Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

Một phần của tài liệu GiảI pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP công thương VIệt Nam chi nhánh Hoàng Mai (Trang 45)

d. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2006

2.2.2.1.Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

Bảng 2.5. Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền

Đơn vị :T ỷ đồng

Loại tiền Giá trịNăm 2007 % Giá trịNăm 2008% Giá trịNăm 2009%

VND 650 77 857 77 1200 76

Ngoại tệ quy đổi VND 190 23 248 23 380 24

Tổng 840 100 1105 100 1580 100

Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ 2007 – 2009

Một trong những lý do mà người dân không yên tâm gửi tiền tại các ngân hàng là tâm lý e ngại sự trượt giá của bản tệ. Do đó, họ chọn cách giữ tiền hiệu quả hơn là mua vàng, bất động sản hoặc ngoại tệ mạnh. Hiểu rõ tâm lý của khách hàng và cũng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thanh toán, Chi nhánh đã liên tục triển khai các hình thức huy động, trong đó bao gồm huy động cả ngoại tệ và nội tệ.

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Trong tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được thì đồng nội tệ luôn chiếm ưu thế hơn cả, quy mô vốn huy động bằng đồng nội tệ không ngừng tăng từ 650 tỷ đồng năm 2007 lên 857 tỷ đồng năm 2008 (tăng 207 tỷ đồng hay tăng 31%), năm 2009 đạt 1200 tỷ đồng , tăng 343 tỷ đồng (tăng 40%). Tỷ trọng của VND so với tổng nguồn luôn ở mức trên 75%, cụ thể năm 2007 tỷ trọng đồng nội tệ chiếm 77%, tỷ trọng này tiếp tục tăng trong năm 2008 và 2009 tương ứng là 77% và 76%. Để thu hút được một lượng vốn nội tệ khá lớn như vậy, đặc biệt trong môi trường lãi suất cạnh tranh, các NHTM cổ phần luôn duy trì lãi suất tiền gửi

cao hơn. Chi nhánh ngân hàng đã phải nỗ lực hết mình trong việc đa dạng hoá các hình thức huy động như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng… cũng như tăng thêm tính tiện ích cho sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút thêm nữa khách hàng. Ngoài ra, Chi nhánh còn giữ mối quan hệ với các khách hàng cũ, tiếp cận, tìm kiếm thêm khách hàng mới. Do đó, mặc dù trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng nguồn vốn huy động bằng nội tệ vẫn tăng cao và tăng đều qua các năm, chiếm tỷ trọng khá ổn định, nhằm tài trợ cho các dự án bằng nội tệ.

Bên cạnh việc huy động vốn bằng đồng nội tệ, ngân hàng cũng rất quan tâm chú trọng tới việc huy động vốn bằng đồng ngoại tệ.

Tuy tỷ trọng của đồng ngoại tệ trong tổng nguồn huy động ngày càng giảm song số lượng của chúng tăng lên qua các năm, năm 2007 là 190 tỷ đồng, chiếm 23% trong tổng nguồn vốn huy động. năm 2008 đạt 248 tỷ đồng, tăng ở mức 58 tỷ đồng (tương ứng tăng 30%) so với năm 2007, tỷ trọng giảm xuống còn 23% tổng nguồn vốn huy động. Sở dĩ có sự tăng như vậy là do năm 2008 là năm ghi nhận rất nhiều biến động về kinh tế: tỷ giá đồng USD không ổn định, giảm vào tháng 2, tăng mạnh vào tháng 6 và lại giảm trong những tháng cuối năm. Đây là sự giảm sút dây truyền ảnh hưởng từ nền kinh tế Mỹ. Bên cạnh đó, giá vàng tăng cao nên người dân chu yếu đầu tư vào vàng mà bỏ qua kênh đầu tư vào ngoại tệ mạnh. Mặt khác, do tình hình lạm phát tăng cao nên các NHTM được chỉ thị không huy động ngoại tệ vào để tránh cung cấp một lượng tiền nội tệ ra ngoài thị trường gây tăng lạm phát vào những tháng cuối năm. Đến năm 2009, nguồn vốn ngoại tệ đạt 380 tỷ đồng, tăng 132 tỷ đồng (tương ứng tăng 53%) so với năm 2008, chiếm 24% trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn ngoại tệ tăng như vậy do trong năm 2008 giá ngoại tệ có biến động mạnh theo xu hướng tăng cao, nhu cầu ngoại tệ và hiện tượng đầu cơ đã đẩy giá ngoại tệ lên cao.

Tuy nhiên, với lượng ngoại tệ huy động được như vậy chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhu cầu đầu tư, thanh toán quốc tế… Ngân hàng nên có nhiều biện pháp để tích cực tăng cường huy động nguồn vốn ngoại tệ này, nhằm thu hút thêm khách hàng cũng như tăng thu từ dịch vụ này cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu GiảI pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP công thương VIệt Nam chi nhánh Hoàng Mai (Trang 45)