Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (Trang 70)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1.Những mặt đạt được

Đổi mới HTXNN, phát triển các hình thức kinh tế hợp tác ở nông thôn là một nội dung mới, phức tạp. Ở Thanh Hóa trong quá trình triển khai Nghị quyết 10 và Chỉ thị 15/CT-TU đã đạt được một số kết quả sau đây:

Tinh thần của Nghị quyết 10 và Chỉ thị 15/CT-TU đã được nông dân Thanh Hóa hưởng hứng nhiệt tình và triển khai với một khí thế mạnh mẽ so

với các địa phương khác trong cả nước. Tinh thần này được kế thừa từ phong trào hợp tác hóa sôi nổi thời kỳ trước.

Do phát huy được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các HTX và hộ xã viên nên nhiều HTX đã căn cứ vào điều kiện tự nhiên và kinh tế của mình chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất gắn với hạch toán kinh tế, bước đầu điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất. Một số HTX ở Đông Sơn, Nga Sơn, Hoằng Hóa… còn mạnh dạn vươn ra tỉnh ngoài tìm nơi tiêu thụ, tổ chức khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống ở địa phương như đan lát, thêu ren, dệt… giải quyết một phần công ăn việc làm cho xã viên lúc nông nhàn, tạo chuyển biến bước đầu trong việc phân công lại lao động trên địa bàn nông thôn. Những điển hình mới về tổ chức quản lý xuất hiện góp phần làm cho mô hình hợp tác tiếp tục được củng cố và đi lên theo hướng mới.

Làm trong sạch về tài chính, thu hồi được vốn cho tập thể, trả được nợ cho nhà nước, xây dựng được cơ sở hạ tầng, quản lý và sử dụng vốn tốt hơn trước đây, xã viên tin tưởng vào sự lãnh đạo của HTX.

Bộ máy quản lý HTX được giảm nhẹ, quản lý thu chi các khâu chặt chẽ hơn, do đó làm khâu nào thu khâu đó, giảm bớt sự đóng góp của xã viên.

Trong nông thôn Thanh Hóa xuất hiện nhiều loại hình HTX đa dạng phong phú từ HTX sản xuất, dịch vụ, chế biến, tiêu thụ, tín dụng trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi.

Mặc dù kết quả hoạt động của các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa so với yêu cầu phát triển sản xuất của kinh tế hộ nông dân còn đạt mức thấp, song hộ nông dân có phần nào đã giúp hộ nông dân có điều kiện phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

Bảng 2.9: Mức độ tăng trƣởng kinh tế trong thời kỳ đổi mới

Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 1988 Năm 1990 Năm 1994

Sản lượng lương thực Đàn lợn Đàn trâu Đàn bò tấn 1.000 con 1.000 con 1.000 con 750.000 632 194,3 136 820.000 659 199,5 147,4 850.000 947 218,3 187

Nguồn: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2009), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa 1975 - 2005, Nhà xuất bản Thanh Hóa, tr. 56

Có thể nói, việc đổi mới HTX trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa trong vòng 10 năm (1986 – 2006) đã đạt được kết quả khá, góp một phần vào công cuộc CNH-HĐH nông thôn.

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (Trang 70)