Hoạt động của các HTX phi nông nghiệp ở nông thôn Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (Trang 107)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.Hoạt động của các HTX phi nông nghiệp ở nông thôn Thanh Hóa

Hóa và các hình thức hợp tác khác

Trong lĩnh khu vực nông thôn Thanh Hóa còn có nhiều loại hình HTX khác, chủ yếu thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

Hầu hết các HTX thương mại - dịch vụ trong nông thôn Thanh Hóa sau năm 1996 đều được chuyển đổi từ các HTX mua bán. Tuy nhiên, hầu hết các HTX này khi tiến hành chuyển đổi đều có tình trạng thâm hụt vốn nghiêm trọng, cơ sở vật chất hầu như không có gì, chủ nhiệm HTX thì kiêm nhiệm một số việc mà UBND xã phân công như HTX mua bán Hoằng Thắng (huyện Hoằng Hóa), hoặc tự mua, tự bán một số hàng tại quầy của HTX, hoặc đem ra chợ bán như HTX Thọ Diên (huyện Thọ Xuân)… Một số HTX khác Đảng ủy, UBND xã còn lúng túng chưa quyết định cho chuyển đổi. Trước năm 1999, toàn tỉnh chỉ có HTX mua bán Đông Thọ (TP Thanh Hóa) là chuyển đổi được, đã tiến hành Đại hội xã viên, xây dựng Điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh, bầu ban quản trị, đăng ký kinh doanh… Trong khu vực nông thôn Thanh Hóa, hầu như tình trạng các HTX thương mại - dịch vụ vẫn giữ nguyên như cũ. Sau khi có Nghị định 16/CP của Chính phủ, việc chuyển đổi đối với các HTX thương mại - dịch vụ được thuận lợi và diễn ra nhanh chóng hơn, đến hết năm 1999 đã cơ bản hoàn thành. Riêng đối với lĩnh vực tín dụng đều gắn với các chương trình, dự án của ngân hàng nhà nước đối với quỹ tín dụng. Kết quả tính đến 1/10/2001, toàn tỉnh có 554 HTX chuyển đổi và thành lập mới, trong lĩnh vực phi nông nghiệp có 166 HTX bao gồm 43 HTX TTCN, 15 HTX xây dựng, 12 HTX giao thông vận tải, 5 HTX thương mại, 3 HTX tiêu thụ điện, 9 quỹ tín dụng nhân dân, 21 HTX khác [28;23].

Sau khi có Nghị quyết TW 5 (khóa IX) về kinh tế tập thể và Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết TW 5, nhiều HTX mới ra đời. Cụ thể như sau:

Bảng 3.5: Số lƣợng HTX phi nông nghiệp (tính đến 31/10/2004)

(đơn vị: HTX)

Loại HTX Số lƣợng Trong đó

Chuyển đổi Thành lập mới

HTX dịch vụ điện 259 1 258 HTX TTCN 47 13 34 HTX xây dựng 11 4 7 HTX vận tải 10 2 8 HTX thương mại 5 4 1 HTX tín dụng 31 - 31 HTX môi trường 3 - 3 HTX khác 2 - 2

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2005), Niên giám thống kê 2001 - 2004, Nhà xuất bản Thống kê, tr. 32

Cũng như các HTXNN, sau khi chuyển đổi và thành lập mới, các HTX phi nông nghiệp trong nông thôn Thanh Hóa có sự thay đổi về nội dung và phương thức hoạt động so với trước.

Hầu hết các HTX phi nông nghiệp đều hoạt động trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh. Trong HTX TTCN hầu hết các xã viên đều trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của HTX, đồng thời mở rộng các ngành nghề kinh doanh - dịch vụ, đa ngành, đa nghề theo phương thức sản xuất tập trung hoặc phân tán theo tổ, nhóm, hộ gia đình xã viên và các hộ làm nghề. HTX mua bán sau khi chuyển đổi thành HTX thương mại đã tổ chức

kinh doanh tổng hợp mở rộng ngành nghề như: bán buôn, bán lẻ, ăn uống… vì thế bước đầu đã có sự tăng trưởng.

Tuy các HTX có phương án sản xuất và tổ chức quản lý khác nhau nhưng có thể nêu tổng quát về mô hình có 3 loại: mô hình sản xuất kinh doanh tập trung, mô hình vừa tổ chức sản xuất kinh doanh vừa dịch vụ, mô hình dịch vụ hỗ trợ.

