Thành tựu

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (Trang 116)

7. Kết cấu của luận văn

3.4.1.Thành tựu

- Quá trình chuyển đổi và thành lập mới các HTX góp phần đổi mới cơ bản về quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn của tỉnh

Các HTX đều xác định được mục tiêu hoạt động trước hết vì yêu cầu phát triển của kinh tế hộ, HTX làm dịch vụ hỗ trợ và không coi lợi nhuận là mục tiêu cao nhất mà coi việc làm dịch vụ cho kinh tế hộ phát triển và giàu lên là mục tiêu cao nhất của HTX. Các HTX đều đổi mới về tổ chức bộ máy quản lý HTX theo hướng tinh giảm gọn nhẹ, chất lượng và đổi mới về nguyên tắc tài chính, nguyên tắc phân phối, trong đó việc góp vốn của xã viên là loại vốn đặc thù của HTX kiểu mới. Hầu hết xã viên khi tham gia HTX đều tỏ ra năng động hơn và yên tâm đầu tư cả về vốn, trí tuệ. Nhiều HTX mạnh dạn đổi mới cách làm ăn trong SXKD.

- Ở mức độ khác nhau, HTX đã làm được các dịch vụ thiết yếu mà xã viên có nhu cầu hỗ trợ.

Trong 490 HTXNN năm 2009 có 421 HTX làm dịch vụ tưới tiêu và thủy lợi nội đồng, 345 HTX làm dịch vụ bảo vệ thực vật, 118 thx làm dịch vụ thú y, 379 HTX làm dịch vụ giống cây trồng, 21 HTX làm dịch vụ giống nuôi, 295 HTX làm dịch vụ vật tư phân bón, xăng dầu, 260 HTX dịch vụ điện, 59 HTX làm dịch vụ làm đất, 244 HTX làm dịch vụ khoa học công nghệ, 28 HTX làm dịch vụ tiêu thụ nông, lâm, hải sản tập trung ở các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định, Ngọc Lặc…, 17 HTX làm dịch vụ tín dụng nội bộ, 6 HTX làm dịch vụ vận tải, 4 HTX làm dịch vụ bảo quản sản phẩm… [66]

Nhiều HTX đã tổ chức tiêu thụ sản phẩm, phát triển ngành nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho kinh tế hộ như: HTX dịch vụ nông nghiệp Định Tường, HTX chăn nuôi Định Tường, Quý Lộc (Yên Định), HTX Thiệu Hưng (Thiệu Hoá), HTX Phú Lộc (Hậu Lộc) đã tổ chức tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, tiêu thụ hạt giống lúa lai F1, lúa thuần, lúa chất lượng, lạc giống, dưa bao tử, ngô bao tử cho xã viên và nông dân.

Cùng với phong trào xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm và hộ nông dân có thu nhập 50 triệu đồng/năm, hầu hết các HTXNN là đơn vị chủ yếu tổ chức thực hiện quy hoạch, phân vùng, bố trí sản xuất thông qua hoạt động dịch vụ kỹ thuật như: hướng dẫn xã viên áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là những giống cây, con mới có giá trị kinh tế cao. HTX dịch vụ nông nghiệp định Liên (huyện Yên Định), HTX Xuân Lai (huyện Thọ Xuân) đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả cao như tăng diện tích lúa lai, đưa cây đậu tương vào sản xuất trong vụ đông, chuyển đổi đất để trồng dâu nuôi tằm. HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng (huyện Thiệu Hóa) dịch vụ cho 19 hộ trang trại mô hình lúa – cá - vịt, thu nhập của các hộ đạt 50 – 70 triệu đồng/năm; HTX tổ chức tập huấn, tham quan, cung ứng giống bố mẹ, thức ăn và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho 15 trang trại chăn nuôi lợn hướng nạc thông qua việc ký hợp đồng với công ty súc sản Hải Phòng. Ngoài ra HTX còn tập huấn kỹ thuật, cung ứng giống bò ZeBu, giống cỏ cho 50 hộ chăn nuôi bò hướng sữa bước đầu có hiệu quả.

HTX dịch vụ nông nghiệp Yên Bái (Thọ Xuân), HTX chăn nuôi Quý Lộc (Yên Định), HTX Thiệu Hưng (Thiệu Hoá), HTX Tân Thành (Nga Sơn) và nhiều HTX khác đã thực hiện tốt dịch vụ tín dụng nội bộ, đã thể hiện được tính tích cực của mô hình hỗ trợ vốn cho các hộ xã viên trong SXKD, đồng thời gắn vai trò trách nhiệm của Ban quản trị HTX trong hướng dẫn hộ xã viên xây dựng phương án sản xuất với hoạt động tín dụng.

