Nội dung đổi mới HTXNN

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (Trang 95)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Nội dung đổi mới HTXNN

* Về quy mô HTXNN:

Theo điều tra của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 1996 ở 255 HTX, số HTX chuyển đổi và mới thành lập có số lượng xã viên ít hơn so với thời kỳ trước, bình quân 1 HTXNN có 213 xã viên, HTX có quy mô xã viên từ 200 người trở lên chiếm 32% tổng số HTX, chủ yếu thuộc lĩnh vực nông nghiệp và tín dụng [74]. Tuy nhiên, quy mô HTXNN vẫn rất lớn. Đến 01/10/2001, trung bình 1 HTXNN có 560 xã viên, lao động bình quân 1 HTXNN là 59 người. Năm 2010, trung bình 1 HTXNN có 517,9 xã viên [74]. Xã viên trong HTXNN chủ yếu là những hộ gia đình, hộ nông dân có kinh nghiệm làm ăn, cùng nhau tổ chức HTX để tiến hành sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho mình (hộ xã viên) và cộng đồng dân cư. Xã viên tham gia HTX được thực hiện theo đúng quy định của Luật HTX, xóa bỏ tình trạng gia nhập HTX một cách tùy tiện như trước đây. Xã viên muốn vào HTX phải đóng cổ phần, mức tối thiểu do Đại hội xã viên quy định.Có một số HTXNN đa phần xã viên là cán bộ từ thôn đến xã hoặc chủ yếu là những người trong dòng họ, hoặc quan hệ thân thuộc (một số HTX đánh bắt xa bờ).

* Về vốn và tài sản của HTXNN:

Thực hiện Nghị định 16/CP của Chính phủ và Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy Thanh Hóa, tất cả các HTX dù giữ nguyên mô hình, chuyển đổi, hay giải thể, thành lập lại đều phải tiến hành kiểm kê tài sản, công nợ. Sau khi có Luật HTX năm 1996 và Luật HTX năm 2003, tài sản, vốn quỹ của HTX có nhiều thay đổi.

- Tài sản cố định (công trình thuỷ lợi, giao thông nội đồng, điện…): Sau khi tiến hành chuyển đổi theo Luật, hầu hết các HTX được xã giao cho khai thác, sử dụng các tài sản cố định gồm các công trình thuỷ lợi, giao thông nội đồng, điện nhưng quyền sở hữu không giao và thực tế hiện nay quyền sở hữu tài sản này chưa được phân định rõ ràng vì trước đây việc xây dựng từ nguồn vốn nhà nước và từ nguồn đóng góp của nhân dân, xã viên và cũng chưa có sự xác định giá trị tài sản cố định do các HTX đang sử dụng. Một số xã và HTX đã thực hiện định giá lại và chuyển giao cho HTX quản lý, đầu tư, khai thác và sử dụng, một số HTX cũng đã đầu tư xây dựng các công trình và đưa vào hạch toán, các công trình đầu tư của HTX được huy động từ vốn góp của xã viên hoặc lồng ghép các chương trình và đã phát huy hiệu quả sử dụng.

Riêng tài sản đất đai, nhà cửa, văn phòng làm việc:

+ Trước khi có Luật HTX năm 2003, các HTX không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Trụ sở làm việc gắn với công sở xã, nhưng chỉ có 107 HTX/425 HTX có trụ sở làm việc;

+ Sau khi chuyển đổi mô hình theo Luật HTX 2003, vấn đề tài sản và nhất nhà đất đai, văn phòng làm việc của HTX được quan tâm do yêu cầu thực tế về hoạt động độc lập với chính quyền theo quy định của Luật HTX, tài sản thế chấp khi vay vốn tín dụng... Tuy nhiên đến năm 2010 cũng mới chỉ có 33 HTX được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt 6,6%; 289 HTX có Trụ sở làm việc, đạt 58% [74]. Trụ sở làm việc của các HTX hầu hết do xã chuyển giao cấp cho HTX sử dụng, chỉ số ít HTX có đủ khả năng xây dựng trụ sở làm việc sau khi được xã cấp đất để xây dựng trụ sở làm việc của HTX.

Nghị định 88/2005/NĐ- CP của Chính phủ nêu chính sách hỗ trợ cấp đất xây dựng trụ sở, văn phòng làm việc đối với HTX. Tuy nhiên, các nội dung khác đã có hướng dẫn, riêng nội dung này chưa có hướng dẫn cụ thể vì thế chưa thực hiện được vì chưa quy định cụ thể trách nhiệm của các địa phương.