Mô hình sản xuất kinh doanh tập trung: HTX điều hành chung mọi hoạt động trong HTX như HTX TTCN, HTX vận tải biển, HTX thương mại. Điển hình là HTX vận tải biển Thành Đông (Sầm Sơn), HTX đánh bắt hải sản xa bờ Hạnh Phúc (huyện Hậu Lộc), Bắc Hải (Sầm Sơn), Hùng Sơn (Quảng Xương), Minh Tiến (Tĩnh Gia)…

Mô hình HTX vừa sản xuất kinh doanh vừa dịch vụ: Đã tạo được sự gắn kết giữa sản xuất với kinh doanh và dịch vụ cho hộ xã viên và cộng đồng dân cư. Loại hình này qua khảo sát được đánh giá là có hiệu quả nhất về kinh tế và giải quyết được các vấn đề xã hội. Điển hình là các HTX kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng (Thiệu Hóa), Định Tường (Yên Định), Xuân Châu (Thọ Xuân), Thọ Sơn (Triệu Sơn)…

Mô hình HTX dịch vụ hỗ trợ: Thực hiện các dịch vụ, không tổ chức sản xuất kinh doanh như các quỹ tín dụng nhân dân, dịch vụ vận tải… Tiêu biểu như HTX dịch vụ vận tải Hợp Lực, HTX Tân Thành (huyện Nga Sơn), HTX Phú Yên (huyện Thọ Xuân), HTX Tượng Văn (huyện Nông Cống), quỹ tín dụng Đông Minh (huyện Đông Sơn)…

Sau khi chuyển đổi và thành lập mới các HTX bắt đầu có lãi. Năm 2004, số HTX phi nông nghiệp hoạt động có lãi chiếm 52,53% tổng số, bình quân 1 HTX lãi 22,61 triệu đồng/năm (số HTX có lãi chủ yếu là HTX mới thành lập). Các HTX kết hợp giữa dịch vụ thiết yếu và kinh doanh tổng hợp có lãi cao như HTX Thiệu Hưng (huyện Thiệu Hóa)lãi 120 triệu đồng/năm, HTX Phú Yên (Hoằng Hóa) lãi 50 triệu đồng/tháng. Nhìn chung hoạt động dịch vụ của các HTX với giá thấp hơn so với HTX trước đây và tư thương từ 15 –

20% như dịch vụ điện sinh hoạt; có dịch vụ với giá thấp hơn 3 lần như vận chuyển mía nguyên liệu từ 9.000 – 12.000 đồng/tấn còn 3.000 – 4.000 đồng/tấn [29;45].

Về phân phối, HTX thực hiện phân phối theo điều lệ HTX quy định: Lãi được phân phối lập các quỹ HTX, phân phối theo vốn góp, mức độ sử dụng dịch vụ và đóng góp công lao động của xã viên. Song trên thực tế mới có rất ít HTX phân phối theo mức độ sử dụng dịch vụ của xã viên.

Về công nợ của HTX, sau khi chuyển đổi và thành lập mới, tình trạng công nợ vân chưa chấm dứt được. Theo số liệu của 181 HTX phi nông nghiệp được điều tra năm 2001, xã viên và những ngươi được HTX dịch vụ trên địa bàn đã nợ HTX 2.461,2 triệu đồng bằng 86,5% tổng giá trị các quỹ của HTX, và bằng 1,8 lần quỹ phát triển sản xuất kinh doanh, bằng 1,4 lần so với vốn góp của xã viên. Vốn ít, hoạt động thương mại - dịch vụ chưa mở rộng, cán bộ chủ chốt của HTX còn nhiều hạn chế, ngành nghề chưa phát triển nhất là việc tổ chức dịch vụ đầu ra tiêu thụ sản phẩm hầu hết các HTX chưa làm được cho một số HTX lâm vào tình trạng nợ nần và khó khăn trong hoạt động.

Bên cạnh hoạt động dịch vụ ở những khâu công việc chủ yếu phục vụ cho sản xuất của hộ xã viên, nhiều HTX còn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ ra nhiều lĩnh vực khác như dịch vụ tín dụng, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ hưu trí xã viên… đã đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể.

Về hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa năm 2004 đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên ở 10 huyện: Hoằng Hóa, Nông Cống, Nga Sơn, Đông Sơn, Hậu Lộc, Yên Định, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Cẩm Thủy. Kết quả như sau:

Bảng 3.6: Kết quả hoạt động kinh doanh thƣơng mại - dịch vụ của các HTX năm 2000, 2002 và 2004

Chỉ tiêu ĐVT 2000 2002 2004

Tổng doanh thu triệu đồng 59.821 79.818 85.752

Trong đó: doanh thu từ kinh doanh thương mại - dịch vụ

“ 7.520 9.664 13.750

Tổng lãi “ 2.463 3.160 3.611

Trong đó: Lãi kinh doanh thương mại - dịch vụ “ 661 719 918 Tổng lỗ “ 41 37 426 Tổng số HTX điều tra HTX 296 309 328 Số HTX có lãi HTX 135 146 175 Số HTX lỗ HTX 1 0 12