- Các HTX đã bước đầu khắc phục được tình trạng thua lỗ kéo dài trước đây, một số HTX đạt mức lãi cao, có vốn để đầu tư phát triển; nhiều HTX đã tổ chức được các hoạt động dịch vụ mới, ngoài các dịch vụ truyền thống; so với năm 2002 chưa có HTX nào làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, đến năm 2009 có 49 HTX làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho hộ xã viên và hộ nông dân trên địa bàn. Năm 2009 tổng doanh thu của 498 HTXNN đạt 274 tỷ 341 triệu đồng, 340 HTX có lãi (chiếm 68,2%) với tổng số lãi là 9 tỷ 332 triệu

đồng, bình quân 1 HTX lãi 27,447 triệu đồng, 26 HTX lỗ trong SXKD (chiếm 5,2%), lỗ bình quân 1 HTX trên 8 triệu đồng; 132 HTX hoà vốn (chiếm 26,2%). Như vậy so với năm 2002 số HTX có lãi tăng lên 108 HTX (tăng 46,5%), số HTX lỗ trong SXKD giảm 21 HTX (giảm 44,6%); lãi bình quân 1 HTX tăng từ 15,188 triệu đồng năm 2002 lên 27,447 triệu đồng năm 2009 [66] Thực hiện gói kích cầu đầu tư của Chính phủ, của tỉnh và bằng nguồn vốn tích luỹ của mình, nhiều HTX đã đầu tư vốn mua máy gặt đập liên hợp, công cụ gieo xạ lúa, kiên cố hoá kênh mương, máy phun thuốc sâu, máy làm đất; điển hình như HTX Thiệu Hưng (Thiệu Hoá) đã đầu tư 1,2 tỷ đồng (trong đó nhà nước hỗ trợ 50%) xây dựng 3km đường giao thông nội động, 2km kênh mương, phát triển thêm 40 máy làm đất, doanh thu đạt 6 tỷ đồng, lãi 400 triệu đồng/năm; HTX Quỳ Chữ (Hoằng Hoá) đầu tư 585 triệu đồng xây dựng 2km đường giao thông nội đồng, mua 01 máy gặt đập liên hợp; HTX Thành Sơn (Thạch Thành) đầu tư 300 triệu đồng xây dựng xưởng sấy nông sản, giải quyết thêm việc làm cho 12 lao động; HTX dịch vụ nông nghiệp Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn) đầu tư 200 triệu đồng mua máy làm đất và xây dựng kênh mương; HTX dịch vụ nông nghiệp Phú Lộc (Hậu Lộc) đầu tư 370 triệu đồng mua máy gặt đập, máy làm đất; HTXNN Minh Thọ (Nông Cống) đầu tư 500 triệu đồng mua các loại máy phục vụ sản xuất [66].

- Nhiều HTX thực hiện tốt chức năng xã hội thông qua việc tham gia các hoạt động phát triển nông thôn

Hầu hết các HTX đều sử dụng quỹ công ích trích từ lãi kinh doanh để chi cho các hoạt động hỗ trợ các hộ xã viên có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều HTX đã có những hỗ trợ thiết thực, trực tiếp cho các hộ nghèo như cho vay lãi suất thấp, ứng trước giống, phân bón với các điều kiện ưu đãi , hỗ trợ tạo công ăn việc làm trong HTX… Những HTX khá, kinh doanh có lãi cao đều tích cực tham gia hỗ trợ cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng của cộng đồng. Các HTX Thiệu Hưng (huyện Thiệu Hóa), Định Tường, Quý Lộc (huyện Yên Định), Xuân Châu (huyện Thọ Xuân), Tân Thành (huyện Nga Sơn), Phú Lộc

(huyện Hậu Lộc)… hàng năm trích từ 6 – 10 triệu đồng để ủng hộ bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh liệt sĩ, hộ nghèo, ủng hộ xây dựng nhà văn hóa, quỹ khuyến học…

Trên cơ sở hoạt động và hiệu quả kinh tế - xã hội HTX đạt được, kết quả phân loại HTXNN như sau:

HTX khá: 145 HTX (chiếm 30,2% tổng số HTXNN), tăng 77% so với năm 2002. Những HTX này đã tổ chức được các dịch vụ thiết yếu cho phát triển kinh tế hộ như tưới tiêu, khuyến nông, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp, tín dụng nội bộ và dịch vụ điện, hướng dẫn xã viên thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất hàng hóa gắn liền với thị trường. Xây dựng và thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh có lãi, vốn quỹ HTX được bảo toàn và tăng trưởng.

HTX trung bình: 245 HTX (chiến 50%) tăng 18% so với năm 2002. Những HTX này chỉ tổ chức được một số dịch vụ như: tưới tiêu, bảo vệ thực vật, khuyến nông, điện, giống. Phương án sản xuất – dinh doanh chưa gắn với thị trường, hoạt động của HTX chủ yếu dựa vào điều kiện sẵn có, song hiệu quả chưa cao. Trong phân phối HTX mới chỉ để các quỹ, hầu hết HTX chưa thực hiện phân phối lãi theo vốn góp.

HTX yếu kém: 100 HTX (chiếm 19,8%), giảm 26% so với năm 2002. Những HTX loại này phương án sản xuất kinh doanh không rõ ràng và không có tính khả thi. Hoạt động của HTX theo mùa vụ, mới thực hiện được từ 2 – 3 khâu dịch vụ cho hộ xã viên. Vốn lưu động của HTX thấp, HTX thiếu vốn, quỹ hoạt động. Một số HTX không có tiền trả lương cán bộ [66].

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (Trang 116)