địa phương mà phong trào HTH diễn ra rầm rộ, rộng khắp. Cùng với tiến trình phát triển của đất nước, phong trào HTH ở Thanh Hóa đã trải qua nhiều bước: xây dựng các tổ đổi công, vần công (trước năm 1958), thí điểm xây dựng HTX (năm 1955 -1958), tổ chức HTX bậc thấp (1958-1960), HTX bậc cao (từ 1961); cải tiến quản lý, khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động theo chỉ thị 100 của Ban Bí thư TW Đảng. Điều đáng ghi nhận ở Thanh Hóa là khi có chủ trương đổi mới của Đảng và Chính phủ, người nông dân Thanh Hóa đã sôi nổi hưởng ứng, Tỉnh ủy kịp thời đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể để thực hiện khiến phong trào HTH đã diễn ra với một khí thế đặc biệt. Có những thời điểm ở một số địa phương đã chủ động đổi mới HTX trước khi có sự chỉ đạo của TW, nhiều địa phương trong tỉnh được chọn là nơi thí điểm đổi mới mô hình hợp tác xã cho cả nước. HTX ở Thanh Hóa đã đóng góp đáng kể cho công cuộc xây dựng đất nước, đặc biệt trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Mỗi bước đi, mỗi giai đoạn của phong trào HTX đều có những thành tựu và hạn chế nhưng có thể khẳng định thực tiễn quá trình đổi mới mô hình HTX ở Thanh Hóa từ thời kỳ trước đổi mới đã tạo ra tiền đề vật chất và những kinh nghiệm cần thiết để xúc tiến công cuộc đổi mới HTXNN ở giai đoạn sau.
CHƢƠNG 2
BƢỚC ĐẦU ĐỔI MỚI MÔ HÌNH HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THANH HÓA
(1986 - 1996)
2.1. Đƣờng lối đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp của Đảng và Nhà nƣớc, chủ trƣơng của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Thanh Hóa (1986 – 1996)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (họp từ ngày 15 đến 18/12/1986) mở đầu thời kỳ đổi mới đất nước, chính thức xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có điều tiết vĩ mô và quyền tự chủ hạch toán kinh doanh của tổ chức vi mô. Phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích các tổ chức kinh tế phát huy năng lực nội sinh, cùng tham gia vào phát triển kinh tế chung của đất nước. Nghị quyết Đại hội đã tạo cơ sở lý luận cho quá trình đổi mới căn bản và toàn diện nền kinh tế nói chung và đổi mới nền kinh tế nông nghiệp nói riêng.
Tuy nhiên, đường lối đổi mới của Đảng trong lĩnh vực nông nghiệp chậm được cụ thể hoá thành những thể chế, chính sách. Trong thực tế trong 2 năm 1986 – 1987 các HTXNN ở Thanh Hoá vẫn trong tình trạng trì trệ, vẫn duy trì cơ chế khoán 100, mặc dù cơ chế này không còn phù hợp nữa. Nạn đói có nguy cơ lan rộng. Trong hai năm 1986 – 1987 hơn 80% số HTXNN ở Thanh Hoá lại rơi vào tình trạng yếu kém như cũ. Hiện tượng nợ nần chằng chéo giữa xã viên – HTX – Nhà nước ngày càng phức tạp.
Thực tế trên đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có những chính sách đổi mới một cách đồng bộ, toàn diện nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế hợp tác và kinh tế hộ nông dân, đưa nông nghiệp tiếp tục phát triển.
Để tạo ra một cơ chế khoán mới trong HTX thay thế cho cơ chế khoán theo Chỉ thị 100, ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10 về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” (thường gọi tắt là Khoán 10). Nghị quyết 10 xác
định HTX là đơn vị kinh tế tự chủ, tự quản, hộ gia đình xã viên là đơn vị nhận khoán với HTX. Với quan điểm chỉ đạo đó, mô hình HTX trong nông nghiệp được đổi mới trên các mặt cơ bản:
- Về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất: giao khoán ruộng đất ổn định, dài hạn trong khoảng 10 – 15 năm; chuyển nhượng, bán hoá giá trâu bò và những