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2005), Niên giám thống kê 2001 - 2004, Nhà xuất bản Thống kê, tr. 35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua số liệu trên cho thấy, tổng doanh thu của các HTX năm sau tăng chậm hơn năm trước, năm 2002 tăng 33,4% so với năm 2000, năm 2004 chỉ tăng 7,4% so với năm 2002. Nhưng doanh thu kinh doanh thương mại - dịch vụ lại tăng nhanh, năm 2002 tăng 28% so với năm 2000, năm 2004 tăng 40.4% so với năm 2002; số HTX kinh doanh có lãi tăng từ 45,6% năm 2000 lên 47,2 năm 2002 và lên 53,3% năm 2004. Điều đó chứng tỏ mở rộng và phát triển hoạt động thương mại - dịch vụ trong các HTX (doanh thu kinh doanh thương mại - dịch vụ tăng) thì mức lãi tăng và số HTX có lãi cũng tăng lên.

Trong lĩnh vực TTCN, năm 2009 toàn tỉnh có 94 HTX TTCN, hầu hết đều ổn định sản xuất, nhất là ở vùng có nguyên liệu tập trung và chuyên sản xuất các mặt hàng như đá ốp lát, cói, đay… Một số HTX đã đầu tư thêm vốn

để mở rộng sản xuất kinh doanh như HTX TCN Đồng Thắng (Triệu Sơn) chuyên xẻ đá, Một số nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu được HTX ở các địa phương khai thác đạt kết quả như nghề làm tre ghép khảm dừa mỹ nghệ (Quảng Xương, Sầm Sơn, Yên Định), nghề làm chiếu cói xuất khẩu (Quảng Xương, Nông Cống, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa), nghề làm nứa ghép xuất khẩu (Thạch Thành, Thường Xuân, Triệu Sơn, Sầm Sơn), nghề làm đá mỹ nghệ (Đông Sơn) [66].

Tuy nhiên, các HTX TTCN vẫn còn lúng túng về phương phức kinh doanh và nội dung hoạt động, khả năng tài chính nhỏ bé, không đủ sức mở rộng ngành nghề, nhất là du nhập những ngành nghề mới phải đầu tư khoa học công nghệ mới.

Năm 2009, toàn tỉnh có 11 HTX thương mại - dịch vụ. Các HTX này đã có sự chuyển hướng tích cực trong việc mở rộng ngành nghề kinh doanh; tổ chức kinh doanh đa ngành và kinh doanh tổng hợp, đã góp phần vào việc mở rộng giao lưu hàng hóa, phục vụ xã viên và nhân dân địa phương. Trong khu vực nông thôn Thanh Hóa có 217 HTX dịch vụ nông nghiệp kiêm dịch vụ điện hoạt động trên địa bàn 456 xã. Một số HTX kinh doanh có hiệu quả đã chủ động huy động vốn cải tạo, nâng cấp lưới điện, hạ tổn thất điện năng, điển hình là HTX điện ở xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xương năm 2008 đã đầu tư 950 triệu đồng, hạ tổn thất điện xuống 12%, HTX điện Quảng Tiến (Sầm Sơn) đầu tư 850 triệu đồng, hạ tổn thất điện năng xuống 15%... Thu nhập bình quân của xã viên HTX điện tương đối cao, từ 200 – 600 nghìn đồng/tháng. Đặc biệt ở HTX Quảng Ngọc (Quảng Xương) và HTX Hải Châu, (Tĩnh Gia) xã viên có thu nhập 1 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên nguồn vốn của HTX thương mại - dịch vụ hạn chế do vốn góp của xã viên không đáng kể trong khi vay ngân hàng cần phải có tài sản thế chấp. Những người có vốn thì lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Một số HTX thương mại - dịch vụ đã chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn.

Đến năm 2009, toàn tỉnh có 49 Quỹ TDND và 23 HTX nông nghiệp làm tín dụng nội bộ. Trong số 49 Quỹ TDND cơ sở được phân bổ hoạt động rộng khắp trên địa bàn 13 huyện, thị trong tỉnh với tổng số thành viên tham gia là 50.493.

Trong quá trình hoạt động, các quỹ TDND luôn chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa phương thức hoạt động vốn nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư khu vực nông thôn. Đến 31/12/2009, tổng nguồn vốn hoạt động của các Quỹ TDND cơ sở trên địa bàn đạt 736 tỷ đồng (tăng 530 tỷ đồng so 2005). Trong đó vồn Điều lệ đạt 36,4 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 4,9% tổng nguồn vốn hoạt động), vốn huy động đạt 483 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 65,6% tổng nguồn vốn hoạt động) vốn khác đạt 45 tỷ đồng [66].