- Tài sản lưu động: Năm 2002 giá trị tài sản lưu động của các HTX là 64,03 triệu đồng/HTX, đến năm 2010 tăng lên là 171,25 triệu đồng/HTX, tuy có tăng lên nhưng so với yêu cầu thực tế còn quá thấp, chỉ đáp ứng 21% vì trong số tài sản lưu động: lượng tiền mặt ít, chủ yếu ở dạng nợ phải thu hoặc các tài sản lưu động. Do đó các HTX gặp rất nhiều khó khăn về vốn kinh doanh khi vào mùa vụ sản xuất, cũng như xây dựng kế hoạch mới [74].

- Nguồn vốn: Nguồn vốn hình thành tài sản ban đầu của HTX chủ yếu là vốn của HTX cũ chuyển sang, trong đó chủ yếu là tài sản cố định phục vụ sản xuất, vốn góp của xã viên thấp, bình quân một HTX trên 56 triệu đồng, bình quân 1 xã viên góp 123.193 đồng; vốn lưu động bình quân 1 HTX thấp chỉ đạt trên 160 triệu đồng. So với các HTX ở một số địa phương lân cận, vốn sản xuất bình quân 1 HTXNN ở Thanh Hóa ở mức thấp, năm 2001 là 280,5 triệu đồng. Trong khi đó trung bình cả nước là 636 triệu đồng (gấp 2,3 lần), vùng Bắc Trung Bộ là 623,4 triệu đồng (gấp 2,2 lần), Nghệ An là 820,3 triệu đồng (gấp 4,0 lần), Ninh Bình là 555 triệu đồng (gấp 1,9 lần) [29;32]

Một số HTX làm ăn có hiệu quả, hàng năm đã bổ sung, tăng vốn từ việc không chia lãi theo cổ phần mà góp vào để tăng vốn kinh doanh, tuy nhiên mức độ tăng thấp.

Điểm mới của HTX sau chuyển đổi là ngoài nguồn vốn sản xuất được UBND xã chuyển giao lại từ HTX cũ hoặc vay nhà nước đã huy động được thêm vốn cổ phần của xã viên, bình quân từ 50 – 100 nghìn đồng/xã viên (năm 1998). Ở những xã thành lập mới hoàn toàn, xã viên đóng góp vốn cổ phần với mức cao hơn.

- Vê công nợ của HTX: Sau khi chuyển đổi và thành lập mới, tình trạng công nợ của HTX vẫn chưa chấm dứt được. Năm 2001, nợ phải trả bình quân

một HTXNN là 63,5 triệu đồng chiếm 22,6% vốn sản xuất, chiếm 53,8% vốn cổ phần của HTXNN, nợ không có khả năng trả 8,7 triệu đồng. Nếu thu được công nợ, HTX sẽ trả được nợ cho nhà nước và vẫn còn vốn để sản xuất, nhưng trên thực tế nợ không thu được, đặc biệt là nợ ngân hàng, vì vậy hầu hết các HTXNN bị ngân hàng nhà nước cắt giao dịch. Năm 1999, huyện Thọ Xuân kiểm kê 102 HTX, tổng số vốn là 12 tỷ 484 triệu đồng, vốn cố định 7 tỷ 400 triệu đồng chiếm 59,3%, vốn lưu động 5 tỷ 084 triệu đồng chiếm 40,7%, vốn bị chiếm dụng 1 tỷ 351 triệu đồng chiếm 26,6%, nợ khê đọng 11.436 tấn lương thực, bình quân 112 tấn/HTX. Nợ phải thu là 1 tỷ 364 triệu đồng. Nợ phải trả 1 tỷ 264 triệu đồng, nợ Ngân hàng 834 triệu đồng [29;32].

- Về máy móc, thiết bị: Hiện trạng máy móc, phương tiện sản xuất của HTX còn thiếu và yếu, chủ yếu là những máy móc do HTX cũ mua sắm từ nhiều thập niên trước nay chuyển sang nên không phát huy được. Thường các HTX chỉ làm nhiệm vụ trung gian điều hành, còn phải dựa vào số máy móc của xã viên để hoạt động.

