Các giải pháp, kiến nghị mang tính lâu dài.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thực hiện công việc của cán bộ, nhân viên tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Xuyên (Trang 54)

- Về chất lượng lao động.

NAM – CHI NHÁNH BÌNH XUYÊN 3.1 Hướng phát triển của chi nhánh trong thời gian tới.

3.2.2. Các giải pháp, kiến nghị mang tính lâu dài.

Để có được một hệ thống đánh giá hoàn chỉnh em xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc trong chi nhánh như sau:

Hoàn thiện cơ chế tiền lương: Đối với bất kỳ một tổ chức thì tiền lương có vai trò quan trọng tác động trực tiếp đến kết quả thực hiện công việc của

người lao động. Vì vậy, việc trả lương sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động quản trị nhân lực trong đó phải kể đến công tác đánh giá sự thực hiện công việc của người lao động. Do đó, việc hoàn thiện cơ chế trả lương là cách làm hiệu quả nhất để nâng cao sự thực hiện công việc, giúp người lao động làm việc hăng say hơn, tạo cho người lao động có tư tưởng đào tạo để nâng cao nghiệp vụ, tích lũy thêm kinh nghiệm để thực hiện công việc với kết quả cao.

Việc hoàn thiện cơ chế trả lương là phải tạo ra cơ chế trả lương có khả năng thúc đẩy người lao động làm việc hăng say, kết quả thực hiện công việc ngày một tốt hơn, tạo điều kiện cho người lao động sẵn sàng tham gia vào các khóa đào tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Chi nhánh cần triển khai để xây dựng cơ chế tiền lương theo hình thức khoán, cơ chế này tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa kết quả thực hiện công việc với tiền lương mà họ nhận được, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày một phát triển.

Tạo ra cơ hội nâng lương cho người lao động để họ có thể đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp cho người lao động có thể tập trung toàn bộ thể lực và trí lực vào thực hiện công việc trong chi nhánh.

Ngoài ra chi nhánh cần phải chú ý để cải thiện mức lương cho nhân viên trong cơ quan nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho cán bộ, đồng thời họ cảm nhận được giá trị của bản thân họ

Xây dựng môi trường làm việc sôi nổi, có sự thi đua với nhau trong một tập thể, phát động các phong trào thi đua trong tổ chức để thu hút người lao động tham gia tích cực vào các hoạt động đánh giá, cụ thể như:

Hình thành ý thức nghiêm túc chấp hành các quy định về công tác đánh giá trong thực hiện công việc của cán bộ, nhân viên trong chi nhánh. Nâng cao

nhận thức của ban lãnh đạo cơ quan cũng như mọi nhân viên trong toàn chi nhánh để họ cảm thấy thoải mái hơn khi người quản lý đánh giá và họ có thể đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác đánh giá nhằm hoàn thiện mục tiêu của công tác đánh giá là cải thiện kết quả làm việc và hướng tới mục tiêu của tổ chức.

Xây dựng không khí đánh giá sôi nổi, nhiệt tình, trung thực, thể hiện đúng tầm quan trọng của nó, thu hút người lao động tham gia nhiệt tình vào công tác đánh giá thực hiện công việc chứ không phải như một nghĩa vụ, một hoạt động mang nặng tính hình thức.

Xây dựng và hoàn thiện bản yêu cầu thực hiện công việc cho người lao động đối với mỗi chức danh để giúp cho người lao động nắm rõ được mục tiêu công việc và các yêu cầu khi thực hiện công việc cả về mặt số lượng và chất lượng, giúp cho người lao động có thể chủ động hơn trong thực hiện công việc của mình. Đồng thời bản yêu cầu thực hiện công việc chính là cơ sở để người quản lý có thể xác định mức độ hoàn thành công việc một cách có căn cứ khoa học.

Đối với bản tiêu chuẩn thực hiện công việc phải thể hiện cho người lao động nắm rõ được mức độ hoàn thành công việc. Ngoài ra các tiêu chuẩn thực hiện công việc phải được lượng hóa một cách rõ ràng để họ xác định rõ được mức độ hoàn thành công việc. Do đó phải có quy định rõ ràng về các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng phải phù hợp với nhiệm vụ và trách nhiệm của từng vị trí công việc.

Đồng thời mỗi cán bộ trong toàn thể chi nhánh phải cố gắng phát triển văn hóa doanh nghiệp, bởi với một tổ chức khi văn hóa doanh nghiệp được đẩy mạnh tạo ra một bầu không khí làm việc cho nhân viên từ đó nâng cao hiệu quả làm việc cho mỗi cá nhân góp phần vào sự phát triển của toàn chi nhánh.

Cần áp dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc vào các hoạt động quản trị nhân lực để có thể ra các quyết định nhân sự đúng đắn và phục vụ được mục tiêu của tổ chức.

Ngân hàng cần có những định hướng và chính sách, kế hoạch cụ thể làm cho cơ chế quản lý thông thoáng hơn, linh động, tạo ra sự độc lập cho chi nhánh và thành viên nói chung.

Kêu gọi người lao động tham gia vào việc xây dựng hệ thống đánh giá để nâng cao chất lượng của công tác đánh giá. Người lao động là người trực tiếp thực hiện công việc nên họ sẽ am hiểu về công việc mà bản thân họ thực hiện nên khi họ được tham gia vào xây dựng hệ thống đánh giá sẽ thiết lập được các tiêu chí đánh giá một cách chi tiết và đầy đủ, đồng thời giúp cho họ giảm nhẹ được gánh nặng công việc cho cán bộ

KẾT LUẬN

Có thể nói, công tác đánh giá sự thực hiện công việc của cán bộ đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chức ngày càng trở nên quan trọng. Nó góp phần nâng cao năng suất lao động cho người lao động và hơn hết là nâng cao năng suất lao đông chung cho tổ chức, cải thiện kết quả kinh doanh và mang lại nhiều lợi nhuận cho tổ chức.

Hơn nữa, trong những năm gần đây hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Xuyên đang trên đường phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tích đáng kể, đặc biệt là có đội ngũ cán bộ nhân viên trong chi nhánh có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Và để nâng cao hơn nữa về mặt chất lượng của nhân viên thì chi nhánh hiện nay đang chú trọng

đến các chính sách nhân sự, đặc biệt là công tác đánh giá sự thực hiện công việc của nhân viên vì chỉ có kết quả đánh giá sự thực hiện công việc của nhân viên mới thấy rõ được trình độ và kỹ năng làm việc của người lao động như thế nào. Trong thời gian tới, chi nhánh cần có những giải pháp để khắc phục những hạn chế làm ảnh hưởng đến công tác đánh giá sự thực hiện công việc nhằm phát huy hiệu quả của công tác đánh giá, thể hiện đúng vai trò và lợi ích to lớn của đánh giá thực hiện công việc đối với hoạt động quản trị nhân lực nói riêng và sự phát triển của toàn chi nhánh nói chung.

Trong khoảng thời gian thực tập không nhiều, vốn kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em mong muốn được tiếp thu và cảm ơn ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và cán bộ phòng Tổ chức – Hành chính Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Xuyên để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thực hiện công việc của cán bộ, nhân viên tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Xuyên (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w