Đi đôi với công tác huy động vốn, hoạt động tín dụng luôn được các quỹ TDND quan tâm thực hiện trên cơ sở bám sát định hướng phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đa dạng hóa ngành nghề, mở rộng sản xuất - kinh doanh dịch vụ tại địa phương. Đến 31/12/2009 tổng dư nợ toàn hệ thống quỹ TDND trên địa bàn đạt 432 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 63% tổng dư nợ), dư nợ cho vay phát triển ngành công nghiệp - xây dựng - thương nghiệp - dịch vụ đạt 160 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 23,3% tổng dư nợ) dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt của thành viên đạt 79 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 11,5% tổng dư nợ)… [66]

Cùng với việc mở rộng quy mô hoạt động, các quỹ TDND đó tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc vay vốn của các thành viên, do đó tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ cho vay chỉ chiếm 0,15%.

Các lĩnh vực HTX khác như: dịch vụ điện năng, môi trường tiếp tục được duy trì, phát triển và hoạt động ngày càng có hiệu quả. Toàn tỉnh năm 2009 có 182 HTX chuyên dịch vụ điện và 217 HTX nông nghiệp kiêm dịch vụ điện, 6 HTX môi trường. Riêng lĩnh vực dịch vụ điện năng, các HTX đó đáp ứng cung cấp 50% sản lượng điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt ở các địa bàn nông thôn với chất lượng điện ngày càng được nâng lên và đảm bảo giá bán điện theo quy định của Nhà nước, kết quả sản xuất - kinh doanh đều có lời.

Sự phát triển ngày càng đa dạng theo xu hướng phát triển nông sản hàng hóa của kinh tế hộ nông dân làm cho nhu cầu hợp tác giữa các hộ nông dân ngày càng lớn. Nhiều tổ, nhóm hợp tác tiếp tục ra đời và phát triển đa dạng, đa cấp độ trong thời kỳ này. Các hình thức tổ chức hợp tác này đặc biệt phát triển mạnh ở những nơi chưa có HTX hoặc có HTX nhưng hoạt động kém, chưa đảm nhiệm được những khâu dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ nông dân. Tính đến tháng 5/2007, toàn tỉnh có 22.812 tổ hợp tác dịch vụ nông nghiệp (chiếm 87% số tổ hợp tác toàn tỉnh). Đến tháng 12/2009 toàn tỉnh có 27.737 tổ hợp tác, trong đó số tổ hợp tác thuộc lĩnh vực nông nghiệp là 22.884 (chiếm 82,5%) [66].

Từ nhu cầu phát triển kinh tế hộ và điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi địa bàn nên tổ hợp tác được thành lập với hình thức tổ chức, quy mô và nội dung hoạt động rất đa dạng và phong phú. Hoạt động của tổ hợp tác chủ yếu hướng vào mục đích giúp đỡ, tương trợ nhau trong sản xuất kinh doanh và đời sống như: trao đổi kinh nghiệm sản xuất, vay vốn, hỗ trợ nhau về giống mới, kỹ thuật mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cung cấp thông tin và tiêu thụ sản phẩm.

Kết quả điều tra của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa năm 2007 ở các xã có sản xuất nông nghiệp cho thấy trong một xã thường có các tổ, nhóm hợp tác trực tiếp giữa các hộ nông dân như sau:

Bảng 3.7: Số tổ, nhóm hợp tác trong những xã có sản xuất nông nghiệp Khâu hợp tác Số tổ, nhóm/1 xã Số thành viên/tổ, nhóm

Làm đất 7 – 10 3 – 4

Tuốt lúa 10 – 12 3 – 4

Vận chuyển 4 – 5 3 – 4

Cơ khí 3 – 4 3 – 5

Sản xuất vật liệu xây dựng 4 – 5 5 – 7

Mộc, nề 7 – 10 3 – 7

Thu mua nông sản 4 – 5 3 – 4

Nguồn: Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thanh Hóa (2007), Báo cáo tổng kết Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) về kinh tế tập thể trong nông nghiệp, ngày 11 tháng 7 năm 2007.

Bên cạnh những lĩnh vực hợp tác trên còn nhiều hình thức hợp tác đa dạng khác giữa các hộ nông dân như hợp tác trong nuôi trồng thủy sản, hợp tác trong vay vốn, hợp tác trong áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh… Nhìn chung, các tổ chức hợp tác này đều có quy mô nhỏ nhưng được tổ chức linh hoạt, năng động và đem lại hiệu quả thiết thực cho nông dân.

So với giai đoạn trước khi thực hiện Luật HTX thì các hình thức hợp tác trực tiếp giữa các hộ nông dân trong giai đoạn này có những chuyển biến đáng kể: các tổ, nhóm hợp tác xuất hiện phổ biến hơn trong nhiều lĩnh vực và có tính tổ chức cao hơn; hình thành những tổ, nhóm chuyên hoặc đa ngành; các

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (Trang 107)