* Về bộ máy quản lý HTXNN:

Thực hiện chủ trương đổi mới HTXNN theo Luật HTX và để phù hợp với điều kiện quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo cơ chế mới, các HTXNN của tỉnh tiến hành tinh giảm bộ máy quản lý cho gọn nhẹ 100% HTXNN tành lập Ban Quản trị (không thành lập Hội đồng quản trị). Cán bộ quản lý HTX do Đại hội xã viên bầu chọn. Đó là những cán bộ có trình độ, năng lực, đạo đức và có uy tín với xã viên tham gia vào Ban quản lý HTX. Số lượng cán bộ quản lý của HTX nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô của HTX lớn hay nhỏ, lĩnh vực hoạt động của HTX rộng hay hẹp, và do Điều lệ của HTX quy định. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, sau khi chuyển đổi theo Luật HTX, bộ máy quản lý HTXNN được tổ chức như sau: Đối với hợp tác quy mô toàn xã có bình quân 5 – 7 cán bộ quản lý điều hành (gồm 1 chủ nhiệm, 1 phó chủ nhiệm, 1 kiểm soát trưởng, 1 kiểm soát viên, 1 kế toán trưởng, 1-2 kế toán viên); ở các HTX quy mô thôn bình quân có 3 – 4

cán bộ; các HTX nhỏ có dưới 15 xã viên thì chỉ bầu 1 chủ nhiệm, chịu trách nhiệm quản lý điều hành hoạt động của HTX. Ngoài ra, số cán bộ nghiệp vụ chuyên môn được sử dụng tùy theo công việc cụ thể của từng HTX.

Năm 2010, Tổng số cán bộ quản lý HTX gồm Ban quản trị, Trưởng kiểm soát và Kế toán trưởng HTX là 2.240 người, bình quân 4,5 người/HTX.

Về trình độ cán bộ quản lý của HTX tuy có được nâng cao nhưng nhìn chung còn rất hạn chế.

Bảng 3.3: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý HTXNN ở Thanh Hóa

(Đơn vị: %)

Đại học và cao đẳng Trung cấp Sơ cấp và chưa qua đào tạo 1995 2002 2009 1995 2002 2009 1995 2002 2009 Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm 7 8 10 28 32 38,6 65 58 53,4 Kế toán trưởng 0 0 0 38 40 50 62 60 50 Kiểm soát trưởng 0 0 0 10 20 50 90 80 50

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục thống kê Thanh Hóa

Số cán bộ quản lý HTXNN có trình độ đại học và cao đẳng còn quá ít, chủ yếu là một số chủ nhiệm, phó chủ nhiệm HTX, năm 1995 chiếm 7%, năm 2002 sau 5 năm thực hiện Luật HTX năm 1996 chiếm 8%, năm 2010 cũng mới chỉ chiếm 10% tổng số cán bộ quản lý HTX. Các vị trí kế toán trưởng, kiểm soát trưởng hoàn toàn ở trình độ trung cấp, sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo. Nguyên nhân của tình trạng trên là do khu vực kinh tế HTX sau khi xóa bỏ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp ít thu hút được sự quan tâm của người lao động, đặc biệt là lao động có chất lượng cao. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Liên minh HTX tuy có tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ quản lý HTX nhưng đó chỉ là những khóa đào tạo ngắn hạn, chủ yếu tổ chức học tập chủ trương, chính sách mới đối với khu vực HTX, việc bồi dưỡng năng lực quản lý sản xuất – kinh doanh chưa thực sự được quan tâm.

* Về nội dung hoạt động của HTXNN:

Thực hiện đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo cơ chế mới, hầu hết các HTXNN đã chuyển đổi sang làm dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ xã viên và hộ nông dân trong sản xuất kinh doanh. Một số HTXNN còn mở rộng sang phát triển nuôi trồng thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng và tổ chức tiêu thụ và chế biến nông sản cho hộ xã viên. Những HTX này ngoài hoạt động làm dịch vụ cơ bản cho sản xuất nông nghiệp của hộ xã viên còn mở mang các ngành nghề bổ sung, hoạt động đa dạng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Các HTXNN hoạt động dịch vụ phổ biến làm các khâu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân: Tưới tiêu nước (thủy nông, thủy lợi nội đồng), khoa học kỹ thuật, cung ứng vật tư nông nghiệp, điện sản xuất và sinh hoạt, làm đất bằng máy và một số khâu dịch vụ khác (như sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng, các ngành nghề thủ công, chế biến và tiêu thụ nông sản, bảo hiểm xã hội cho nhân viên…).

Hình 3.4: Tỷ lệ các HTXNN thực hiện các loại hình dịch vụ tính đến thời điểm năm 2001 và 2009

(Đơn vị: %) 88.2 87.6 62.3 42.650.2 67.9 61.2 75.1 43 43.6 17.9 12.7 7.89.8 33.2 20.1 0 20 40 60 80 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tưới tiêu nước Kỹ thuật Cung ứng vật tư nông nghiệp Bảo vệ thực vật Điện Làm đất Chế biến và tiêu thụ sản phẩm Dịch vụ khác Năm 2009 Năm 2001

Như vậy, hầu hết các HTXNN ở Thanh Hóa đã tiến hành dịch vụ những khâu chính mà hộ nông dân xã viên không làm được hoặc làm không có hiệu quả, đảm bảo hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của kinh tế hộ, góp phần hoan thành các chỉ tiêu chủ yếu của lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2008 đạt 1.635 triệu tấn, vượt mục tiêu kế hoạch, tăng 3,9% so với cùng kỳ và là mức cao nhất so với trước kia [33;15]].

