1 GIỚI THIỆU VỀ NHNo& PTNT THANH OAI VÀ CÁC HỘ SẢN XUẤT
1.1.6.2 Tình hình huy động vốn
Bảng 2.2 Bảng tình hình nguồn vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Oai
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tốc độ tăng trưởng(%)
2009/2008 2010/2009 Tổng vốn huy động 359173 412629 589610 14.88 42.89 Phân loại theo đối tượng
HĐV từ dân cư 127210 137108 158865 7.78 15.87 HĐV từ tổ chức kinh tế 231963 275521 430745 18.78 56.34
Phân loại theo thời gian
Tiền gửi không kì hạn 90969 101670 74126 11.76 -27.09 Tiền gửi kì han < 12 tháng 5965 6769 9870 13.48 45.81 Tiền gửi kì han từ12 tháng trở
lên 236756 304190 505614 28.48 66.22
Phân loại theo loại tiền huy động
HĐV bằng VNĐ 333330 382179 565014 14.65 47.84 HĐV bằng ngoại tệ 25483 30450 24596 19.49 -19.22
(Nguồn : Báo cáo Kết quả kinh doanh năm 2008-2010)
Từ bảng phân tích trên,chúng ta có thể thấy nguồn vốn huy động được của chi nhánh tăng nhanh qua các năm. Cụ thể, từ năm 2008 đến năm 2009 nguồn vốn huy động đã tăng từ 359173 triệu đồng lên 412629 triệu đồng. Như vậy năm 2009 nguồn vốn đã tăng 53456 triệu đồng,tương đương với mức tăng 14,88% so với năm 2008. Tuy nhiên,chúng ta có thể thấy sự tăng trưởng đột biến hơn nữa trong năm 2010. Năm 2010 nguồn vốn huy động đã gia tăng nhanh chóng,từ năm 2009 với 412629 triệu đồng tăng lên đến 589610 triệu đồng,tăng đến 42,89 % so với năm 2009. Tại sao lại có sự bất thường như vậy? Chúng ta có thể thấy rằng năm 2009 là năm bản lề đánh dấu sự hồi phục của nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn thế giới 2008. Do đó nên kinh tế chỉ có thể tiến đi những bước đi chậm chạp. Sang đến năm 2010,nền kinh tế của chúng ta nói chung và tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói riêng có nhiều khởi sắc.
Cụ thể đi vào từng cách thức phân loại nguồn vốn huy động. Thứ nhất là phân loại theo đối tượng.
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008-2010
Nguồn vốn của Chi nhánh được huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Nhìn chung nguồn vốn huy động từ 2 đối tượng này cũng tăng theo các năm. Nguồn vốn có được từ dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm nhỏ lẻ. Bản thân Ngân hàng đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời ở địa phương nên được sự tin tưởng của mọi tầng lớp dân cư. Bên cạnh đó,trên địa bàn huyện là nơi tập trung nhiều nhất các làng nghề đang rất có tiềm năng phát triển. Do đó mà nguồn vốn huy động được từ dân cư của Ngân hàng không lớn nhưng luôn có sự tăng trưởng thường xuyên và ổn định. Ngược lại trong năm 2010 nguồn vốn huy động được từ các tổ chức doanh nghiệp lại tăng nhanh từ 275.521 triệu đồng năm 2009 lên đến 430.745 triệu đồng năm 2010 tăng 56,34%. Trong khi đó năm 2009 nguồn huy động từ đây chỉ tăng 18,78%. Qua đây có thể thấy nguồn huy động từ các tổ chức doanh nghiệp là rất lớn nhưng thiếu tính ổn định phụ thuộc rất lớn vào chu kì kinh tế.
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008-2010
Phân theo kì hạn nguồn vốn huy động được chia làm tiền gửi không kì hạn,tiền gửi kì hạn dưới 12 tháng và tiền gửi có kì hạn từ 12 tháng trở lên. Từ bảng trên có thể thấy các kì hạn có sự tăng giảm không cùng nhau. Trong khi tiền gửi có kì hạn có sự tăng trưởng thì tiền gửi không kì hạn lại có sự giảm đáng kể. Nguyên nhân có thể giải thích bằng việc năm 2010 nhà nước tiến hành giải ngân đền bù giải phóng mặt bằng cho các khu công nghiệp trên địa bàn huyện. Do đó đã có một nguồn vốn tương đối lớn đổ vào trong dân cư. Dân cư lại mang tiền đó đến gửi Ngân hàng theo kì hạn dài để tạo thêm thu nhập bằng việc hưởng lãi suất cao hơn. Bên cạnh đó, NHNo&PTNT Việt Nam được sự ủy thác vốn lớn từ chính phủ để thực hiện giải ngân cho nhiều dự án trọng điểm của cả nước nên nguồn vốn dài hạn chiếm tỉ trọng lớn. Đây cũng là một ưu thế lớn của ngân hàng so với các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần khác trong tình hình nguồn vốn đang khan hiếm hiện nay.
Theo loại tiền huy động, ở đây chỉ xét tổng quát đối với ngoại tệ nói chung và Việt Nam Đồng. Từ bảng số liệu, ta thấy có sự tăng giảm ngược chiều. Trong khi nguồn vốn huy động bằng nội tệ tăng nhanh từ mức tăng 14,65% năm 2009 lên 47,84% năm 2010 thì nguồn vốn ngoại tệ tăng 19.49% năm 2009 nhưng lại giảm 19,22% năm 2010. Như vậy có thể thấy sự khan hiếm của đồng ngoại tệ. Việc này
hoàn toàn phù hợp với thực tại tình hình kinh tế trong nước. Năm 2010,chúng ta gặp vấn đề rất lớn trong việc đảm bảo nguồn ngoại tệ để thanh toán nhập khẩu và thực hiện trao đổi thương mại,cán cân thanh toán quốc tế liên tục âm trong những tháng cuối năm. Trong khi đó nguồn vốn nội tệ lại gia tăng mạnh. Nguyên nhân là trong giai đoạn này đang có hiện tượng lạm phát vì vậy với chính sách giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông của Chính Phủ thì các ngân hàng đã đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi VND lên cao, do vậy lượng tiền huy động được từ VND tăng cao qua các năm.