Hoạt động dịch vụ của HTX được chia thành hai nhóm:

- Nhóm 1: Dịch vụ mà xã viên không thể tự làm hoặc nếu làm không có hiệu quả, loại dịch vụ này hình thành mang tính đặc thù tự nhiên, mức độ độc quyền cao; nhưng nếu có vai trò của hợp tác, HTX hoặc vai trò của nhà nước sẽ mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội thiết thực, dịch vụ này mang hình thái của các dịch vụ công, bao gồm các dịch vụ:

+ Dịch vụ tưới tiêu nước: Với một hệ thống công trình thủy lợi khá hoàn chỉnh được xây dựng trong thời kỳ HTH-TTH và sau đó, đây là cơ sở vật chất quan trọng giúp cho các HTXNN kiểu mới thực hiện dịch vụ này. Ngoài ra nhiều HTX đã chủ động đầu tư mua sắm trang thiết bị, trạm bơm để cấp nước tưới cho xã viên ở những vùng không có hệ thống thuỷ lợi tự chảy. HTX ký hợp đồng với Công ty thủy nông huyện trên cơ sở các hợp đồng đã ký với các hộ xã viên. HTX thành lập tổ, đội thủy nông và giao khoán cho tổ, đội này quản lý các trạm bơm của HTX, quản lý và sửa chữa kênh mương nội đồng, đưa nước đến đầu ruộng của hộ gia đình xã viên, việc đưa nước vào ruộng do từng hộ làm, theo lịch sử dụng nước chung của HTX. Hộ nông dân xã viên có trách nhiệm thanh toán chi phí dịch vụ cho HTX theo hợp đồng vào cuối vụ, cuối năm sản xuất. Mức thủy lợi phí được HTX thông báo tới hộ từ đầu vụ sản xuất, mức trung bình dịch vụ này là từ 5 – 7 kg thóc/sào/vụ tùy từng HTX.

+ Dịch vụ kỹ thuật: Cán bộ kỹ thuật của HTX kết hợp với cán bộ khuyến nông của huyện tổ chức hướng dẫn hộ xã viên về kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, chăn nuôi, phòng trừ sâu bệnh, chuyển giao những tiến bộ khoa học mới đến hộ xã viên thông qua hệ thống truyền thanh hoặc tổ chức các buổi tọa

đàm, hội thảo, tổ chức các điểm trình diễn để xã viên thấy được kết quả của tiến bộ khoa học mới, từ đó áp dụng vào sản xuất, kinh doanh.

+ Dịch vụ bảo vệ thực vật: Đây là khâu mà phổ biến do hộ nông dân tự làm, nhưng ở một số HTX thành lập các tổ chuyên bảo vệ thực vật gồm những người có chuyên môn về kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật. Nhiệm vụ của tổ là kiểm tra phát hiện sâu bệnh kịp thời để thông báo, hướng dẫn các hộ sử dụng thuốc, kỹ thuật pha, phun thuốc, hoặc tổ chức phun thuốc phòng trừ định kỳ theo yêu cầu kỹ thuật của sản xuất.

Các dịch vụ này HTX thực hiện chức năng hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, đời sống của xã viên, nhân dân; nhưng ngược lại chính là nguồn thu ổn định, mức độ rủi ro rất thấp, giúp ổn định trong hoạt động đối với HTX. Thực tế các HTX ổn định nguồn thu từ các dịch này lại có điều kiện để hỗ trợ và phát huy ở các dịch vụ đầu vào, đầu ra mang tính cạnh tranh, khoảng trên 90% thu nhập của các HTX từ nhóm dịch vụ này.

Việc tính giá thu dựa trên mặt bằng giá chung theo định mức thu đầu sào đối với dịch vụ nông nghiệp, hoặc theo KW điện đối với là dịch vụ điện hoặc theo hộ đối với dịch vụ vệ sinh môi trường. Vấn đề là các dịch vụ này không đồng nhất giữa các địa phương, một phần do điều kiện của thời tiết, địa hình, nhưng chủ yếu là phụ thuộc vào ý kiến của chính quyền ở cấp xã, chứ

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (Trang 95)